Sales Chuỗi cung ứng – ĐỪNG CHỈ DỪNG LẠI Ở MỘT NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ



  • SALES CHUỖI CUNG ỨNG – ĐỪNG CHỈ DỪNG LẠI Ở MỘT NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ

    Bán hàng, một nghề không còn xa lạ với chúng ta. Hiện nay, chỉ cần thực hiện tìm kiếm trên Google ba chữ “Nghề bán hàng” thì chỉ trong vòng 0,38 giây, 7.660.000 kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình. Vậy tại sao LSC vẫn quyết định gửi đến các bạn bài viết này? Bởi vì sự thật là rất nhiều trong gần 8 triệu kết quả trên hướng dẫn chúng ta cách để trở thành một nhân viên nghiệp vụ giỏi trong khi đó, “SALES – ĐỪNG CHỈ DỪNG LẠI Ở MỘT NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ” sẽ đem lại cho các bạn sự khác biệt bằng những thông tin giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về tầm ảnh hưởng của bộ phận bán hàng trong chuỗi cung ứng và từ đó tiến bước xa hơn trên con đường nghề nghiệp của mình.
    Nhiều người cho rằng vai trò quan trọng nhất của bộ phận bán hàng trong công ty sản xuất là mang lại doanh thu và vì thế, nhiệm vụ của nhân viên chỉ nằm ở doanh số. Tuy nhiên, bộ phận bán hàng, trong bức tranh cung ứng, còn giữ vai trò to lớn hơn rất nhiều. Vai trò đó được cụ thể hoá qua 4 nhiệm vụ sau:

    Dự báo nhu cầu:
    Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của bộ phận bán hàng nhằm cân bằng khả năng cung ứng và nhu cầu thị trường. Dự báo sai sẽ làm mất doanh thu, mất thị phần, ảnh hưởng thương hiệu công ty. Chính vì thế, các công ty lớn luôn đầu tư mạnh vào việc dự báo nhu cầu khách hàng. Đây cũng là một chủ đề rất thú vị mà LSC sẽ bàn bạc với các bạn trong bài viết tiếp theo.

    Chỉ đạo kênh phân phối hàng hoá:
    Bộ phận bán hàng cần xem xét chiến lược, qui mô hoạt động của công ty kết hợp xác định loại hàng hoá để lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
    Chẳng hạn, đối với mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách hàng với giá cả thấp, bộ phận bán hàng của công ty hàng tiêu dùng nhanh Unilever đã chọn kênh phân phối trải rộng từ chợ, tạp hoá đến siêu thị, các cửa hàng tiện lợi sao cho độ phủ của hàng hoá rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Còn đối với hãng xe siêu sang Rolls – Royce, kênh phân phối là những đại lý độc quyền cho một khu vực rộng lớn thay vì độ phủ sóng rộng khắp.
    Ngoài ra, bộ phận bán hàng cũng đặt ra những mục tiêu doanh thu ngắn hạn và dài hạn để công ty vươn đến, phát triển.

    Kiểm soát hàng hoá hết hạn (Obsoletes):
    Hàng obsoletes gây phát sinh chi phí xử lý cao, tạo ra hao phí sản xuất không cần thiết cho công ty và yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hàng obsoletes là thời hạn tối thiểu của hàng hoá khi giao cho các nhà phân phối (Shelf life). Mặc dù shelf life càng cao thì doanh thu càng nhiều (vì các nhà phân phối có thể trữ hàng trong kho lâu hơn sau khi nhận hàng), tuy nhiên một nhân viên bán hàng giỏi luôn biết cách đàm phán shelf life vừa phải để duy trì lượng hàng obsoletes trong tầm kiểm soát.

    Xây dựng thương hiệu uy tín, bền vững:
    Nhân viên bán hàng cần nắm rõ khả năng cung ứng của công ty để đảm bảo mức độ đáp ứng như cầu khách hàng đúng như đã đàm phán cao nhất có thể. Nhiều nhân viên vì chạy theo doanh số mà đàm phán những điều khoản rất có lợi cho nhà phân phối để rồi công ty không thể đáp ứng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty.
    Cuối cùng, LSC muốn cung cấp cho các bạn một số điều khoản nhân viên bán hàng của các công ty sản xuất lớn cần đàm phán với các nhà phân phối:
    Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng như đã đàm phán (Service level).
    Thời hạn tối thiểu của hàng hoá khi giao đến nhà phân phối (Shelf life).
    Hạn nhận đơn đặt hàng: Theo giờ trong ngày (Order deadline).
    Đơn vị đặt hàng tối thiểu: Theo xe tải, theo pallet, theo thùng, … (Trade Unit).
    Thời hạn, cách thức trả tiền (Payment Term).



  • Sales đem lại doanh thu cho công ty
    Vậy sales quan trọng nhất
    ??