Công nghệ thông tin trong dòng logistics ngược



  • Phần lớn những ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay được thiết kế là để đáp ứng yêu cầu của dòng logistics xuôi. Tuy nhiên, CNTT ngày càng được sử dụng nhiều trong quản lý dòng logistics ngược do sự tăng lên về khối lượng sản phẩm thu hồi và đặc điểm phức tạp của dòng này.

    Các ứng dụng CNTT trong dòng logistics ngược

    Vấn đề tích hợp CNTT giữa hai dòng xuôi và ngược ngày càng được các doanh nghiệp (DN) quan tâm nhằm giảm sự không chắc chắn và phức tạp của dòng logistics ngược. Các DN cần nhận thức được tác dụng đòn bẩy của trao đổi dữ liệu giữa các thành viên và thực thi nó trong toàn CCƯ. Trong logistics xuôi, Lập kế hoạch nguồn lực (Enterprise Resource Planning - ERP), Hệ thống quản lý kho hàng (Warehouse Management System - WMS), Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM) được sử dụng phổ biến để lập kế hoạch, theo dõi kiểm tra và hỗ trợ dự trữ. Tuy nhiên, ERP, WMS và CRM cũng cần được phát triển và mở rộng để chia sẻ thông tin giữa dòng logistics xuôi và ngược. Chẳng hạn như, nhờ sự hỗ trợ của WMS, thu hồi từ người tiêu dùng và từ các nhà bán lẻ có thể được tập trung về trung phâm phân phối thông thường hoặc nhà kho chuyên môn hóa gọi là “trung tâm thu hồi” - nơi mà thông tin thu hồi được hợp nhất và chia sẻ với các thành viên khác có liên quan đến hoạt động thu hồi. Thêm vào đó, một số hệ thống CNTT chuyên biệt cũng được thiết kế dành riêng cho hoạt động logistics ngược như Hệ thống quản lý yêu cầu bảo hành (Warranty claim management - WCM) được thiết kế để giải quyết các vấn đề liên quan đến thu hồi từ khách hàng trong giai đoạn bảo hành sản phẩm.
    Các ứng dụng CNTT sắp xếp theo mức độ phổ biến trong quản lý logistics ngược được chia thành 3 nhóm như trong hình dưới dây:

    Ứng dụng liên quan đến dữ liệu về sản phẩm thu hồi, bao gồm: Điện thoại, fax, máy tính; Mạng nội bộ và Internet; Hệ thống quét mã vạch (Barcodes scanning); Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI); Hệ thống nhận dạng bằng dãy số (Serial Number Identification - SNI); Hệ thống nhận dạng bằng tần số sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID).

    Ứng dụng liên quan đến quá trình xử lý sản phẩm thu hồi, bao gồm: Lập kế hoạch nguồn lực (ERP); Hệ thống quản lý kho hàng (WMS); Quản lý yêu cầu bảo hành (WCM); Quản lý quan hệ khách hàng (CRM); Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System - DSS).

    Ứng dụng liên quan đến phân phối lại sản phẩm thu hồi, bao gồm: Thương mại điện tử.

    Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dòng logistics ngược

    CNTT giúp cho các giao dịch giữa DN và khách hàng liên quan đến dòng logistics ngược trở nên trôi chảy và rõ ràng hơn phương thức dựa trên giấy tờ; đặc biệt với việc ứng dụng Internet và Công nghệ quét mã vạch (Barcodes), Trao đổi dữ liệu điện tử EDI và Nhận dạng bằng tần số sóng vô tuyến RFID. Chẳng hạn như, những công ty cho phép thu hồi điện tử và sau đó tự động hoàn tiền vào tài khoản của khách hàng thường có dịch vụ khách hàng tốt hơn và đạt được được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
    NTT hỗ trợ toàn bộ quá trình logistics ngược từ giai đoạn tập hợp, xử lý sản phẩm bị thu hồi cho đến phân phối lại chúng ra thị trường. Trước hết, ứng dụng CNTT trong hoạt động logistics ngược nhằm mục đích thu thập các dữ liệu liên quan đến sản phẩm thu hồi (nguồn, số lượng, thời gian và địa điểm thu hồi, mã và chất lượng hiện tại của sản phẩm, lý do thu thồi và điều kiện để vào hệ thống thu hồi); quá trình xử lý sản phẩm (thời gian xử lý, phương pháp xử lý và thông tin quản lý) và phân phối lại ra thị trường (tìm kiếm thị trường tiềm năng, điều chỉnh nguyên tắc cho mua bán sản phẩm đã qua sử dụng). CNTT được sử dụng để tìm kiếm thông tin hoặc khôi phục lại những dữ liệu quan trọng đã có trong hệ thống sản xuất và phân phối gốc của mỗi sản phẩm thu hồi. Tiếp đến, CNTT có thể hỗ trợ DN trong việc lập kế hoạch và dự đoán thu hồi ngay từ giai đoạn sớm của quá trình logistics ngược. CNTT cũng được phát triển để kiểm soát và phối hợp các quá trình logistics ngược. CNTT hỗ trợ đưa ra quyết định lựa chọn cách thức xử lý (tái sử dụng, tái sản xuất, tái chế, tiêu hủy...) và quản lý dự trữ đối với sản phẩm thu hồi; điều này giúp cho việc quản lý thu hồi trở nên hiệu quả hơn. Cuối cùng, thương mại điện tử đã và đang trở thành một công cụ hữu ích trong thị trường logistics ngược và giúp quá trình tái đưa ra thị trường sản phẩm đã phục hồi một cách thuận lợi hơn. Có ba mô hình thương mại điện tử chính hỗ trợ logistics ngược, bao gồm:

    1- Chợ điện tử (Electronic marketplace) được sử dụng cho cả sản phẩm mới và sản phẩm đã qua sử dụng;

    2- Website riêng biệt cung cấp các chi tiết, bộ phận đã qua sử dụng và sản phẩm đã được tái sản xuất;

    3- Website phối hợp thực hiện tất cả các giai đoạn của quá trình logistics ngược từ tập hợp, lựa chọn đến phân phối lại.

    Như vậy, rõ ràng thương mại điện tử có thể mang lại một số lợi ích trong việc thực hiện logistics ngược. Nó hoạt động như một kênh thống nhất để tập hợp sản phẩm thu hồi, tiếp nhận thông tin từ người sử dụng về thu hồi, khuyến khích người sử dụng thực hiện chính sách trả lại tối ưu cho sản phẩm của họ; tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch và kiểm soát tốt hơn hoạt động thu hồi.
    Đối với quản lý dòng vật chất trong quá trình logistics ngược, việc ứng dụng hệ thống thông tin thời gian thực với sự hỗ trợ của công nghệ quét mã vạch, trao đổi dữ liệu điện tử, và nhận dạng bằng tần số sóng vô tuyến được xem là chìa khóa thành công cho hệ thống logistics ngược tại nhiều công ty. Những công nghệ này cho phép DN nắm bắt được nhiều thông tin về sản phẩm. Chẳng hạn như, thẻ RFID giúp nâng cao tính chính xác và kịp thời của các thông tin liên quan đến dòng vận động của hàng hóa trong CCƯ. Khách hàng có thể hoàn trả sản phẩm mà không cần phải nhận hóa đơn bởi vì thẻ RFID gắn trên sản phẩm sẽ tự truyền tải dữ liệu vào hồ sơ thanh toán. Đồng thời nó giúp người bán lẻ theo dõi nguồn gốc của sản phẩm lỗi hoặc hư hỏng. Thêm vào đó, hệ thống theo dõi đơn hàng trực tuyến được sử dụng trong logistics xuôi cũng giúp DN giảm khả năng phải thu hồi hàng hóa bởi vì hệ thống này giao tiếp trực tiếp với khách hàng nên có thể xác định chính xác các vấn đề liên quan đến tính không chắc chắn của thu hồi. Nhờ đó, chúng có thể hỗ trợ nhà sản xuất, nhà phân phối kiểm tra hiện trạng của một sản phẩm bị thu hồi, thời gian sản phẩm này tới điểm thu hồi và lý do tại sao sản phẩm lại phải đưa vào dòng thu hồi.

    Nói tóm lại, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng như là yếu tố giúp quá trình quản lý logistics ngược trở nên thuận lợi. Sự tích hợp hiệu quả các ứng dụng CNTT giữa dòng logistics xuôi và ngược có thể cải thiện đáng kể hiệu quả và hiệu suất của toàn bộ CCƯ.

    #qalogistics #ITLogistics



  • E-commerce được biết đến với tên thương mại điện tử. Trong vài năm trở lại đây, E-commerce phát triển với tốc độ chóng mặt. Vậy còn E-commerce logistic là gì, các tiện ích vượt trội hiện nay ra sao. Cùng tìm hiểu nhé!

    Toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng làm nổi bật lên những cái tên nổi tiếng trong ngành bán lẻ như ở Việt Nam là Big C, tiki, lazada, shopee… Các nhà bán lẻ này không chỉ chú trọng quảng cáo, truyền thông mà còn liên tục xây dựng thương hiệu.

    Nguyên tắc kinh doanh của họ chính là kết nối với các dịch vụ vận chuyển, công ty giao nhận hàng hóa như Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm… để tiến hành chuẩn hóa quy trình giao nhận mà chúng ta biết đến với thuật ngữ E-commerce logistics. Ở bài viết này, 123job.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến E-commerce logistics nhé!

    I. E-commerce logistics là gì?
    Đầu tiên, bạn cần hiểu E-commerce logistic là gì? Đây là một thuật ngữ xuất hiện phổ biến nhất trong ngành logistics hay còn gọi là xuất nhập khẩu. Hiểu một cách đơn giản nhất, E-commerce logistics chính là toàn bộ các hoạt động, việc làm cần triển khai để nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi cung cấp đến tay người mua, người tiêu dùng thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử.

    E-commerce Logistics là gì?E-commerce Logistics là gì?

    E-commerce được hiểu như cách doanh nghiệp, thương hiệu sản xuất, cung ứng hàng hóa tận dụng được những thế mạnh và ứng dụng của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, sự kết nối với các đơn vị vận chuyển có tính liên kết, chặt chẽ hơn và theo quan điểm kinh doanh win - win.

    Với hoạt động E-commerce logistics hàng hóa tiêu dùng được đưa đến người tiêu dùng nhanh nhất có thể nhờ vậy các chi phí tồn kho, chi phí vận chuyển và chi phí kho bãi được tối ưu.

    Lịch sử phát triển của E-commerce là gì? E-commerce phát triển mạnh vào các nhà kinh doanh bán lẻ từ cuối những thập niên 90 của thế kỷ trước nhưng E-commerce Việt Nam bắt đầu được vận dụng đơn lẻ từ những năm 2000 thông qua việc sử dụng internet. Sau đó, Internet phát triển mạnh mẽ dẫn đến việc sử dụng phân phối tự động hóa và điện tử được thực hiện làm nền tảng E-commerce logistics phát triển thần kỳ như ngày nay.

    II. Tìm hiểu quy trình vận hành của E-commerce logistics
    Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay được cho là quy trình E-commerce logistics. Vậy quy trình vận hành của hoạt động này là gì? Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh ngành giáo dục, sức khỏe, sắc đẹp đến các mặt hàng kỹ thuật, hàng tiêu dùng nhanh đều có thể thực hiện kinh doanh với quy trình E-commerce logistics.

    Quy trình E-commerce logistics hiện nay ra sao?Quy trình E-commerce logistics hiện nay ra sao?

    Đối với quy trình vận hành của E-commerce logistics bạn cần chú ý đến 3 điều như dưới đây:

    Vận chuyển hàng hóa với thương mại điện tử (E-commerce logistics) được thực hiện nhờ việc các trung tâm phân loại sản phẩm cung cấp cho mỗi sản phẩm, gói hàng một mã sản phẩm. Với mã sản phẩm này, khách hàng hoàn toàn có thể tra mã vận đơn và trạng thái đơn hàng bằng hình thức online qua việc truy cập vào e-commerce website.
    Việc thực hiện giao hàng cho khách hàng mục tiêu hay người mua được thực hiện bởi các đơn vị/ trung tâm giao hàng. Trong trường hợp, sản phẩm không đúng khách hàng sẽ cần liên hệ với đơn vị cung cấp để nhanh chóng có phương án phù hợp. Tùy thuộc vào chính sách của từng đơn vị e-commerce (thương mại điện tử) mà khách hàng có thể được xem hàng trước, thử hàng hoặc trả lại hàng. Tuy nhiên, phần lớn hiện nay khi có vấn đề không phải lỗi của người mua, họ có quyền từ chối không nhận hàng.
    Công nghệ thông tin được sử dụng trong e- commerce logistics với nguyên tắc tích hợp liền mạch từ giỏ hàng đến với hệ thống vận chuyển. Người mua hoàn toàn có khả năng lựa chọn đơn vị vận chuyển với cước phí phù hợp mà họ sẽ được biết trước.

    III. Chức năng quản lý trong E-commerce logistics
    Chức năng nổi bật nhất của việc vận dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh tạo nên E-commerce logistics chính là khả năng quản lý.

    Đầu tiên với E-commerce Logistics chúng ta dễ dàng quản lý tình trạng đặt hàng. Chẳng hạn, bạn sẽ biết được số lượng đơn hàng cần xác nhận, tình trạng vận chuyển, tình trạng hàng đã được giao đến khách hàng hay chưa.

    Với quy trình rõ ràng, cụ thể như vậy, nhà quản lý bán hàng, nhân viên quản lý đơn hay chuyên viên bán hàng sẽ dễ dàng nhìn nhận được các vấn đề và có cái nhìn bao quát nhất. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh xảy ra, các chiến lược và định hướng sẽ sớm được đưa ra quyết định giải quyết.

    Tính năng tự động nhắc nhở thanh toán của E-commerce Logistics sẽ giúp các hoạt động trở nên nhanh chóng, đúng tiến độ và kịp thời hơn. Bên cạnh đó, sự tiện lợi của việc tự động nhắc nhở thanh toán sẽ giúp cả người bán và người mua được nhắc nhở kịp thời.

    E-commerce Logistics có thể thông báo bằng nhiều hình thức khác nhau từ email, SMS đến các văn bản quan trọng được gửi đến người bán, người mua. Chẳng hạn khi bạn có kho hàng trên Tiki, ngoài việc bạn nhận được hóa đơn dưới dạng điện tử gửi đến email thì khi nhận hàng sẽ có một hóa đơn giấy với các thông tin chi tiết về sản phẩm bạn mua như đơn giá, số lượng, nhà cung cấp, thời gian nhận hàng…

    Chức năng quản lý trong E-commerce logistics Chức năng quản lý trong E-commerce logistics

    Điều này đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quy trình kinh doanh. Do đó, thực tế có rất nhiều startup trong nhiều lĩnh vực lựa chọn E-commerce làm nền tảng phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

    Bên cạnh sự tiện ích trong tính năng quản lý, E-commerce Logistics còn đảm bảo nhiều lợi ích cho các bên liên quan từ người bán, người mua và nhà cung cấp sản phẩm. Đặc biệt ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các xu hướng chiến lược marketing với digital marketing, bạn hoàn toàn có thể marketing và quảng bá sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử với chi phí hợp lý.

    Bên cạnh đó, sự cải thiện trải nghiệm người dùng bằng E-commerce Logistics ngày càng khiến khách hàng hài lòng hơn và công việc chăm sóc khách hàng trở nên đơn giản so với trước rất nhiều.

    IV. Kết luận
    Như vậy, bạn đã hiểu E-commerce Logistics là gì cũng những tính năng vai trò chuyên nghiệp của hoạt động này. E-commerce Logistics hiện nay vẫn luôn tạo sự uy tín cho người sử dụng và ngày càng khiến cuộc sống trở nên thuận tiện hơn. Nếu bạn là nhà kinh doanh, CEO hay chủ một startup đừng ngần ngại vận dụng E-commerce Logistics trong hoạt động kinh doanh của mình nhé!