BULLWHIP EFFECT – HIỆU ỨNG “CÁI ROI DA” TRONG BỐI CẢNH COVID-19



  • 55592cbf-fb29-4caa-a507-75018cd3a34d-image.png

    Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản phẩm bị sai lệch đáng kể hay khuếch đại lên qua từng khâu trong chuỗi cung ứng, dẫn đến sự biến động trong nguồn cung và dư thừa tồn kho, từ đó ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm đồng thời làm bóp méo thị hiếu thực tế của thị trường.

    “Cái roi da” – hiểu sao cho đúng?
    Điển hình của hiệu ứng BULLWHIP là nguồn cung của các mặt hàng y tế trong bối cảnh COVID-19 vừa qua. Giả sử, một hiệu thuốc bán được 5 hộp khẩu trang y tế trong 1 tháng. Tại thời điểm dịch COVID-19 bùng lên như đầu tháng 2 vừa qua, số lượng khẩu trang tiêu thụ gấp 10 lần – đạt 50 hộp/tháng. Nhận thấy được sự biến động đó, để đảm bảo nguồn cung và tăng thêm lợi nhuận, hiệu thuốc quyết định đặt 60 hộp từ nhà bán sỉ. Việc đơn hàng tăng lên đột biến so với tháng trước khiến cho nhà bán sỉ quyết định đặt từ nhà phân phối 70 hộp/tháng. Từ nhà phân phối đến nhà sản xuất, số lượng hộp khẩu trang lại tăng lên 80 hộp/tháng. Vậy tất cả các bên đều sẽ kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc này sao?

    Nếu lượng bán duy trì 50 hộp/tháng, các bên tham gia đều có khả năng tăng thêm lợi nhuận cho bản thân. Tuy nhiên, đặt trường hợp dịch bệnh được khống chế và lượng mua giảm đáng kể quay về 10 hộp/tháng, khi ấy, hiệu thuốc buộc phải hoãn đơn đối với nhà bán sỉ, nhà bán sỉ lại tiếp tục hoãn đơn với nhà phân phối, rồi đến nhà sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng một lượng lớn hộp khẩu trang y tế sẽ bị tồn dư, chưa kể đến, số lượng hiệu thuốc có thể lớn gấp nhiều lần dẫn đến số lượng tồn kho cũng sẽ trở thành “GÁNH NẶNG KHỔNG LỒ”.

    Hậu quả của hiệu ứng BULLWHIP là lượng tồn kho quá mức, dịch vụ khách hàng giảm do sản phẩm không có sẵn hoặc do tồn kho dự trữ quá lâu, kế hoạch sản xuất không ổn định và chi phí tốn kém cho các hoạt động phát sinh (như quản lý hàng tồn kho, công nhân làm việc ngoài giờ tại giai đoạn đầu khi nguồn cung tăng đột biến…). Ngoài ra, nhà sản xuất có thể phải ngừng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân viên gây ra tình trạng thất nghiệp, nhà phân phối gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và cuối cùng dẫn đến giá thành sản phẩm giảm.

    Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, VẮC XIN COVID-19 trở thành sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các quốc gia. Câu hỏi đặt ra là, liệu hiệu ứng BULLWHIP có diễn ra hay không và các nhà sản xuất, nhà phân phối vắc xin nên làm gì để tránh một hiện tượng tiêu cực như vậy? Tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng BULLWHIP, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

    Sự ra đời của “Cái roi da”.
    Để giải quyết vấn đề đó, ta cần hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng BULLWHIP trong chuỗi cung ứng. Từ ví dụ về nguồn cung khẩu trang nêu trên, dễ thấy nguyên nhân gây ra hiệu ứng BULLWHIP là do sự thiếu tương tác giữa các bên trong chuỗi cung ứng.

    Để một chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả, cần có sự liền mạch, rõ ràng về thông tin và sự chuyển giao đúng thời điểm. Tuy nhiên, ở đây, các mắt xích trong chuỗi cung ứng phải đưa ra quyết định dựa trên những khiếm khuyết về luồng thông tin. Cụ thể, nhà bán sỉ chỉ dựa vào thông tin trên đơn đặt hàng của hiệu thuốc, nhà phân phối lại chỉ dựa trên đơn đặt của nhà bán sỉ…,mà không có sự quan sát và đánh giá tổng quát về nhu cầu và biến động của thị trường. Chưa kể đến, sự chậm trễ trong quá trình thông tin cũng là yếu tố gây nên hiệu ứng BULLWHIP.

    Đọc tiếp: https://qalogistics.vn/bullwhip-effect-hieu-ung-cai-roi-da-trong-boi-canh-covid-19/

    Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
    QALogistics JSC.,
    --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
    Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
    Website: www.qalogistics.vn
    Email: saleslog@qalogistics.vn


Hãy đăng nhập để trả lời