QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ VÀ TẠI SAO CHÚNG TA CẦN ĐẾN NÓ?



  • Nếu không có ai chăm lo cho bộ máy của chuỗi cung ứng, thì nó có thể bị hỏng bất cứ lúc nào. Để minh họa cho điều này, hãy cùng lấy một viễn cảnh đơn giản.

    Giả sử bạn là một thợ làm bánh, cung cấp chỉ mộ loại bánh mì cho các hộ gia đình trong thị trấn của bạn. Để làm nên bánh mì, bạn cần nguyên vật liệu thô. Bây giờ bạn chỉ cần quan tâm đến một nguyên liệu chính đơn giản nhất – Đó chính là bột mì. Ngay khi bột mì được giao ngay tại quán, nó đã được qua tay ít nhất là 1-2 nhà cung cấp. Bởi vì ngũ cốc được những người nông dân trồng để thu hoạch rồi sau đó gửi đến cho nhà máy chễ xuất để tạo ra một mì tạo nên nguyên liệu đầu vào cho tiệm bánh của bạn.

    Bạn cũng có đầu ra trong chuỗi cung ứng chính là bánh mì của bạn. Sau khi được nướng thì bánh mì của bạn sẽ được giao đến cho khách hàng.

    Bởi vì bạn trực tiếp giao hàng đến cho từng nhà, vì vậy chuỗi cung ứng tới tay khách hàng cũng khá đơn giản. Bạn sử dụng xe tải của tiệm bánh để di chuyển những ổ bánh mì ngay khi số lượng nướng đủ chất đầy xe. Nhưng nếu bạn không giao trực tiếp đến cho khách hàng mà thuê thêm một bên vận chuyển thứ ba thì mọi thứ sẽ bắt đầu phức tạp lên. Thậm chí đối với chuỗi cung ứng bên trong cũng phức tạp không kém, bởi chúng ta chỉ đang xét đến một thành phần là bánh mì và thực tế thì ngoài bột mì ra còn có nhiều nguyên liệu khác.

    Dù có phức tạp hay không, dòng chảy của nguyên liệu đầu vào hay sản phẩm đầu ra sẽ không thể hoàn thành được nếu không có Quản trị chuỗi cung ứng.

    Sẽ có một số mắt xích trong chuỗi cung ứng sẽ không nằm trong quyền kiểm soát của bạn, ví dụ như việc vận chuyển ngũ cốc từ nông trại đến nhà máy chế biến hoặc vận chuyển bánh mì từ tiệm bánh đến người tiêu dùng (nếu bạn Outsource). Song song đó, bạn chắc chắn phải quản lý những khía cạnh nằm trong quyền chọn lựa của bạn, ví dụ khi bạn quyết định xem cần phải mua bao nhiêu một mì và khi nào cần phải mua nó. Đó chính là tầm quan trọng của Quản lý chuỗi cung ứng.

    Chuỗi cung ứng không thể nào tự vận hành.

    Quản trị chuỗi cung ứng chính là lên kế hoạch và sắp xếp tất cả các sự kiện có thể diễn ra để nguyên vật liệu, thông tin và dòng chảy của tiền được lưu thông trôi chảy trong chuỗi cung ứng.

    Nếu bạn chính là chủ tiệm bánh đó, dù bạn chỉ cung cấp một loại bánh mì cho người dân trong thị trấn thì bạn cũng phải làm đầy đủ các bước trong chuỗi cung ứng ví dụ như qui trình sản xuất bánh mì và vận chuyển đến cửa người dân cũng như những khâu trong chuỗi mà bạn phải outsources.

    Quản lý chuỗi cung ứng

    Những chiến lược chuỗi cung ứng trong công ty cần phải có những nhà quản lý chuỗi cung ứng và các bộ phận liên quan (sales, purchasing, inventory, operation) và cả Finance để cân đo đong đếm tối ưu hóa cho toàn bộ chuỗi cung ứng chứ không riêng gì từng bộ phận. Đây gọi là S&OP (supply chain & Operation) – Ad sẽ đề cập với các bạn về chủ đề này trong thời gian tới.

    Trong thực tế, supply chain management khá phức tạp (như ví dụ về bánh mì ở trên) và yêu cầu sự hợp tác và gắn kết giữa các công ty và đối tác cùng làm việc trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả khách hàng và nhà cung cấp. Và cuối cùng, đôi lúc bạn còn cần có những công cụ, phần mềm hỗ trợ quản lý Chuỗi như những phần mềm quản lý hàng tồn kho hay nhà máy…