4 BÀI HỌC VỀ PR BẠN CÓ THỂ HỌC HỎI TỪ QUÁ KHỨ



  • Hiện nay, tin tức có thể được lan truyền xa hơn, nhanh hơn và trực tiếp hơn bao giờ hết. Cuộc cách mạng kỹ thuật số - dù chỉ mới diễn ra trong thập kỷ vừa qua, đã mãi mãi thay đổi cách thức thực hiện hoạt động PR.

    Trong quá khứ, con người dành rất nhiều sự quan tâm và nỗ lực để xây dựng các thông điệp và phát triển các bài thuyết trình mang tính quảng cáo. Ví dụ, Julius Caesar đã miêu tả những chiến công chói lọi của mình một cách rất sinh động và thuyết phục trong một bài phát biểu vào năm 50 trước công nguyên, và đã thành công trong việc chứng minh được với người dân thành Rome rằng ông là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí lãnh đạo đất nước. Khi kết hợp khả năng sử dụng tiếng Ai Cập thành thục và những kiến thức về toán học trở thành một chiến thuật truyền thông, nữ hoàng Cleopatra đã cải thiện được các mối quan hệ và khôi phục nền kinh tế bất ổn ở Ai Cập thời cổ đại.

    Hiện nay, tin tức có thể được lan truyền xa hơn, nhanh hơn và trực tiếp hơn bao giờ hết. Cuộc cách mạng kỹ thuật số - dù chỉ mới diễn ra trong thập kỷ vừa qua, đã mãi mãi thay đổi cách thức thực hiện hoạt động PR.

    Tuy nhiên, nếu nghiên cứu đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy một số manh mối thú vị từ quá khứ là hình mẫu cho những chiến lược PR hiệu quả ngày nay. Bằng chứng ư? Dưới đây là 4 bài học quan trọng về hoạt động PR ngay từ thời cổ đại.

    CUNG CẤP THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG CÓ SỨC THUYẾT PHỤC
    Có lẽ một trong những khó khăn lớn nhất làm đau đầu những nguời làm tiếp thị ngày nay là việc không thể thuyết phục được khách hàng. Aristotle là một bậc thầy của truyền thông có sức thuyết phục, đặc biệt là khả năng phát triển lập luận thuyết phục của ông. Sự thành công của mọi thông điệp nằm ở khả năng truyền cảm hứng cho sự tận tâm của người khác.

    Từ khi con người phát minh ra ngôn ngữ cho đến thời kỳ công nghệ thần tốc ngày nay, ngôn từ luôn nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ngày nay, nhiều chuyên gia quan hệ công chúng đã thay thế nhưng lý lẽ thuyết phục bằng những thông điệp có thể đến với tất cả mọi người nhưng lại không thể chạm tới trái tin và tâm trí của họ. Ngôn ngữ là một công cụ vô cùng mạnh mẽ, tuy nhiên lại thường bị sử dụng không đúng cách.

    TRUYỀN THÔNG THÔNG QUA VIỆC KỂ CHUYỆN
    Julius Caesar là người đã tạo ra các bản tin công cộng đầu tiên dành cho công dân, trên đó có đăng những câu chuyện hấp dẫn về những chiến thắng trên chiến trường và chính trường của ông. Trong cuốn “Tell to Win”, Peter Guber đã bàn luận về việc kể chuyện có thể khiến khách hàng ngạc nhiên và thích thú ra sao, chứ không hề khô khan như những con số. Theo Gruber, những câu chuyện luôn châm ngòi nổ cho hành động, lôi kéo mọi người thực hiện chúng. Những câu chuyện có mục đích - những câu chuyện có thể tạo ra một nhiệm vụ cụ thể trong tâm trí người nghe - là yếu tố cần thiết để thuyết phục người khác ủng hộ một tầm nhìn, một giấc mơ hay một lý do nào đó.

    TRÁNH “BÓP MÉO SỰ THẬT”
    Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Socrates tin rằng truyền thông nên dựa trên những thông tin có thật. Cho dù việc “bẻ cong sự thật” có thể khiến nội dung truyền thông của bạn có tính cạnh tranh hơn hay linh hoạt hơn thì, các chuyên gia quan hệ công chúng thường không thể xác định ranh giới rõ ràng giữa tính xác thực và sự sáng tạo.

    Ngày nay, hình thức “bóp méo sự thật” truyền thống đang dần bị thay thế bởi một cách tiếp cận mở và minh bạch hơn để tiếp thị nhằm đến việc xây dựng niềm tin trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng phức tạp. Nếu nói dối, bạn sẽ bị phát hiện . Thiết lập một môi trường thông tin phản hồi và hồi đáp công khai là một bước tiến lớn của PR.

    TRỞ NÊN THÂN THIẾT VỚI CÁC KHÁN GIẢ MỤC TIÊU CỦA BẠN
    Cuối thế kỷ 25 trước Công nguyên, Ptahhotep, một quan chức - đồng thời là một nhà văn Ai Cập cổ đại, đã khẳng định niềm tin vào việc nhắm đến lợi ích cụ thể của khán giả. Ngày nay, điều đó được hiểu thành sự hiểu biết về các độc giả mục tiêu trên kênh phương tiện truyền thông của bạn. Cho dù mục tiêu là có thể tương tác với người đọc trên bài viết hoặc để đưa ra một thông điệp được kiểm soát nhiều hơn thông qua một bên thứ ba phụ trách in ấn, bạn phải hiểu rõ mục tiêu của mình một cách kỹ lưỡng nhất. Thực tế là tin tức bạn quảng cáo trên các phương tiện truyền thông có thể chỉ có chút ít giá trị đối với người dùng cuối, bởi vì nó mang tính khuyến mại nhiều hơn là tính hữu dụng.

    LỜI KẾT

    Trải qua thời gian và với sự ra đời của truyền thông trực tuyến tinh vi, có một điều bất biến: Tất cả chúng ta có thể học hỏi ít nhiều từ quá khứ. Khi nói đến quan hệ công chúng, việc chúng ta nhìn lại quá khứ trước khi hướng tới tương lai lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.



  • Thương hiệu cá nhân ngày càng quan trọng
    Cần PR bản thân..


Hãy đăng nhập để trả lời