Quản lý tồn kho dự phòng trong chuỗi cung ứng phân cấp



  • Trên lý thuyết, mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng đều có một sự phân phối về cung và cầu xác định để qua đó doanh nghiệp có thể thiết lập mức tồn kho dự phòng (safety inventory) cần thiết. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện khác trong chuỗi cung ứng đa cấp.

    Nhà bán lẻ cần phải nhận thức được nhu cầu thị trường cũng như những biến động của nguồn cung để thiết lập mức tồn kho dự phòng.
    Nhà bán lẻ cần phải nhận thức được nhu cầu thị trường cũng như những biến động của nguồn cung để thiết lập mức tồn kho dự phòng.
    Có thế lấy ví dụ bằng một chuỗi cung ứng đa cấp cơ bản gồm một nhà cung cấp và một nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ cần phải nhận thức được nhu cầu thị trường cũng như những biến động của nguồn cung để thiết lập mức tồn kho dự phòng. Tuy nhiên, những biến động của nguồn cung lại phải phụ thuộc vào tồn kho dự phòng của nhà cung cấp.

    Trong trường hợp đó, nếu nhà cung cấp có đủ hàng tồn kho khi nhà bán lẻ đặt hàng, thời gian giao hàng sẽ tương đối ngắn và ngược lại. Do vậy, việc nhà cung cấp tăng mức tồn kho dự phòng của chính mình có thể giúp giảm mức tồn kho dự phòng của nhà bán lẻ. Tóm lại, có thể nói mức tồn kho dự phòng ở mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng đa cấp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

    Tồn kho bậc thang

    Đến đây, một khái niệm mới có tên “tồn kho bậc thang” xuất hiện – đó chính là tổng lượng hàng tồn kho từ một mắt xích bất kì đến mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Tồn kho bậc thang của một nhà bán lẻ là lượng hàng lưu kho hoặc lượng hàng cung ứng đang đang được vận chuyển.

    Trong khi đó, tồn kho bậc thang của một nhà phân phối lại bao gồm tất cả lượng tồn kho của các nhà bán lẻ được cung ứng bởi nhà phân phối đó.

    Trong chuỗi cung ứng đa cấp, điểm đặt hàng lại (reorder point) hoặc mức tồn kho cần đảm bảo (order-up-to level) tại mọi mắt xích của chuỗi cung ứng đều cần được thiết lập dựa trên tồn kho bậc thang chứ không phải theo tồn kho riêng của mắt xích đó. Do vậy, nhà phân phối nên quyết định mức tồn kho dự phòng dựa trên mức tồn kho dự phòng của tất cả nhà bán lẻ mà nhà phân phối đó cung ứng.

    Điều kiện cần để đưa ra quyết định lượng tồn kho
    Nếu tất cả bộ phận của một chuỗi cung ứng đều muốn quản lý tốt lượng tồn kho bậc thang của mình, việc phân chia lượng tồn kho cho mỗi bộ phận là điều rất quan trọng. Phân chia tồn kho ngược chiều chuỗi cung ứng (trong đó bộ phận xa khách hàng nhất sẽ được lưu kho nhiều nhất) giúp giảm thiểu lượng tồn kho ở mỗi giai đoạn.

    Bộ phận kho xa khách hàng nhất sẽ được có tồn kho cao nhất.
    Tuy nhiên, việc phân chia như vậy làm tăng khả năng có một khách hàng phải chờ đợi chỉ vì mắt xích gần nhất trong chuỗi cung ứng – có thể là một nhà bán lẻ – không thể cung cấp sản phẩm theo yêu cầu.

    Do đó, trong chuỗi cung ứng đa cấp, mỗi quyết định đưa ra cần phải được dựa trên lượng tồn kho dự phòng của các bộ phận khác nhau. Nếu chi phí lưu kho cao và khách hàng có thể chấp nhận trì hoãn giao hàng, lượng lưu kho dự phòng nên được phân chia ngược chiều chuỗi cung ứng để tận dụng lợi ích của việc lưu kho kết hợp.

    Ngược lại, nếu chi phí lưu kho rẻ và khách hàng thường thiếu kiên nhẫn, doanh nghiệp nên lựa chọn phương án phân chia tồn kho dự phòng xuôi chiều chuỗi cung ứng, tức là mắt xích gần khách hàng nhất sẽ có lượng lưu kho cao nhất.

    Biên tập: Quang Nghĩa