Đặc điểm và vai trò của ngành dịch vụ Logistics



  • Đặc điểm của ngành Logistics

    Logistics là tổng hợp của các doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính đó là: Logistics sinh tồn, Logistics hoạt đông và Logistics hệ thống.

    Logistics sinh tồn có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Chúng được sinh ra từ chính bản năng sinh tồn của con người, từ đó đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người: vật chất, cần bao nhiêu, khi nào cần,… Đây chính là bản chất và nền tảng của hoạt động Logistics.

    Bước tiếp theo để Logistics tồn tại và phát triển thì chúng sẽ được gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩn từ các doanh nghiệp. Bản chất của Logistics là liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, xuất - nhập khẩu vào doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đến bước cuối cùng là tới tay người tiêu dùng.

    Cuối cùng là Logistics hệ thống chính là điều giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của Logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ,…

    Ba đặc điểm cơ bản này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh.

    Logistics chính là lĩnh vực giúp hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, giúp cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp được hoạt động trơn tru hơn và đến tay người tiêu dùng. Logistics là sự phát triển hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, logistics và vận tải là hai khái niệm không thể tách rời.

    Vai trò của Logistics

    Với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế, nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá thực sự bùng nổ khiến Logistics trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như sản xuất, cung cấp, lưu thông phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.

    Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.

    Logistics còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng.

    Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho.

    Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.

    Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, …

    Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-địa điểm (just in time). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất.

    Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu.

    Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.

    Trên đây là những đặc điểm và vai trò của Logistics trong xã hội. Đây là một lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của địa phương nói trên và cả nước nói chung. Chính vì vậy, Logistics đòi hỏi rất nhiều nhân lực nhằm phục vụ tối đa chất lượng dịch vụ.

    Hãy theo dõi Pacific Logistics Group để có thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!


Hãy đăng nhập để trả lời