Zero Waste in Supply Chain – ‘Bí mật’ giúp Unilever liên tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp Chuỗi Cung ứng



  • Tại hơn 600 địa điểm quốc tế, gã khổng lồ sản xuất đã ký cam kết không chất thải nguy hại vào các bãi chôn lấp, bao gồm hơn 240 nhà máy, cũng như các trung tâm phân phối, văn phòng và nhà kho.

    Trước khi thực hiện sáng kiến chống biến đổi khí hậu và giải quyết tác hại môi trường, chỉ riêng mạng lưới sản xuất của Unilever đã tạo ra 140.000 tấn chất thải đến các bãi chôn lấp. Làm thế nào mà một sự thay đổi mạnh mẽ lại có thể xảy ra nhanh chóng như vậy? Tại sao nói đây là ‘vũ khí bí mật’ của Unilever trong quản lý chuỗi cung ứng, hãy cùng Giá Kệ Vinatech tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Zero Waste là gì?
    Zero Waste là triết lý khuyến khích việc thiết kế lại chu trình sử dụng tài nguyên sao cho tất cả các sản phẩm đều được tái sử dụng. Mục đích là để không có rác thải nào phải gửi đến bãi rác hoặc lò đốt. Zero Waste đề cập đến phương pháp quản lý và lập kế hoạch kiểm soát chất thải, tuy nhiên trong đó nhấn mạnh việc ngăn ngừa tạo ra chất thải thay vì quản lý chất thải sau khi sử dụng. Zero Waste không chỉ bao gồm loại bỏ chất thải thông qua tái chế và tái sử dụng, nó còn tập trung vào việc tái cơ cấu hệ thống sản xuất và phân phối để giảm lãng phí.
    1.png
    Unilever ghi nhận thành công này là nhờ “phương pháp tiếp cận bốn R ” để quản lý chất thải.

    1.Giảm thiểu - Chương trình được phát triển giảm thiểu tối đa lượng chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất. Việc báo cáo, lập hồ sơ và ghi lại việc sử dụng nguyên vật liệu đã giúp Unilever xác định các dòng chất thải tạo ra, cắt giảm phần chất thải không cần thiết trong mọi bộ phận.

    2.Tái sử dụng - Công ty xử lý chất thải như một nguồn tài nguyên. Ví dụ, chất thải nhà máy đi vào đường ống để trở thành vật liệu xây dựng thay thế, và chất thải thực phẩm từ nhà máy chế biến sẽ được chuyển thành phân trộn thay vì thùng rác.

    3.Khôi phục - Trong một mô hình vòng lặp khép kín đến tận tay khách hàng. Ví dụ, các luồng hậu cần hai chiều cho phép sản phẩm được xử lý, khắc phục và trả lại cho khách hàng giảm thiểu lãng phí.

    4.Tái chế - Trong chương trình Zero Waste, Unilever ưu tiên tái chế cho phép mang lại nhiều lợi ích hơn cho môi trường. Nó cũng tạo ra các công việc trao quyền cho các cá nhân khuyết tật.
    4.jpeg
    Bằng việc lập ra một tầm nhìn rõ ràng: ‘Zero Waste’, thiết lập một mạng lưới kiến thức và khuyến khích nhân viên hành động, Unilever đã truyền cảm hứng tới nhân viên và các nhà cung cấp thực hiện tham vọng ‘Zero Waste’ của mình.

    Với sự giúp đỡ của hơn 1000 nhân viên, tại 240 nhà máy ở 67 quốc gia, năm 2015, Unilever trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong ngành sản xuất ra ‘Zero Waste’ tại các bãi rác và tại các cơ sở của Unilever trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, Unilever còn chia sẻ mô hình này với các nhà cung cấp, đối tác, khách hàng và cả người tiêu dùng cuối cùng.
    Bằng việc nỗ lực giảm thiểu chất thải thải ra môi trường, Unilever đã tốn 200 triệu Euro để tái đầu tư vào công ty. Các chất thải được tái sử dụng để chuyển hóa những nguyên liệu thay thế, phân hữu cơ, năng lượng xanh…

    Những lợi ích không chỉ mang lại những tác động tích cực cho môi trường. Chương trình ‘Zero Waste’ tại Unilever nhanh chóng thu về 227 triệu đô la lợi ích chi phí. Ở một số thị trường, chất thải của công ty thậm chí còn trở thành hàng hóa, tạo ra một nguồn doanh thu bổ sung.

    Ngoài tác động có lợi đến môi trường, chiến lược chuỗi cung ứng không chất thải còn mang lại những lợi ích:
    Tăng cường mối quan hệ đối tác và chính phủ các nước sở tại
    Nâng cao chuỗi giá trị nâng cao trải nghiệm của khách hàng
    Tiết kiệm nguyên liệu trực tiếp và chi phí đầu vào
    Khuyến khích và truyền cảm hứng cho nhân viên công ty
    Đặt sự bền vững ở trọng tâm của mô hình kinh doanh giúp Unilever giữ được mối liên hệ với người tiêu dùng, và tăng cường mối quan hệ với các cổ đông.
    Trong tương lai, Unilever sẽ tiếp tục chuyển đổi các hoạt động không sản xuất (nghiên cứu phát triển sản phẩm, tại hoạt động ở công ty và những trung tâm phân phối) theo hướng phát triển này để trở thành doanh nghiệp ‘Zero Waste’.
    z2180123375890_4fee7fa6e303abf915a4c8eaebf7a4f6.jpg
    Tại Việt Nam, việc mang nét “xanh” vào kho bãi – trung tâm của chuỗi cung ứng cũng đang rất được chú trọng. Theo anh Phan chuyên gia tư vấn tối ưu kho bãi của giá kệ Vinatech Group cho biết “Hiện rất nhiều doanh nghiệp tìm đến chúng tôi ngoài yêu cầu về chất lượng giá kệ, dịch vụ hậu mãi thì yêu cầu về nguyên vật liệu sản xuất cần thân thiện với môi trường để cải thiện chất lượng không khí trong nhà kho đang rất được quan tâm”.

    Bất kỳ nỗ lực nào hướng tới sự bền vững bảo vệ môi trường cũng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

    Vinatech Group – Thương Hiệu Giá Kệ Chất Lượng Hàng Đầu Việt Nam
    Trụ sở chính: Số 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
    Nhà máy miền Bắc: Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội.
    Nhà máy miền Nam: Lô C2-7, đường N7, KCN Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.HCM.
    Hotline: 086.758.9999 - Email: info@vinatechjsc.vn


Hãy đăng nhập để trả lời