Chuỗi cung ứng CocaCola hiện nay



    1. Khái niệm
      Chuỗi cung ứng còn được gọi là chuỗi nhu cầu hay chuỗi giá trị là một thuật ngữ kinh tế đơn giản sự liên kết của nhiều công ty để cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng trên thị trường
      Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung ứng mà còn nhà vận chuyển thông tin, kho, người bán lẻ, khách hàng..

    Mô hình chuỗi cung ứng
    Click image for larger version
    Cơ cấu chuỗi cung ứng
    Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi thành phần tham gia có nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗi không thể tách rời.
    *Nhà cung cấp
    CO2:
    Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
    Đốt cháy dầu do với chất trung là (MEA) monoethanol amine.
    Đường: Nhà máy đường KCP.
    Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học amoniac.
    Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản.
    Caffein:
    Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.
    Caffein nhân tạo.
    Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
    Công ty stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho sản xuất nước Coke.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging ( Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho Coca-Cola.

    Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola . Công ty stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca cola.

    Công ty cổ phần Biên Hòa vỡi cung cấp các thùng carton hộp giấy ao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.

    Nhà sản xuất
    Là nhà tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người. Công ty Coca-Cola nói chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:
    TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu.

    TCB ( The Coca Cola Bottler) : chịu trách nhiệm sản xuất , dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về chữ P thứ 3 (Place) còn TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P còn lại (Price, Product, Promotion) và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn Thế giới, trong đó có Việt Nam.

    Nhà phân phối
    Những năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca-Cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
    Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh khoảng 15% một năm. Riêng Coca-Cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.

    Sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất ở 3 nhà máy lớn đặt tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Với 3 nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối ở ba miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với nước giải khát, khâu phân phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước nên nắm giữ nhiều thị phần hơn Coca-Cola. Vì thế Coca-Cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe, nước giải khát nhà hàng,... Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như: tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính.

    Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-Cola và mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca-Cola được tiêu thụ. Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng bày bán nước giải khát, bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm Coca-Cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng được đặt bày ngang tầm mắt hoặc ngay trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như vậy, Coca-Cola cũng phải bỏ ra chi phí không nhỏ chút nào.

    Nhà bán lẻ
    Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia đình. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy rong kênh và thực hiện các công việc phân phối cơ bản. Mặc dù là trung gian cấp 2 của công ty nhưng các nhà bán lẻ vẫn chịu sự giám sát từ công ty. Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola với các nhà bán lẻ có thể là trực tiếp hặc thông qua các nhà bán buôn nhưng đều phải thực hiện chặt chẽ và tuân theo quy định có sẵn. (Lượng đặt hàng của nhà bán lẻ trong kênh 2 phải lớn hơn 1 két).
    Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, vì vậy họ hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi mua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về những người ghé thăm các cửa hàng của họ. Gần đây Coca Cola đã hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua hàng ( như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng tại nơi đó,….) Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do mục đích của hai bên là khác nhau, khi mà công ty thì muốn giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất và có không gian trưng bày ở vị trí đẹp nhất, họ chỉ cần biết làm thế nào để bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền, có nhiều không gian để giới thiệu những mặt hàng khác.

    Người tiêu dùng
    Người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống và chức năng tồn tại của mình. Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Coca Cola. Họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… và chính họ cũng là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của các thành viên kênh, của nhà sản xuất. Một sự thay đổi trong hành vi mua, trong nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng cũng đủ đưa doanh nghiệp tới bờ vực thẳm. Dẫn chứng xác thực khi mà hiện nay thị hiếu của người tiêu dùng đối với nước giải khát có gas nói chung và đối với Coca Cola nói riêng đang dần thay đổi do nhiều tác động của môi trường. Chính điều này đã làm doanh thu của Coca Cola sụt giảm đáng kể, gây không ít khó khăn cho công ty.

    #qalogistics #cocacola #supplychain