10 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI



    1. Các loại tàu hàng rời thường gặp:
      Tàu chở hàng xá ( phân bón, cám, bã đậu nành, bột mì…)
      Tàu chở hàng lỏng ( xăng dầu, gas hóa lỏng, hóa chất, dầu thực vật…)
      Tàu chở hàng thiết bị nặng siêu trường siêu trọng, tàu roro chở xe ô tô…

    2. Các phương thức thuê tàu thông thường:
      Thuê tàu chuyến: người thuê tàu phải trả cho chù tàu chi phí vận chuyển lô hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng.
      Thuê tàu định hạn: người thuê tàu phải trả cho chù tàu tiền thuê tàu theo số ngày thuê. Ngoài ra họ còn phải trả các chi phí khác lien quan đến khai thác con tàu như tiền mua dầu DO, cảng phí, đại lý phí. Chủ tàu chỉ trả chi phí cho thực phẩm, nước ngọt, dầu bôi trơn, lương thuyền viên hay các vấn đề liên quan đến thuyền viên.
      Thuê tàu trần: chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu 1 con tàu không bao gồm thuyền bộ. Người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu theo thời gian và trả mọi chi phí như cảng phí, đại lý phí, dầu DO, thực phẩm, nước ngọt, dầu bôi trơn, lương thuyền viên…

    3. Lựa chọn tàu vận chuyển:
      Dựa vào số lượng hàng, đặc điểm của hàng hóa mà bạn chọn loại tàu vận chuyển có trọng tải phù hợp để giảm tối đa chi phí vận chuyển

    4. Lấy báo giá từ các công ty vận chuyển:
      Đừng bao giờ ngại ngần hỏi giá cho tới khi bạn có ít nhất 3 báo giá trong tay cho lô hàng cần vận chuyển

    5. Giấy tờ đăng kiểm, thông số kỹ thuật của tàu:
      Đây là giấy tờ quan trọng cần xem xét trong quá trình lựa chọn tàu. Hãy yêu cầu công ty vận chuyển cung cấp các giấy tờ đăng kiểm, bảo hiểm của tàu cũng như cung cấp chi tiết kích thước hầm hàng, thông số của cẩu tàu trước khi ký hợp đồng vận chuyển. Sau khi ký hợp đồng, nên yêu cầu họ cung cấp sơ đồ xếp hàng dự kiến ( pre-stowage plan)

    6. Lưu ý khi xếp hàng:
      Nếu hàng hóa là máy móc thiết bị nặng, cồng kềnh: phải thu xếp chèn lót, chằng buộc chắc chắn để tránh hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển .

    7. Cung cấp thông tin cho công ty vận chuyển chuẩn bị chứng từ:
      Trước khi hàng xếp lên tàu, bạn sẽ phải chuẩn bị khai Hải quan hàng xuất và gửi chi tiết làm B/L cho Hãng tàu bao gồm: tên người gửi hàng, tên người nhận hàng, tên người được thông báo khi hàng đến, cảng đi, cảng đến, trọng lượng hàng hóa, mô tả hàng hóa, ngày dự kiến xếp hàng…

    8. Thuê tàu ghép:
      Nếu hàng hóa ít không đủ cho 1 chuyến tàu ( khoảng 300-400 tấn/ shipment), thường chủ tàu sẽ phải tìm thêm những lô hàng khác ( có tính chất hàng tương tự và có laycan trùng nhau) kết hợp đi chung tàu để tiết kiệm chi phí cho chủ hàng.

    9. Các thuật ngữ thường gặp:
      ETA, POB, ETB, ETCD, ETD, ETS
      FIO, FIOST, LIO, LIFO, CY-CY, FLT HK/HK, DEM/DESH
      Mate’s receipt, laycan, CQD, time of shipment, ship’s detention, NOR, SOF, ROROC…

    10. Mua bảo hiểm và khiếu nại nếu có tổn thất:
      Trong quá trình vận chuyển, một số trường hợp hàng hóa sẽ bị hư hỏng, mất mát khi về đến cảng đích. Bảo hiểm là một cách tốt để hạn chế tổn thất trong các trường hợp này. Khi phát hiện hàng hóa không còn nguyên vẹn khi về đến cảng đích, nếu đã mua bảo hiểm hàng hóa (insurance), quý khách cần liên hệ công ty bảo hiểm để khiếu nại, hoặc yêu cầu bồi thường theo quy định.


Hãy đăng nhập để trả lời