Cuộc chiến cảng biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản



  • Nhật Bản lo ngại Trung Quốc sử dụng các cảng biển của các nước kéo dài từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương và châu Âu cho mục đích quân sự, gây thiệt hại cho an ninh hàng hải huyết mạch của Nhật Bản.
    Tờ Nikkei Shimbun (Nhật Bản) gần đây có bài viết cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản đang triển khai cạnh tranh ngày càng quyết liệt xung quanh quyền lợi biển ở châu Á.
    Trung Quốc đã tăng cường triển khai sáng kiến “Vành đai và con đường” để tìm cách tham gia kinh doanh làm ăn tại các cảng biển chủ yếu của các nước. Để bảo đảm tuyến đường vận chuyển năng lượng ổn định, Nhật Bản cũng đã bắt đầu triển khai hành động.
    Nhật Bản có kế hoạch giữ cổ phần ở công ty cảng Sihanouk tại cảng quốc tế phía nam Campuchia. Ngày 8/6/2017, công ty này đã niêm yết trên Sàn chứng khoán Campuchia và bán 25% cổ phần, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Nhật Bản có kế hoạch mua một nửa số cổ phần này.
    Cảng này là cảng quốc tế duy nhất của Campuchia. Khả năng bốc dỡ container trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng 13% bình quân hàng năm. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc thu mua cổ phần của công ty này, cuộc chiến tranh giành giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu.
    Công ty MITSUI & CO., LTD Nhật Bản có kế hoạch cùng với Tập đoàn Tatar Ấn Độ tiếp nhận đơn đặt hàng tổng hợp về mở rộng công trình và vận hành cảng Colombo của Sri Lanka. Sau khi Nhật Bản và Ấn Độ liên kết lấy được đơn đặt hàng này, dự tính Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hỗ trợ sự nghiệp phát triển giao thông và đô thị quốc tế Nhật Bản (JOIN) sẽ tiến hành đầu tư tài chính. Chính phủ Nhật Bản cho rằng Sri Lanka là chỗ xung yếu giao thông của Ấn Độ Dương. Tháng 4/2017, Nhật Bản đã cung cấp hỗ trợ để Sri Lanka tăng cường khả năng cảnh giới biển. Ngoài ra, Nhật Bản còn xác định kế hoạch cung cấp khoản vay tổng cộng khoảng 45 tỷ Yên (khoảng 410 triệu USD) cho Sri Lanka.

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thông qua cho vay bằng đồng Yên hoặc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), triển khai hợp tác xây dựng hạ tầng cơ sở với không ít quốc gia châu Á.
    Hiện nay, nước triển khai hoạt động tích cực ở châu Á là Trung Quốc. Trung Quốc tìm cách thông qua sáng kiến “Vành đai và con đường” để nâng cao vai trò ảnh hưởng đối với tuyến đường biển từ Biển Đông đi qua Ấn Độ Dương đến châu Âu.
    Nhưng tuyến đường biển này trùng khớp với tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt cũng như vận chuyển container đến châu Âu của Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản không giấu được sự lo ngại.
    Một quan chức Chính phủ Nhật Bản cho rằng mặc dù cảng biển trong thời bình được sử dụng làm cơ sở logistics, nhưng Trung Quốc gây ảnh hưởng đến hoạt động của nó thì cũng “tồn tại rủi ro được sử dụng cho mục đích quân sự”.



  • Một số cảng lớn nhất thế giới hiện tại đều thuộc Trung QUốc
    Chuỗi cung ứng của họ quá tốt, và vận hành hiệu quả..
    Cảng mới của Việt Nam tại Cần Giờ liệu có cạnh tranh được với Singapore để trở thành cảng trung chuyển lớn nhất thế giới ???



  • Trung Quốc là Hub sản xuất , trừ phi TQ bị tẩy chay kinh tế mới có thể khống chế sự phát triển của TQ..
    Hệ thống đường sắt xuyên Á, các tuyến kết nối Đông Tây và vành đai châu Á đều lấy TQ làm trung tâm trung chuyển, kể cả hàng Nhật xk Châu âu ..


Hãy đăng nhập để trả lời