Báo cáo: Đánh giá hiệu quả vận tải trong dịch vụ logisitcs



  • **1. Tổng quan về vận tải và vai trò của vận tải trong logistics:

    1.1. Khái niệm:**
    Có rất nhiều cách hiểu về vận tải hay vận chuyển. Đây là một hình thức lao động dựa trên nguyên tắc vật lý xuất hiện từ rất lâu đời. Vận tải hiểu đơn giản là quá trình tác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, lao động hàng ngày của con người và không thể thiếu trong một xã hội có phân công lao động. Như vậy, có thể nói hoạt động vận tải đã ra đời từ khi loài người xuất hiện. Ban sơ vận tải thường gắn với các hoạt động khuân, vác, gánh, nâng…của con người trong xã hội nguyên thủy. Sau này khi hình thái kinh tế xã hội của con người ngày càng trở nên phức tạp thì các hình thức vận tải ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa. Và theo thời gian, dần hình thành nên dịch vụ vận tải.

    Cùng với sự hình thành của hàng hóa, nhu cầu đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cũng xuất hiện. Vận tải là hoạt động di chuyển một đối tượng như hàng hóa, hành khách từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Nó là một ngành sản xuất đặc biệt, luôn đồng hành cùng sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại.
    Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay. Người ta có thể quy đổi nó thành khái niệm để thanh toán, như hàng hóa có tấn hàng hóa, tấn km hàng hóa, cũng vậy, hành khách và hành khách km.
    Logistics luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuât và lưu thông hàng hóa. Nguyên vật liệu sản xuất chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển,…Hàng hóa tiêu dùng tại các chợ, siêu thị được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ. Tất cả các quá trình trong chuỗi logistics được kết nối với nhau bằng hoạt động vận tải.

    1.2. Vai trò:
    Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông. Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
    Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đoi lại của con người. Hiện nay mục đích thương mại chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các giao dịch vận tải. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Chính vì thế giao thông vận tải luôn là yếu tố cần phải đi trước trong lộ trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
    Đối với hoạt động logistics nói chung, vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ chức logistics luôn quan tâm đến việc cải thiện chuỗi cung ứng và tăng năng lực cạnh tranh, thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải, trong đó đặc biệt là tiết giảm một cách hợp lý chi phí và thời gian vận tải.

    1.3. Các loại hình vận tải chính:

    Đường bộ: phổ biến nhất, hàng ngày xung quanh chúng ta: hàng hóa, hành khách, vật liệu, đồ gia dụng…Vận tải bộ là không thể thiếu với cuộc sống hàng ngày.
    Đường sắt: chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Vận tải đường sắt cả hành khách lẫn hàng hóa, cũng sẽ rất thuận lợi, nếu đầu tư đúng mức. Nhìn những nước phát triển sẽ thấy ngay. Chẳng hạn nếu hệ thống đường sắt tốt, tàu chạy được khoảng 150km/h. Bạn đi từ Hà Nội đến Tp.HCM chỉ mất khoảng 8-10 tiếng. Còn từ Hải Phòng đi Hà Nội như tôi thỉnh thoảng vẫn đi, chỉ chưa đến 1 tiếng. Quá là thuận lợi, và an toàn hơn đi ô tô nhiều.
    Đường thủy (vận tải biển, thủy nội địa): chiếm gần 80% lượng hàng chuyên chở, thích hợp với những hàng hóa khối lượng lớn, hàng rời (hàng xá), giá trị đơn vị không cao, không cần vận chuyển gấp.
    Đường hàng không: thích hợp với những mặt hàng giá trị cao, khối lượng không lớn, thời gian vận chuyển cần nhanh chóng, với cự ly xa. Loại hình này ở Việt Nam chưa phát triển mạnh ở nội địa: chủ yếu bưu kiện và thư tín. Nhưng với quốc tế, thì vận chuyển hàng air cũng là một lĩnh vực sôi động, hấp dẫn với các công ty dịch vụ vận chuyển.
    Đường ống: rất đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu lửa … Phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.
    Vận tải đa phương thức: Cùng với sự phát triển của các chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu cao về các dịch vụ trọn gói trong logistics, vận tải đa phương thức (nhiều loại hình vận tải kết hợp trong một gói dịch vụ) cũng ra đời và ngày càng có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng, khối lượng vận tải hàng hóa đạt 1.189,4 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, khối lượng luân chuyển đạt 221,3 tỷ tấn.km, tăng 6,4%, trong đó vận tải trong nước đạt 1.162,1 triệu tấn, tăng 10,3% và 111,4 tỷ tấn.km, tăng 11,4%; vận tải ngoài nước đạt 27,4 triệu tấn, tăng 0,4% và 109,9 tỷ tấn.km, tăng 1,8%.
    Xét theo ngành vận tải, đường bộ đạt 922,2 triệu tấn, tăng 10,6% và 59,1 tỷ tấn.km, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; đường thủy nội địa đạt 205,2 triệu tấn, tăng 7,4% và 43,6 tỷ tấn.km, tăng 8%; đường biển đạt 57,3 triệu tấn, tăng 9,6% và 115,1 tỷ tấn.km, tăng 3,1%; đường sắt đạt 4,5 triệu tấn, tăng 8,1% và 2,9 tỷ tấn.km, tăng 12,6%; đường hàng không đạt 262,1 nghìn tấn, tăng 8,8% và 675,9 triệu tấn.km, tăng 9,7%.

    2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động vận tải trong logistics:
    Tiêu chí nhanh chóng, kịp thời (JIT): người vận tải phải làm sao để thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng là nhỏ nhất có thể. Điều đó phụ thuộc vào thời gian phương tiện di chuyển, thời gian xếp dỡ hàng hóa và thời gian không tác nghiệp vận chuyển do thời tiết, khí hậu hay do sự kết nối các phương tiện vận tải không liên tục,…đảm bảo chính xác về thời gian giao nhận lô hàng và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa.
    Tiêu chí an toàn trong quá trình vận chuyển: hàng hóa không bị hư hỏng, không thất thoát hàng hóa và chất lượng hàng hóa được đảm bảo như ban đầu
    Tiêu chính linh hoạt: khi có vấn đề bất thường xảy ra yêu cầu phải thay đổi các phương thức vận tải hay địa điểm xếp dỡ lô hàng cho phù hợp với thực tế, đòi hỏi nhà vận tải phải hết sức linh hoạt để đưa ra phương án chuyển đổi đảm bảo lô hàng được vận chuyển thuận lợi.
    Tiêu chí giá dịch vụ: chất lượng dịch vụ tốt đi kèm với mức giá hợp lý luôn là một sự lựa chọn tối ưu.
    VITIC tổng hợp và phân tích.

    #qalogistics #hieuquavantai


Hãy đăng nhập để trả lời