Logic về "rủi ro" trong Incoterm 2010 mà bạn cần biết



  • Incoterm 2010 là một bộ tiêu chuẩn thương mại nhằm thiết kế nhằm hỗ trợ vận tải và buôn bán hàng hóa. Mỗi tiêu chuẩn Incoterm bao gồm
    Nghĩa vụ của mỗi bên
    "Điểm chuyển giao rủi ro" (place of delivery) trong suốt hành trình chuyển hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua.
    Ví dụ: một mặt hàng được vận chuyển theo điều kiện giá CIP (Carriage and Insurance Paid to) đến Hong Kong Terminal 3. Hong Kong Terminal là cảng đích theo thỏa thuận giữa người bán và người vận chuyển, được gọi là place of destination. Mặc dù vậy thì Hong Kong Terminal 3 chưa chắc là “điểm chuyển giao rủi ro” (place of delivery) giữa người bán và người mua mà nó có thể là các cảng trung gian, trụ sở của người bán hoặc một trung tâm logistics nào đó (cần phải hiểu rằng khi người bán trao hàng hóa cho người vận chuyển một cách an toàn thì người bán không chịu rủi ro về hàng hóa nữa, thay vào đó rủi ro về hàng hóa chuyển sang người mua). Trong trường hợp này, người mua và người bán cần xác định được đâu là “place of delivery”. Thông thường hai bên thống nhất hai địa chỉ place of destination và place of delivery là một.

    Ta có thể phân loại 11 điều luật về giá của Incoterm 2010 theo điểm chuyển giao rủi ro thành 4 nhóm như sau:
    EXW (ExWork): Người mua chịu trách nhiệm hoàn toàn trong toàn bộ quá trình vận chuyển.
    FAS, FOB, FCA: Người bán chịu trách nhiệm quá trình vận chuyển chính
    DAT, DAP, DDP: Người mua chịu trách nhiệm quá trình vận chuyển chính, rủi ro được chuyển giao sau quá trình vận chuyển chính
    CFR, CIF, CPT, CIP: Người mua chịu trách nhiệm quá trình vận chuyển chính, rủi ro được chuyển giao trước quá trình vận chuyển chính
    Áp dụng vào ví dụ trên, ta thấy rằng người bán sẽ chịu cước phí từ Hong Kong Terminal 3 đến khi hàng hóa được vận chuyển đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, rủi ro đã được chuyển từ người bán sang người mua từ khi hàng hóa cập cảng Hong Kong 3 hoặc trước đó.


Hãy đăng nhập để trả lời