10 thuật ngữ cực kỳ phổ biến trong Logistics xuất nhập khẩu



  • 1. Material Safety Data Sheet (MSDS)

    Material Safety Data Sheet có tên viết tắt là MSDS, là một dạng văn bản ghi thông tin về thuộc tính của một loại hoá chất khi vận chuyển. MSDS được dùng để được áp dụng trong trường hợp vận chuyển các mặt hàng gây nguy hiểm như các mặt hàng dễ gây cháy, nổ, các loại hóa chất ăn mòn, vật liệu có mùi. MSDS sẽ đóng vai trò như một bảng chỉ dẫn giúp những người vận chuyển có thể thực hiện các quy trình bốc xếp, giao nhận hàng hóa an toàn hoặc có các phương pháp xử lý sự cố.

    Ngoài những mặt hàng nguy hiểm, một số loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các dạng thực phẩm dạng bột qua đường hàng không quốc tế cũng cần MSDS để kiểm tra thành phần trong hàng hóa có an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp hay không.

    2. Packing list

    Thuật ngữ Packing list được dịch ra có nghĩa là bảng kê chi tiết hàng hóa. Đây là chứng từ rất quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Packing list dùng để mô tả chi tiết nội dung đơn hàng như số lượng, loại hàng hóa, khối lượng, quy cách đóng gói, giúp cả người giao và người nhận có thể kiểm kê hàng hóa dễ dàng trong quá trình vận chuyển.

    • Packing list được phân chia làm 3 loại, đó là:
    • Detailed packing list: bản kê đóng gói chi tiết.
    • Neutrai packing list: bản kê đóng gói trung lập.
    • Packing and Weight list: bản kê đóng gói và trọng lượng.

    Chính vì vậy, nội dung chính của Packing list gồm: thông tin của bên mua và bên bán, cảng đi - cảng đến, thông tin hãng tàu, điều kiện giao hàng, thông tin về hàng hóa và số hiệu hợp đồng.

    3. Booking Confirmation

    Đây là việc rất quen thuộc của người làm xuất nhập khẩu. Booking Confirmation là bản xác nhận đặt chỗ.

    Sau khi đã chốt được mức giá, ngày giờ, phương thức vận chuyển bộ phận kinh doanh của hãng vận tải sẽ căn cứ theo yêu cầu đặt chỗ của khách hàng để gửi yêu cầu đó đến hãng tàu để đặt chỗ. Sau đó, hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ và chuyển cho bộ phận kinh doanh văn bản gọi là Booking Confirmation.

    4. Bill of Lading

    Bill of lading có nghĩa là vận đơn đường biển. Đây cũng là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập. Chứng từ này sẽ xác nhận một số lô hàng nhất định sẽ được vận chuyển và cam kết giao đúng, đủ số hàng trên cho người nhận tại cảng đích và để đảm bảo nhà xuất khẩu sẽ nhận được thanh toán từ nhà nhập khẩu.

    Bill of lading phải có đầy đủ các thông tin như khối lượng, loại hàng hóa, số lượng, thời gian vận chuyển, lộ trình và tình trạng của hàng hóa trước khi vận chuyển.

    5. LCL & FCL

    LCL là chữ cái viết tắt của cụm từ Less than Container Loading có nghĩa là hàng hóa không đủ 1 Container. Đây là những loại hàng hóa có kích thước hoặc khối lượng không xếp đủ 1 Container khi vận chuyển mà phải ghép với những loại mặt hàng khác.
    Khi đó, các công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu sẽ kết hợp nhiều hàng lẻ (gọi là LCL) từ nhiều nguồn khác nhau vào chung 1 Container. Việc này sẽ giúp thuận tiện và giảm chi phí vận chuyển cho các bên cần chở hàng lẻ.

    Trái với thuật ngữ Logistics LCL, FCL là viết tắt của từ Full Container Loading có nghĩa là vận chuyển nguyên Cont. Khi đó, hàng hóa cần vận chuyển có đủ trọng lượng và kích thước để xếp đầy 1 Cont có thể là 20 feet, 40 feet hay 45 feet. Lúc này, bên vận chuyển sẽ không phải ghép hàng như hàng LCL mà chỉ có trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi Container sau khi vận chuyển.

    Các hàng FCL được sử dụng là các mặt hàng giống nhau (đồng chất) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và sắp xếp hàng hóa trong Cont.

    6. Quota

    Quota là thuật ngữ Logistics liên quan đến lĩnh vực thương mại quốc tế, từ này có nghĩa là hạn ngạch thương mại. Mỗi quốc gia có những quy định riêng về xuất nhập khẩu hàng hóa, và khi xuất nhập khẩu sang một quốc gia phải có hạn ngạch.

    Quota là hạn ngạch thương mại giới hạn một số loại hàng nhất định vào một quốc gia trong một khoảng thời gian cho phép.

    Những tác động của Quota:

    • Gây ảnh hưởng đến giá của hàng hóa nội địa.
    • Lãng phí nguồn lực xã hội.
    • Gây nên giá cả cao nếu thắt chặt hạn ngạch Quota.
    • Biến một nhà sản xuất trong nước thành nhà phân phối độc quyền.
    • Kích thích hoặc kìm hãm việc sản xuất hàng hóa.

    7. Cargo

    Cargo là một thuật ngữ Logistics được sử dụng khá phổ biến vì tính tiện dụng và tiện trong việc giao tiếp với khách hàng là người nước ngoài. Cargo dịch ra có nghĩa là hàng hoá, lô hàng hay hàng chuyên chở, có ý nghĩa lớn và bao quát hơn từ ship.

    Hàng Cargo là những loại hàng được vận chuyển đa phương thức như đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt. Để vận chuyển Cargo thường phải thuê một đơn vị vận tải chuyên biệt và thực hiện theo hợp đồng các bên liên quan.

    Còn một thuật ngữ nhỏ của từ Cargo đó là Air Cargo chỉ vận chuyển hàng hoá bằng máy bay. Cách vận chuyển này được khá nhiều bên sử dụng vì thuận tiện và nhanh chóng nhưng chi phí lại cao hơn so với những phương thức vận chuyển khác.

    8. Transit

    Nghĩa của từ Transit dịch ra tiếng Việt là quá cảnh, quá cảnh ở đây có thể là quá cảnh của chuyến bay hay quá cảnh trong việc vận chuyển hàng hóa. Transit có thể có một hoặc nhiều điểm dừng giữa các hành trình bay hay vận chuyển hàng hóa. Thời gian dừng có thể để tiếp thêm nhiên liệu cho vận chuyển, hoặc nhận thêm hàng hóa, hành khách.

    Ngoài ra, nếu vận chuyển bằng đường thủy hoặc đường bộ cũng cần phải Transit để truyền tải, lưu kho, hoặc phân tách đơn hàng trong quá trình vận chuyển.

    9. Net weight

    Từ này chắc hẳn khá quen thuộc với nhiều người vì nó không chỉ là một thuật ngữ Logistics mà còn xuất hiện rất nhiều trong các bao bì, sản phẩm hàng hóa hàng ngày.
    Vậy Net weight là gì? Net weight được hiểu là khối lượng tịnh tức khối lượng thật của hàng hóa khi không có bao bì kèm theo. Ngoài Net weight, còn có 1 từ đi kèm đó chính là Gross Weight - tổng khối lượng khi có bao bì kèm theo.

    Ví dụ: Bạn cần chở lô hàng có trọng lượng 3,2 tấn Gross Weight , nhưng Net Weight là 3 tấn thì bao bì là 200 Kg.

    Vì vậy, khi vận chuyển hàng hóa, bạn cần tìm hiểu kỹ hai khái niệm này để tránh bị nhầm lẫn nhé!

    10. Consolidation

    Bạn có còn nhớ thuật ngữ Logistics LCL về hàng ghép?

    Consolidation là một thuật ngữ liên quan đến hàng ghép. Consolidation là sự tập hợp, vì vậy hoạt động gom hàng lẻ khi hàng không đủ 1 Container chính là Consolidation.
    Ví dụ: Bạn đang muốn chuyển lô hàng 18m3 từ Hải Phòng đi Hồ Chí Minh.

    Tuy nhiên, mặt hàng này lại không đủ kích thước 1 Con 20F. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển, bên vận chuyển sẽ ghép lô hàng với 1 lô hàng khác 17m3 để vừa đủ 1 container 35 m3. Hành động này được gọi là Consolidation và người thực hiện việc ghép hàng được gọi là Consolidator.


Hãy đăng nhập để trả lời