Ops trong logistics là gì?



  • Có nhiều bạn khi tìm hiểu về ngành logistics và các vị trí công việc trong ngành logistics đều có thắc mắc về vị trí ops trong logistics là gì? Vị trí ops làm gì? Lương Ops có cao không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

    1.Ops trong logistics là gì?
    Ops trong logistics là viết tắt của từ Operations – hiện trường/ giao nhận. Vậy vị trí ops trong logistics là vị trí nhân viên giao nhận hiện trường. Ops trong logistics làm gì?, đặc điểm của vị trí này như thế nào?

    Vị trí này yêu cầu đi lại thường xuyên, vất vả nhất, làm nhiều quen dần, yêu cầu không cao như các vị trí khác: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

    Những công việc của vị trí giao nhận hiện trường phải làm:

    Nhận bộ chứng từ xuất-nhập từ sales/docs và đi nộp thuế, thông quan hải quan hàng xuất hoặc đi lấy hàng (hàng nhập) tại chi cục, ICD (cảng nội địa), cảng, sân bay. học xuất nhập khẩu

    Nhận hồ sơ và yêu cầu từ sales/docs đi làm các chứng từ như C/O, Fumi, Phyto, giấy phép, chứng nhận…hay phải đi kiểm hóa, hỗ trợ đi phân tích phân loại. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

    Khai truyền hải quan hoặc hỗ trợ nhân viên chứng từ (CS) khai khi cần thiết..

    2.Câu chuyện thực tế về vị trí giao nhận hiện trường ops

    Anh Tâm là nhân viên hiện trường làm cho công ty xuất khẩu nông sản, anh là người trực tiếp giao dịch với đối tác, tiến hành thuê phương tiện vận tải, thanh toán tiền hàng và làm các thủ tục Hải quan để xuất khẩu lô hàng nông sản. Hàng hóa nông sản xuất khi xuất đi cần phải đạt chuẩn theo yêu cầu nên anh phải kiêm luôn việc lấy mẫu, xin kiểm định thực vật để có được giấy xác nhận của cơ quan kiểm định.

    Anh thường xuyên phải đi đây đi đó, phải đi ra cảng, đi tới cơ quan làm kiểm tra chuyên ngành, làm C/O tại Bộ Công thương hoặc Phòng VCCI.

    Do phải di chuyển nhiều và làm việc dưới cường độ cao nên trang phục cũng cần sự thoải mái, thuận tiện, quần bò và áo phông đóng thùng được anh tận dụng tối đa. Với anh Tâm, việc phải ăn vội cơm hộp buổi trưa dưới cái nắng chang chang tại cảng, ngồi chờ xe tải chở hàng đến để giám sát khâu đóng hàng, bốc xếp hàng lên container là điều hết sức bình thường. Anh học được rất nhiều về tinh thần làm việc không ngại ngày đêm từ những đối tác đặc biệt là… cánh tài xế, bốc dỡ. Từ ngày chuyển sang làm nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu, anh ngày càng năng động hơn, mềm mỏng hơn do phải tiếp xúc nhiều với các cơ quan Nhà nước mẫu giấy ủy quyền nhận tiền

    Việc đi ra ngoài nhiều như vậy tất nhiên anh cũng nhận được sự quan tâm của công ty. Anh không quản ngại nắng mưa để làm việc, để lô hàng được giao nhận đúng thời điểm nên hàng ngày bên cạnh lương cứng, anh cũng được hưởng thêm tiền hỗ thêm từ công ty. Ví dụ, làm bộ hồ sơ chỉ mất 150,000đ thì anh có thể kê khai trong chi phí là 250,000đ, quản lí ở doanh nghiệp xuất nhập khẩu biết điều này nhưng thường tạo điều kiện cho nhân viên ops vì những vất vả của họ.