Những phân khúc tiềm năng trong thị trường logistics ASEAN



  • ASEAN đang chứng kiến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu với sức mạnh tiêu dùng và sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là hình thức mua hàng tiêu dùng trực tuyến B2C. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu về logistics vì người tiêu dùng yêu cầu nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn trong số rất nhiều lựa chọn khác. Với tăng trưởng GDP khoảng 5,2% trong năm 2017 và 2018, khu vực này đang được hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư và xuất khẩu mạnh mẽ hơn, với mức tăng trưởng cao hơn của Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

    1.Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng:
    Các yếu tố sẽ tăng cường tiềm năng tăng trưởng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại khu vực này gồm có:

    1.1.Thị trường phần mềm chi phí thấp và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0

    Sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc đối với tiêu dùng trong nước đã dẫn tới việc chuyển các quy trình sản xuất sang ASEAN nơi vẫn có lợi thế về giá nhân công. Ngoài ra, một số nước ASEAN bắt đầu thể hiện lợi thế về khả năng thiết kế và gia công các phần mềm có chi phí thấp, trong đó có các phần mềm trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử.
    Công nghệ số là lĩnh vực mà ASEAN có nhiều tiềm năng nhất, cả với tư cách là người tiêu dùng và nhà sản xuất với dân số hơn 650 triệu người. Theo nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế, các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi thế lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nếu biết tận dụng thời cơ.

    1.2. Nhu cầu cải thiện hiệu quả các chuỗi cung ứng xuyên biên giới

    Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có tay nghề, thiếu kiến thức về kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển đã dẫn đến sự không hiệu quả trong chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng logistics của ASEAN. Các giải pháp để tăng hiệu quả là sử dụng dịch vụ logistics chuyên nghiệp thay vì tự tổ chức hoạt động logistics một cách chắp vá, kém hiệu quả. Những lựa chọn trước tiên có thể từ các công ty quốc tế, sau đó là các doanh nghiệp trong ASEAN sớm có biện pháp đổi mới, cải tiến, tạo ra cơ hội thị trường cho dịch vụ logistics phát triển.

    1.3. Nhu cầu đối với dịch vụ 3PLs tích hợp

    Các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PLs) cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề logistics. Việc thành lập các nhà bán lẻ đa thương hiệu và bán lẻ quy mô lớn trong khu vực đã dẫn đến nhu cầu các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình phân phối nhanh chóng và an toàn. Một số nhà cung cấp dịch vụ nhiều triển vọng phát triển trong khu vực này là Panalpina, Toll, Sinotrans, UPS International, Fedex và Yamato Transport.
    Nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập trong khu vực là một cơ hội thị trường khổng lồ cho các công ty logistics có thể thành công trong môi trường ASEAN mở rộng.

    2. Một số cơ hội đang nổi lên bao gồm:

    2.1. M&A:

    Một trong những xu hướng đang lên trong ngành logistics của ASEAN là M&A để tạo ra sự kết hợp giữa các nền tảng logistics của địa phương với nghiệp vụ và kinh nghiệm logistics của quốc tế. Ví dụ, việc mua lại APL Logistics (Singapore) của Kintetsu World Express của Nhật Bản vào năm 2015 (với 1,2 tỷ USD); việc sáp nhập Franklin Templeton PE với Indo-Trans Logistics, một trong 3 công ty logistics hàng đầu của Việt Nam; và việc mua lại Tidiki Logistics của Singapore bởi Yamato Transport của Nhật Bản. Đây là một số hợp đồng M&A trong lĩnh vực logistics có tác động lớn đến tâm lý và sự vận động đến những thị trường logistics chuyên nghiệp.

    Với việc nhiều nhà khai thác toàn cầu tập trung vào khu vực ASEAN làm trung tâm sản xuất của họ, các công ty 3PLs có thể cùng nhau vận chuyển, giải phóng mặt bằng và hải quan sẽ tăng lên.

    2.2 Dịch vụ xe chở hàng xuyên biên giới (Cross-border trucking)

    Với sự ra đời của AEC, các công ty xe tải trong nước có thể vượt qua biên giới quốc tế để cung cấp dịch vụ vận tải liền mạch nối Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

    2.3. Dịch vụ OCM (Origin Cargo Management)

    Các doanh nghiệp OCM quản lý và cung cấp các chuỗi cung ứng quốc tế ngoài các chức năng như ngăn chặn tình trạng quá tải trong các kho, sắp xếp vận chuyển trong nước, cải thiện tình trạng sẵn có và quản lý kho và cho thuê kho hàng. Nhiều nhà sản xuất toàn cầu như Nike, Adidas và H & M đang mở các nhà máy ở ASEAN, do đó tạo ra cơ hội phát triển ngành logistics chuỗi cung ứng, hoặc ít nhất là dịch vụ vận chuyển cho các doanh nghiệp logistics tại ASEAN.

    Với OCM, các công ty logistics có cơ hội nắm bắt toàn bộ chuỗi cung cấp back-end và đạt được giá trị gia tăng cao hơn.

    2.4. Hoạt động logistics cho các dự án cơ sở hạ tầng

    Với việc đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và hình thành Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á, các dự án mới sẽ dễ dàng hơn về tài chính. Điều này cũng mở đường cho sự gia tăng của các dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Các công ty tham gia vào việc xử lý logistics cho các dự án như cung cấp dịch vụ lắp ráp và tháo gỡ thiết bị, hàng hóa, vật liệu trước và sau khi vận chuyển có thể tận dùng từ sự bùng nổ của các dự án cơ sở hạ tầng này trong ASEAN.

    2.5. Logistics cho chuỗi cung ứng lạnh

    Với lợi thế sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản, logistics cho hàng đông, lạnh ở ASEAN có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong lĩnh vực này ở quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là các hộ gia đình, các thương nhân không chuyên nghiệp.

    Sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm chế biến tại ASEAN dẫn đến những mối quan tâm ngày càng tăng lên về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí cần đáp ứng những tiêu chuẩn rất khắt khe của các thị trường tiêu dùng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc.... Có rất nhiều cơ hội cho người công ty mới tham gia vào thị trường trong các lĩnh vực như sản xuất xe làm lạnh, cung cấp thiết bị kiểm soát nhiệt độ và tư vấn tổ chức lắp đặt, vận hành dây chuyền hàng đông, lạnh.

    Quy trình chuỗi cung ứng lạnh

    Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là không ít thử thách. Những công ty mới đang nhanh chóng tạo ra hàng hóa cuối cùng bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân phối chi phí thấp do các nhà sản xuất Trung Quốc và Ấn Độ thực hiện như Taobao. Họ giúp thị trường cạnh tranh sôi động hơn, nhưng cũng có thể dẫn đến cuộc đua về giá kéo theo việc giảm chất lượng dịch vụ và dễ khiến thị trường thiếu đi sự kết nối.

    VITIC tổng hợp theo "The ASEAN logistics industry: A growing connectivity hub"/ www.spireresearch.com

    #qalogistics #logisticsasean