Đánh giá sự ổn định tài chính của đơn vị cung cấp



  • Không còn gì tệ hơn việc thuê một đơn vị cung ứng logistics hoặc đơn vị vận tải đã từng có tiền lệ phá sản hoặc đóng cửa trước ngày mà bạn có một đơn hàng khổng lồ đã được lên kế hoạch cho khách hàng mới.

    Danny Monson, chủ tịch và giám đốc tài chính của States Logistics Services Inc., đã đưa ra những lời khuyên sau đây dành cho việc xác minh về tính ổn định tài chính của đơn vị cung ứng dịch vụ trước khi bạn hợp tác làm ăn với họ.

    1.Nghiên cứu lịch sử tín dụng của họ.

    Cách đơn giản nhất để xác định một đối tác tiềm năng là lấy được mã số Dun & Bradstreet của họ sau đó hãy chạy một báo cáo tín dụng. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử tín dụng của đơn vị cung cấp với những đối tác khác và cho bạn một cơ hội để chú ý đến bất cứ chi tiết nào có thể liên quan tới doanh nghiệp. Các báo cáo về tín dụng không phải luôn luôn rõ ràng như trắng và đen hoặc đúng và sai, nhưng chúng cung cấp cho bạn các nhìn sâu sắc vào công ty và cho phép bạn hỏi những câu hỏi có liên quan.

    2.Trao đổi về tài liệu tham khảo.

    Đừng chỉ hỏi họ về tài liệu tham khảo. Hãy dành thời gian để thực sự nói chuyện với một ai đó về chúng. Không bao giờ là đủ nếu bạn chỉ gửi một biểu mẫu thông tin. Bạn sẽ có được nhiều chi tiết hơn từ một cuộc gọi cá nhân.

    3.Hãy yêu cầu và xem xét về báo cáo tài chính.

    Rất nhiều công ty hiện nay là công ty tư nhân và không thường xuyên công bố thông tin tài chính hoặc không có báo cáo nào được chuẩn bị bởi kế toán. Tùy thuộc vào tình hình của bạn, điều này có thể không phải là một vấn đề lớn - lấy ví dụ, nếu họ là một đối tác nhỏ và bạn đang vận chuyển một khối lượng thấp thì rủi ro sẽ thấp. Nhưng nếu đối tác là có mối quan hệ chiến lược hơn với công ty của bạn, bạn nên đào sâu hơn để có được loại thông tin này.

    4.Xác minh thông tin ngân hàng.

    Hãy lấy được thông tin ngân hàng của đối tác cung ứng và tìm hiểu tài khoảng này đã tồn tại được bao lâu rồi. Nếu đối tác sử dụng một vài ngân hàng và chuyển đổi liên tục thì đây không phải là một dấu hiệu tốt.

    5.Tìm hiểu xem đơn vị cung cấp có một đường dây tín dụng quay vòng hay không.

    Nếu nhứ tài khoản của đơn vị cung cấp mở rộng thêm một đường dây tín dụng, điều này có thể khẳng định tín dụng của họ rất có giá trị. Nếu công ty có một đường dây tín dụng quay vòng, hãy tìm hiểu xem nó thường được sử dụng như thế nào. Có phải họ đang có một khoản nợ lớn, hay là họ sử dụng đường dây tín dụng này cho những mục đích lưu chuyển tiền tệ? Có phải công việc kinh doanh của họ đang hỗ trợ cho những nhu cầu về lưu chuyển tiền tệ hay là công ty đang gia tăng khoản nợ của chính nó và có lẽ họ đang gặp một vài rắc rối về tài chính?

    6.Đánh giá mức độ đòn bẩy của công ty.

    Nếu một đơn vị cung cấp có một lượng lớn thế chấp hoặc chứng chỉ UCC, họ sẽ xuất hiện trên báo cáo tín dụng. Thông tin này có thể giúp bạn xác định các chủ nợ đảm bảo công ty và cung cấp các hiểu biết sâu sắc hơn về bất cứ giao dịch nào nằm ngoài bảng cân đối mà đối tác của bạn đã tham gia vào.

    7.Hỏi mã số thuế của họ.

    Xác định xem công ty của họ đã có mã số này được bao lâu rồi. Nếu như họ chỉ kinh doanh một thời gian ngắn hoặc chuyển đổi công ty thường xuyên, đây là dấu hiệu cảnh báo. Nếu như bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc vớ họ, chắc chắn rằng bạn sẽ cần nhiều tham khảo.

    8.Xem xét phạm vi bảo hiểm của công ty.

    Phạm vị bảo hiểm thấp hoặc không có bảo hiểm (ví dụ như không có bảo hiểm trộm cắp) có thể chỉ ra một vấn đề tài chính của công ty.

    9.Đánh giá tác động về khối lượng kinh doanh mà công ty bạn sẽ có từ đối tác.

    Xem xét một cách toàn diện về công việc kinh doanh hiện tại của đối tác. Khối lượng của công ty bạn có giúp cho sự tăng trưởng hay không hoặc là làm lệch hướng quá xa?

    10.Hiểu rõ về kế hoạch tăng trưởng kinh doanh của đối tác.

    Hãy làm việc với một công ty liên tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh của nó, lấy ví dụ, họ liên tục phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới.

    ( Theo: Inboundlogistics)