“Dòng thông tin” trong dịch vụ logistics



  • (VLR) “Dòng thông tin” được hiểu là một trong ba nhân tố (hàng hóa, tiền tệ, thông tin) tạo nên bản chất cốt lõi của dịch vụ logistics. Tích hợp ba dòng chảy này sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời (Intime) và tạo ra hiệu quả kinh tế cho các DN. Sự liên kết kinh tế mang tính toàn cầu, gắn liền với container hóa là cuộc cách mạng trong quản lý kinh doanh quốc tế trong thế kỷ 20.
    “Dòng thông tin” được hiểu là một trong ba nhân tố (hàng hóa, tiền tệ, thông tin) tạo nên bản chất cốt lõi của dịch vụ logistics. Tích hợp ba dòng chảy này sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời (Intime) và tạo ra hiệu quả kinh tế cho các DN. Sự liên kết kinh tế mang tính toàn cầu, gắn liền với container hóa là cuộc cách mạng trong quản lý kinh doanh quốc tế trong thế kỷ 20.

    Hệ thống thông tin hàng hóa (container) trong quá trình vận chuyển từ “Cửa tới Cửa” với các công việc chính: Xếp, dỡ, vận chuyển container (tàu biển, tàu sông, máy bay, ô tô, tàu hỏa), lưu kho, bãi, làm thủ tục xuất, nhập khẩu phù hợp với luật pháp VN và tập quán thương mại quốc tế. “Dòng thông tin” này được mang trên các hóa đơn, vận tải đơn, hợp đồng kinh tế, chứng nhận xuất xứ, bảo hiểm hàng hóa, lịch vận tải, bốc xếp, lưu kho, phương thức thanh toán… các thông tin ấy, được quản lý thông qua hệ thống máy tính càng ngày càng hiện đại.

    THỰC TRẠNG “DÒNG THÔNG TIN” TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VN

    Dòng thông tin của dịch vụ logistics VN

    Trong bài “Tìm hiểu về DN kinh doanh dịch vụ logistics tại VN” đăng trong số báo logistics tháng 5.2013 tác giả có nêu chỉ số xếp loại thông tin của WB trong dịch vụ logistics, VN đạt mức trung bình khá với 3 điểm trên thang bậc 5. Nếu phân tích chi tiết hơn trong dãy số cho thấy:

    • Chỉ số về thủ tục hải quan đạt 2,65 điểm, cao hơn mức trung bình của các nước là 7% nhưng so với bậc mà VN đạt trong bảng xếp hạng thì chỉ đạt 89,3%.

    • Chỉ số thông tin hàng hóa vận chuyển quốc tế trong dịch vụ logistics cuả VN đạt 3,14 điểm, cao hơn mức trung bình 25,6% và cao hơn bậc mà VN đạt trong bảng xếp hạng là 3%.

    • Chỉ số thời gian thực hiện của dịch vụ logistics của VN đưa hàng tới đích đạt 3,64 điểm, cao hơn mức trung bình 45,6% và cao hơn bậc mà VN đạt được trong bảng xếp hạng 21,3%.

    Phân tích kết cấu thông tin trong bảng phân loại logistics toàn cầu cho thấy: Dòng thông tin trong dich vụ logistics của VN đã đạt mức trên trung bình khá. Điều ấy có thể là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

    -VN sau thời kỳ “Đổi Mới “(1986) đã phát triển hệ thống thông tin theo hướng đi tắt, đón đầu với công nghệ hiện đại trên thế giới.

    -Lực lượng lao động trẻ của VN được đào tạo trong và ngoài nước, nhất là đào tạo từ các nước phát triển đã tiếp cận nhanh với CNTT và vận dụng sáng tạo vào đất nước.

    -Nhà nước đã có chính sách khuyến khích phát triển CNTT. Thành lập các trung tâm ứng dụng lớn tại các thành phố như TP.HCM, Hà Nội. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có thương hiệu mạnh trên thế giới đầu tư vào công nghệ và thiết bị thông tin tại VN.

    -VN là thành viên WTO, kinh doanh toàn cầu đã mở ra cho các DN VN cơ hội hợp tác, tạo thuận lợi cũng như thử thách trong cạnh tranh để nhiều DN VN thâm nhập vào hệ thống kinh doanh cùng thắng (Win-Win) trong chuỗi cung ứng toàn cầu…

    Nội dung chính “dòng thông tin”

    Dòng thông tin trong dịch vụ logistics bao gồm 2 loại chính:

    Loại thứ nhất: Thông tin về thời gian, liên quan tới địa điểm. Nó xác định hàng hóa đang ở đâu, ở trạng thái nào trong quá trình di chuyển từ “Cửa” của người cung cấp, tới “Cửa” (Door to Door) của người tiêu thụ. Mảng thông tin này rất quan trọng phục vụ cho dòng thông tin chỉ huy (Chỉ huy và Thực hiện), nó cũng là nhân tố quan trọng nhất trong nghiệp vụ logistics bên thứ 3 (3PL). Chỉ tiêu cụ thể của mảng thông tin này gồm: Thời gian hàng đến, thời gian hàng lưu kho, bốc xếp, thủ tục hành chính, thời gian vận chuyển… Thời gian hàng rời khỏi địa điểm nào đó, thông tin liên quan tới tiền đã tới kịp thời theo quy định thời gian. Sự thành công hay thất bại, có hiệu quả hay không trong cả chuỗi công việc phối hợp trước tiên là nhân tố “thời gian”.

    Loại thứ hai: Thông tin liên quan tới dòng chảy của tiền và hàng, đó là các chứng từ, tài liệu chính sau đây: Chứng từ liên quan tới vận tải biển, vận tải sắt, vận tải thủy, vận tải bộ, vận tải ô tô…; Xuất xứ hàng hóa, giao nhận hàng hóa; Bảo hiểm hàng hóa, phương tiện vận tải…; Chứng từ liên quan tới thủ tục quản lý Nhà nước: Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật…; Chứng từ liên quan tới thanh toán hàng hóa giữa người mua và bán; Chứng từ liên quan tới tranh chấp hàng hóa trong vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận…

    Các thông tin liên quan trên bảo đảm cho dòng chảy của hàng hóa và tiền tệ, đến địa điểm nào đó kịp thời (Intime) theo yêu cầu của khách hàng. Đó là nhân tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh dịch vụ logistics. Với tiến bộ của CNTT hiện nay, VN đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản trị của dịch vụ logistics. Trong bảng xếp hạng dịch vụ logistics của WB, VN đã đạt mức trung bình khá về thông tin trong quản lý dịch vụ logistics toàn cầu, cao hơn Philippin, Indonesia, Ukraine và cả Nga!

    HỆ THỐNG THÔNG TIN HÀNG HẢI TRONG DÒNG THÔNG TIN LOGISTICS VN

    Hàng hóa thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển với khối lượng trên 85%. Nếu ở cảng biển của các nước gây ra chậm trễ do thủ tục hành chính sẽ làm lưu thông hàng hóa bị trở ngại. Chính vì lý do này, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã có công ước tạo thuận lợi cho giao thông Hàng hải Quốc tế (FAL-65). Căn cứ vào công ước này, với tình hình làm thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước tại các cảng VN, thời kỳ 2002, gây phiền hà cho vận tải biển, Chính phủ có quyết định số 55/2002/QĐ-TTg ngày 23.4.2002 thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực TP.HCM. Đây là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính hệ thống cảng biển VN, được dư luận trong và ngoài nước thừa nhận. Rút ngắn thời gian thủ tục từ nhiều giờ xuống còn không quá 1 giờ. Kết quả bước đầu ở cảng khu vực TP.HCM đã được triển khai rộng rãi cả nước, đó là cơ sở của quy chế quản lý Cảng biển được quy định trong nghị định 21/2012/NĐ-CP Ngày 21.3.2012 của Chính phủ.

    VN là thành viên của IMO, đã công nhận FAL-65 từ 2006. Những thông tin về hàng hóa, cảng biển, tàu biển đến và rời khỏi cảng VN đã có thể cập nhật tức thời thông qua Trung tâm thông tin điện tử Hàng hải. Tuy nhiên, hiện nay đang tổ chức quản lý theo hệ dọc, phân tán, lãng phí. Chúng ta cần hình thành cơ sở dữ liệu thông quan việc đánh số cảng biển, số loại hàng hóa, số từng tàu biển (đã có số IMO) theo chuẩn mực thế giới. Nếu hình thành cơ sở dữ liệu thông tin này, kết hợp cùng hệ thống thông tin từ Hải quan, chắc chắn sẽ tạo điều kiện đưa dòng thông tin của dịch vụ logistics tại VN, phục vụ kinh doanh và quản lý Nhà nước tốt hơn.

    Nguồn: http://vlr.vn/
    http://vlhl.vn/


Hãy đăng nhập để trả lời