THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP ĐIỆN TỪ



  • THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP ĐIỆN TỪ

    Bếp là một trong những mặt hàng thiết yếu trong gia đình mà hầu như gia đình nào cũng cần sử dụng. Bếp điện từ là một trong những sản phẩm cải tiến của bếp gas thông thường. Bếp điện từ sử dụng dòng điện từ để tạo ra từ trường, chuyển năng lượng điện bằng cách kích hoạt cuộn dây đồng vào dụng cụ có đáy bằng kim loại có sắt nhiễm từ. Điều này khiến bếp điện từ có cấu trúc khác biệt hơn so với bếp thông thường.

    Vậy, với mặt hàng bếp điện từ, những thủ tục nhập khẩu nào là cần thiết để có thể thông quan hàng một cách dễ dàng?

    Để có thể nhập mặt hàng bếp điện từ vào Việt Nam, mặt hàng này phải là hàng mới 100% và có nguồn gốc rõ ràng. Thị trường cung cấp mặt hàng này chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore,…

    Mặt hàng bếp điện từ không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp có thể làm thủ tục hải quan như các hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, trước khi tung mặt hàng này ra thị trường, doanh nghiệp cần làm công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng cho mặt hàng này.

    Cơ sở pháp lý

    Theo quy định tại Điểm 15 Phần 8 Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ thì Bếp điện thuộc danh mục nêu trên. Theo đó, với Bếp điện:

    – Căn cứ kiểm tra: Thực hiện theo tiểu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-14:2001

    – Cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức việc kiểm tra chất lượng: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

    – Tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 1, 2, 3- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ chức kỹ thuật khác được tiếp tục chỉ định theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, hàng hóa doanh nghiệp dự kiến nhập khẩu, ngoài thủ tục hải quan theo quy định hiện hành phải thực hiện quy định về kiểm tra về chất lượng theo quy định nêu trên.

    Về mã HS – Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ

    Để xác định mã HS chi tiết theo đúng quy định phù hợp với thực tế hàng hóa, bạn đọc phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
    Theo quy định tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính, mặt hàng bếp điện từ mà công ty bạn đọc nhập khẩu nếu là dụng cụ nhiệt điện dùng trong gia đình, sẽ được phân vào Chương 85, Nhóm 85.16, phân nhóm 8516.60. “- Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đung dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng:”, mã HS 8516.60.90.
    Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu – Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ

    Bạn tham khảo các quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
    Về giấy tờ cụ thể liên quan khi nhập khẩu mặt hàng bếp điện từ: bếp điện từ là thiết bị điện, điện tử nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, khi nhập khẩu mặt hàng này, công ty bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
    Về thuế nhập khẩu – Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ

    Tùy theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, bạn đọc có thể áp dụng các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với từng nước, vùng lãnh thổ trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
    Theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính, mặt hàng có mã HS 8516.60.90 có thuế suất nhập khẩu năm 2013 là 20%.
    Chứng từ cần thiết để khai báo hải quan hàng nhập khẩu cho mặt hàng bếp điện từ:

    • Commercial Invoice (Hóa đơn Thương mại)

    • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

    • Bill of Lading (Vận đơn đường biển hoặc Vận đơn đường hàng không)

    • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)

    • Sales Contract (Hợp đồng Thương mại – Nếu cần thiết cho việc thanh toán quốc tế)

    • Các chứng từ khác – Nếu có: Catalogue,…

    Thủ tục công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng mặt hàng bếp điện từ:

    Do đây là mặt hàng cần kiểm tra chuyên ngành trước khi tung ra thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện hợp quy và kiểm tra chất lượng thông qua các bên thứ ba như: Vietnamcontrol, Vinacontrol,… Thủ tục như sau:

    • Chuẩn bị bộ chứng từ như Giấy đăng ký công bố và kiểm nghiệm hợp quy, Invoice, Packing List, Bill,…

    • Nộp chứng từ lên hệ thống Cổng thông tin một cửa Quốc gia.

    • Hàng sẽ được đăng ký Giải phóng hàng khi khai báo hải quan. Khi thông quan sẽ được phép mang hàng về kho

    • Bên thứ ba sẽ tiếp nhận mẫu, đối với doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu, mẫu sẽ được giữ lại kiểm tra, phá hủy mẫu hoặc doanh nghiệp có thể nhận lại mẫu, tuy nhiên hàng không thể sử dụng được nữa. Đối với những lần nhập kế tiếp, chỉ kiểm tra một vài tiêu chí trên hàng. Sau đó trả hàng nguyên vẹn cho doanh nghiệp.

    • Thời gian kiểm tra mẫu là từ 7 – 10 ngày. Sau đó ra chứng thư cho doanh nghiệp. Khi tiếp nhận chứng thư, doanh nghiệp có thể bán hàng ra thị trường.

    Quy trình thực hiện làm thủ tục nhập khẩu:
    Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu lò vi sóng, doanh nghiệp cần thực hiện các bước:

    Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng:

    Đăng ký trên hệ thống 1 cửa quốc gia
    Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.
    Liên hệ Goldtrans để được tư vấn chi tiết về quy trình và hồ sơ cần chuẩn bị.
    Bước 2– Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan.

    Up bộ hồ sơ hải quan kèm đăng ký kiểm tra chất lượng lên V5.
    Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy:

    Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.
    Liên hệ Goldtrans để được hỗ trợ tất cả các thủ tục
    Lưu ý: Chứng nhận hợp quy bếp điện từ có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này.

    Bước 4– Công bố hợp quy bếp điện từ

    Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia
    Chi tiết hồ sơ yêu cầu xin vui lòng liên hệ Goldtrans để được tư vấn
    Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường



  • https://qalogistics.vn/thu-tuc-nhap-khau-bep-dien-tu/
    #qalogistics
    #thutuchaiquan #nhapkhauhanghoa #chinhsachmathang