ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THEO ĐIỀU KIỆN CIF (CFR) VỚI FOB (FCA)



  • Như chúng ta đều biết sự khác nhau giữa hai điều kiện này (theo Incoterm) là về quyền book tàu, người trả cước phí vận chuyển, người mua bảo hiểm. Thế còn điểm giống nhau giữa nhập khẩu hàng hoá theo điều kiện CIF (CFR) với FOB (FCA) là gì?

    Có 1 điểm giống nhau giữa hai điều kiện này rất quan trọng và quyết định việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại mà không phải ai cũng biết, hoặc thường bị hiểu nhầm, đó là thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hoá từ người bán sang người mua.

    Theo Incoterm, thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hoá từ người bán sang người mua của 2 loại điều kiện này (CIF/CFR – FOB/FCA) là khi hàng hoá qua lan can tàu (CIF, CFR, FOB) hoặc hàng hoá đã được giao cho nhà vận chuyển (CIF, CFR, FCA).
    Có nghĩa là nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF/CFR thì người bán hết trách nhiệm với hàng hoá ngay khi hàng hoá qua lan can tàu hoặc được giao cho nhà vận chuyển, mặc dù họ book tàu, trả cước phí vận chuyển về tới cảng đích và mua bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

    Nếu trong quá trình chuyên chở có xảy ra rủi ro cho hàng hoá thì người mua là người chịu trách nhiệm và đứng ra giải quyết với các bên liên quan như nhà vận chuyển, bảo hiểm

    Vì thế mà các doanh nghiệp lớn ở các nước lớn họ thường bán giá CIF, còn mua thì họ mua theo giá FOB/ FCA hoặc Ex-Work. Đây cũng là cách làm mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tham khảo.


Hãy đăng nhập để trả lời