Bài học từ một vụ tranh chấp trong lĩnh vực vận tải và giao nhận



  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên đã đồng ý có thể thay đổi các điều khoản trong hợp đồng nhưng lại không chắc liệu có cần phải lập phụ lục cho những thay đổi này hay không.

    Các doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ bổ sung cho nhau nhưng không biết đó là nghĩa vụ hợp đồng hay chỉ là một sự hỗ trợ đơn thuần. Và khi thu hồi khoản nợ, liệu những dịch vụ này có được quy định khác với các điều khoản hợp đồng xét về thể loại và nội dung của tài liệu hay không. Không nghiên cứu kỹ lưỡng Tiêu chuẩn Điều khoản Thương mại cho doanh nghiệp Logistics (được quy định rõ trong các chứng từ khi giao dịch) có thể dẫn đến những hệ quả trong không mong đợi trong quá trình thực hiện hợp đồng.

    Tóm tắt tranh chấp giữa hai bên
    Một doanh nghiệp dịch vụ Logistics (Nguyên đơn) đã ký một Hợp đồng chuyển chở (Hợp đồng) với một công ty xuất nhập khẩu (Bị đơn) để vận chuyển thiết bị và máy móc bằng container. Hình thức vận tải là đa phương thức kết hợp đường biển và đường bộ từ một cảng châu Âu đến nhà máy của bị đơn tọa lạc tại địa phận tỉnh Quảng Ninh.

    Trước và sau khi ký kết hợp đồng chuyên chở, bị đơn liên tiếp gửi email yêu cầu nguyên đơn phải báo cước suất của quãng đường vận chuyển từ cảng biển đến Nhà máy. Nguyên đơn đã thực hiện yêu cầu báo cước suất từ cảng bốc hàng đến CY của cảng Hải Phòng và bị đơn cũng đã chấp nhận những thư báo giá này mà không có phàn hồi gì thêm.

    Hai bên đã ký bổ sung phụ lục hợp đồng về số lượng hàng hóa trong đợt vận chuyển đầu tiên là 3 container với cưới phí vận tải, phụ phí và phí chuyên chở từ Hải Phòng đến nhà máy, phí thông quan. Hai bên đã đàm phán vận chuyển tất cả 13 đợt như vậy; Bị đơn đã gửi yêu cầu cho nguyên đơn về việc phản hồi các thư báo giá tương ứng cho mỗi đợt vận chuyển.

    Nội dung của 13 thư báo giá có ghi rõ phí vận chuyển chặng chính từ cảng bốc hàng đến cảng Hải Phòng và đã được phía bị đơn chấp nhận. Sau khi hoàn thành 13 chuyến hàng, với các yêu cầu thanh toán cho quá trình vận chuyển và chi phí dịch vụ hải quan là 2.168.382.175 VND, lãi phạt chậm trả là 197.187.653 VND đã được thông báo đến cho bên bị đơn. Song, bị đơn chỉ thanh toán 544.820.950 VND cho chuyến hàng số 1, 2 và 3, 10 chuyến còn lại vẫn chưa được thanh toán. Công ty dịch vụ Logistics đã khởi kiện doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cơ quan trọng tài thương mại, yêu cầu bị đơn thanh toán số dư 1.623.561.225 VND cùng số tiền lãi phạt chậm thanh toán 197.187.653 VND.

    Bảng phân tích của Hội đồng trọng tài và bài học quý giá
    Bị đơn đã phản bác cho rằng Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng không áp dụng với tất cả 13 chuyến hàng mà chỉ áp dụng cho những chuyến hàng được nêu trong Phụ lục hợp đồng, tức là, 3 container trong chuyến hàng đầu tiên. Với những chuyến hàng còn lại, bị đơn cho rằng hai bên cần phải ký kết một hợp đồng mới, dù cho bị đơn đã chấp nhận 13 thư báo giá. Thực tế, bị đơn đã thanh toán cho nguyên đơn 544.820.950 VND là khoản chi phí của 3 chuyến hàng đầu tiên.

    Và với hành động này, bị đơn đã ngầm hiểu và chấp nhận là Hợp đồng cùng phụ lục hợp đồng được áp dụng cho tất cả những chuyến hàng được thực hiện sau chuyến đầu tiên. Tham chiếu theo Khoản 2, Điều 408 của Bộ luật Dân sự năm 2005, 13 thư báo giá (cung cấp cước suất vận tải đường biển) mà bị đơn chấp nhận cũng được xem là một phần phụ lục của Hợp đồng.

    Bị đơn cho biết phía cung cấp dịch vụ vận tải phải thực hiện chuyến hàng bằng đường biển và đường bộ đến nhà máy theo quy định của Hợp đồng. Vì thế, họ không thanh toán cho phần vận chuyển bằng đường bộ. Trên thực tế, lý do được đưa ra là bị đơn đã ký kết một hợp đồng với một doanh nghiệp khác để vận tải số hàng này từ CY đến Nhà máy thông qua vận tải đường bộ mặc dù vẫn yêu cầu phía nguyên đơn gửi thư báo giá.

    Vì vậy, theo Khoản 2, Điều 408 của Bộ luật Dân sự năm 2005, (phí) dịch vụ chuyên chở đường bộ được hai bên thống nhất thay đổi so với Hợp đồng cũng như phụ lục. Bị đơn cũng không nhận được bất cứ báo cáo nào về tổn thất, hư hỏng hoặc chậm trễ giao hàng trong tất cả 13 chuyến hàng sau khi tàu cập cảng Hải Phòng. Vì vậy, theo Điều 96 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005, bị đơn đã nhận 13 đơn hàng đầu đủ và đúng quy cách, không có căn cứ để từ chối thanh toán cho những phí chuyên chở hay phí dịch vụ.

    Bị đơn sau đó có nói việc ký kết chấp nhận và đối chiếu xác nhận thu hồi nợ tồn động không được thực hiện mỗi tháng, vì vậy không có khoản phạt cho thanh toán trễ. Theo điều 4 của Hợp đồng, nguyên đơn đã gửi chứng từ thanh toán và phạt thanh toán chậm hàng tháng nhưng phía Bị đơn chỉ có giấy báo nợ cho mỗi chuyến hàng, không có giấy báo phạt thanh toán trễ.

    Phía nguyên đơn chỉ có 3 bức thư chính thức yêu cầu thanh toán cước phí cho 13 chuyến hàng với tổng số dư báo là 2.168.382.175 VND. Tuy nhiên, bị đơn chỉ mới thanh toán 544.820.950, nghĩa là số dư tồn đọng chỉ là 1.623.561.225 VND. Vì thế, hội đồng Trọng tài phán quyết là nguyên đơn không có đủ căn cứ để yêu cầu thanh toán phạt nộp chậm trả 197.187.653 VND theo Khoản 2, Điều 6 của Hợp đồng.

    Bị đơn cho biết nguyên đơn đã được ủy thác làm môi giới hải quan và đăng ký danh sách hàng hóa nhập khẩu nhưng không có bằng chứng cho sự ủy quyền này. Trong số 13 thư báo giá, nguyên đơn chỉ đề cập đến chi phí và lệ phí cho dịch vụ thông quan chứ không đề cập đến quyền hạn làm môi giới hải quan. Theo Khoản 7, Điều 4 của Luật Hải quan năm 2005 và Khoản 1, Điều 2 của Thông tư Số 80/2011/TT-BTC ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2011, trong trường hợp nguyên đơn được ủy quyền làm môi giới hải quan, người làm tờ khai hải quan phải có tên của nguyên đơn và do nguyên đơn thực hiện.

    Thực tế cho thấy những người thực hiện tờ khai hải quan được đề cập trong 13 lần thông quan lại là bị đơn, và bị đơn vẫn phát hành các thư giới thiệu xác nhận nhân viên của nguyên đơn chính là người của bị đơn gửi tới để thông quan hàng hóa.

    Căn cứ trên tình tiết này, Hội đồng Trọng tài nhận thấy nguyên đơn không phải là môi giới hải quan mà chỉ là nhân viên thực hiện thông quan cho phía bị đơn. Ngoài ra, theo Điều I.3 của “Quy chuẩn điều kiện thương mại” do Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam ban hành mà cả hai bên đã thống nhất (Trong hợp đồng và các thư báo giá), khi thực hiện thủ tục hải quan, nguyên đơn được xem là người thực hiện quy trình thông quan trên danh nghĩa của bị đơn và vì thế không có tư cách của một môi giới hải quan. Vì vậy, việc chậm trễ trong thông quan dẫn tới phí lưu kho bãi là hoàn toàn thuộc về lỗi của bị đơn.

    Theo Trọng tài viên Ngô Khắc Lễ
    Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam



  • https://luatkeypoint.vn/linh-vuc/
    #luat keyPoint #tuvanluat #tuvanPhaply
    #tuvandautu #thutucxuatnhapkhau #sohuutritue
    #trongtai



  • Luật Key Point

    Tư vấn tranh chấp trong lĩnh vực vận tải và giao nhận
    #luat keyPoint #tuvanluat #tuvanPhaply
    #tuvandautu #thutucxuatnhapkhau #sohuutritue
    #trongtai
    www.luatkeypoint.vn