Phân biệt Bill of lading và Seaway bill



  • Khác nhau giữa Seaway bill và B/L thì rất nhiều, bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn, trong các giáo trình về vận tải biển, trên các diễn đàn... Tuy nhiên, qua các công việc cụ thể thì tôi thấy sự khác biệt rõ rệt thế này:

    1. Seaway bill: chủ yếu được sử dụng trong trường hợp khi người mua và người bán hàng có mối quan hệ rất tốt (công ty mẹ - công ty con, có hợp đồng mua bán hàng lâu dài,...) vì trong trường hợp lô hàng được sử dụng seaway bill thì người nhận hàng chỉ cần xuất trình bản copy seaway bill cũng có thể nhận được hàng mà không cần phải xuất trình bản gốc như đối với trường hợp lô hàng dùng B/L.
      Điều này sẽ rất rủi ro cho người bán hàng nếu như sử dụng seaway bill khi bán hàng cho 1 khách hàng mới. Đó là một sự khác biệt lớn.

    2. Sự tiện lợi khi sử dụng seaway bill trong vận tải cũng giảm được chi phí cho các bên: phí surrenderred B/L, telex release, chi phí gửi chứng từ (B/L gốc) cho người mua hàng,...

    3. Tuy nhiên, khi lô hàng sử dụng seaway bill sẽ có những bất lợi trong việc kinh doanh như sau:

    Không thể chuyển nhượng lô hàng theo hình thức ký hậu chuyển nhượng (B/L endosement)
    Bank thường không chấp nhận seaway bill đối với các lô hàng mua bán theo phương thức mở thư tín dụng (L/C).



  • Quy định về vận đơn đường biển điện tử – E bill
    Vận đơn điện tử là gì: Khi sử dụng vận đơn truyền thống thường có những nhược điểm như: Lưu chuyển chậm và khó lưu trữ gây ảnh hưởng đến việc kéo dài ngày nghỉ cuối tuần và giảm giờ làm tại các công sở. Thêm vào đó, việc soạn thảo vận đơn rất tốn kém và việc vận chuyển vận đơn cũng đắt chẳng vậy. Tàu thương mại ngày càng đi nhanh so với cách chuyển thư truyền thống, người ta thường xuyên phải nhờ đến dịch vụ chuyển phát nhanh, phải thêm chi phí cho thư bảo đảm, phải sao chép thư. Vì những nhược điểm trên, Vận đơn Điện tử được ra đời. Vận đơn này được tạo ra nhằm để thay thế vận đơn truyền thống được in trên giấy.
    Vì vậy, Vận đơn điện tử điện tử là một thông điệp điện tử, có nội dung và cấu trúc thống nhất, được chuyển từ nơi này đến nơi khác bởi các phương tiện điện tử (không có sự tham gia của các phương tiện truyền dữ liệu cơ học).
    Tuy nhiên, Hiện tại, không có công ước vận chuyển hàng hóa quốc tế áp dụng cho e-Bill, do đó các bên sẽ phải tham chiếu, kết hợp với các quy định khác nhau theo thỏa thuận của hợp đồng nếu họ muốn áp dụng. Quy tắc Rotterdam, mặc dù chưa có hiệu lực, nhưng đã đưa ra giá trị như nhau giữa tài liệu giấy truyền thống và điện tử, đó là chứng từ vận chuyển điện tử.


Hãy đăng nhập để trả lời