LIỆU BLOCKCHAIN CÓ THỂ CÁCH MẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG?



  • Tuần qua, giải pháp Blockchain được thiết kế bởi hai nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực chuỗi cung ứng: Maersk và IBM vừa được ra đời.

    Với mục đích liên kết các nhà quản lý chuỗi cung ứng, các nhà giao nhận, các hãng vận tải biển, các cảng và cơ quan Hải quan, Blockchain hỗ trợ tích cực công tác quản lý và theo dõi đường đi của hàng chục triệu container trên toàn thế giới. Bằng cách số hóa quy trình chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối, tính minh bạch và độ an toàn của các luồng thông tin giữa các đối tác thương mại được nâng cao.

    Maersk cho biết, giải pháp này có khả năng tiết kiệm hàng tỷ đô la cho các ngành công nghiệp.

    Theo Ibrahim Gokcen, giám đốc kỹ thuật số của Maersk: "Chúng tôi hy vọng điều này không chỉ làm giảm chi phí cho người tiêu dùng, mà còn tạo cơ hội lớn cho các nước đang phát triển tiếp cận với sân chơi thương mại toàn cầu.”

    Sơ lược về Blockchain?

    Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Vì vậy, Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu, do đó, thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong hệ thống. Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

    Đâu là chức năng của Blockchain trong chuỗi cung ứng?

    Bridget van Kralingen, phó chủ tịch cao cấp của Industry Platforms, IBM tin rằng sự hợp tác với Maersk mang lại nhiều triển vọng lớn.

    Trong cuộc phỏng vấn với Supply Chain Management Review, Kralingen cho rằng công nghệ blockchain có thể tiết kiệm được khoảng chi phí khổng lồ nếu chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vận tải biển.

    Vậy chức năng của Blockchain khi áp dụng vào một chuỗi cung ứng là gì?

    Giải pháp công nghệ cho phép trao đổi các sự kiện và thông tin xuyên suốt trong chuỗi cung ứng theo thời gian thực nhờ phương thức số hóa, hoặc luồng dữ liệu được kết nối với tất cả người thành viên khi tham gia cùng một “hệ sinh thái” chuỗi cung ứng.

    Các thành viên, bộ phận liên quan đến chuỗi cung ứng có thể theo dõi tiến độ của hàng hoá thông qua và nắm bắt vị trí của container khi quá cảnh. Blockchain còn cho phép kiểm tra tình trạng của các văn bản hải quan, vận đơn và các loại dữ liệu khác.
    Tăng cường khả năng hiển thị chi tiết theo thời gian thực về vị trí và tình trạng của container.
    Không một cá nhân nào có thể sửa đổi, xóa hoặc thậm chí kết nối bất kỳ thông tin mà không có sự nhất trí của những thành viên khác trong cùng một hệ thống.
    Ngăn ngừa rủi ro từ việc gian lận và sai sót; giảm thời gian kiểm tra các sản phẩm trong quá trình vận chuyển và quá cảnh; cải thiện chất lượng trong quản lý hàng tồn kho; cắt giảm chi phí và sản phẩm dư thừa.
    Blockchain có thật sự là cuộc cách mạng trong quản lý chuỗi cung ứng?

    Steve Banker, người đứng đầu nhóm tư vấn Supply Chain & Logistics tại ARC cho biết trong một bài báo cho tạp chí Forbes "blockchain đó là một công nghệ thú vị, nhưng đây lại là “thành viên” ít “trưởng thành” nhất trong các hệ thống công nghệ mặc dù blockchain có lợi thế lớn về mặt an ninh mạng."

    Mặt khác, blockchain là một loại công nghệ back-end (giai đoạn kết thúc việc xử lý dữ liệu) nên ông cho rằng các công ty không nhất thiết chủ động đầu tư vào một hệ thống của blockchain.

    Theo Banker, "Khi phát triển hơn, người ta thậm chí sẽ không sử dụng thuật ngữ ‘blockchain’ cho công nghệ này, tương tự như việc thuật ngữ TCP / IP không còn được dùng khi nói về việc sử dụng Internet.

    Hơn nữa, Kasey Panetta, giám đốc thương hiệu của Gartner, đồng ý rằng 90% các dự án blockchain của Gartner được đưa ra hồi năm ngoái sẽ thất bại trong những tháng tới. "Rõ ràng, thế hệ công nghệ blockchain trong tương lai và hiện nay còn gặp nhiều hạn chế và không đáp ứng yêu cầu của quy trình phân phối toàn cầu trong một nền kinh tế số hóa.”

    Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng khả năng kiểm soát và phát hiện những rủi ro theo thời gian thực của blockchain thật sự ngăn ngừa các nguy cơ về gian lận hay lỗ hổng an ninh trong suốt một chuỗi cung ứng.

    Cuối cùng, để tối đa hóa và hài hóa các chức năng của blockchain, các doanh nghiệp cần xây dựng một mô hình “đáng tin nhất" cho toàn bộ hệ thống trước khi các nền tảng công nghệ hiện tại thực sự được hoàn thiện chỉnh chu nhất.

    Nguồn: Patrick Burnson – supplychain247.com -Thông tin về Blockchain: Bách khoa toàn thư mở