Lệnh Giao Hàng là gì???



  • LỆNH GIAO HÀNG
    (Delivery Order – D/O)
    Do người chuyên chở hoặc đại lý của họ ký phát với mục đích hướng dẫn (yêu cầu) cảng hoặc bộ phận quản lý hàng hoá chuyển giao quyền cầm giữ hàng hoá cho bên được định danh (giao hàng cho người nhập khẩu).
    Lệnh giao hàng được người chuyên chở ký phát sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán đủ những khoản chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hoá như tiền cước (nếu cước chưa trả), phí lưu container quá hạn (nếu có).

    Lệnh giao hàng gồm những nội dung chính sau đây:

    Tên tàu và hành trình
    Tên người nhận hàng
    Cảng dỡ hàng
    Kí mã hiệu hàng hoá
    Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá
    Lệnh giao hàng phải được ký hậu đúng cách (hợp lệ) bởi người vận chuyển hoặc đại lý của họ
    Ký hậu hợp lệ trên D/Container phải là ký hậu của người vận chuyển thực sự hoặc đại lý của họ.

    Riêng trường hợp vận chuyển hàng hoá bằng container thì các hãng khai thác container thường gửi hàng sang tàu của nhau. Tức là trên một con tàu của một hãng nào đó có container của nhiều hãng khai thác khác nhau. Tại cảng đích mỗi hãng khai thác container sẽ phát hành D/Container có ký hậu của họ cho khách hàng, nhưng cảng có thể chỉ được phép giao hàng theo lệnh của hãng có tàu vận chuyển thực sự, bởi thế trong trường hợp này lệnh giao hàng do các hãng khai thác khác phát hành phải có ký hậu của hãng có tàu vận chuyển thực sự thì mới có hiệu lực đối với cảng.

    Người ta cũng có thể thoả thuận cảng sẽ giao hàng theo lệnh trực tiếp của từng hãng khai thác container. Khi đó không cần phải có ký hậu của hãng có tàu vận chuyển thực sự, nhưng điều này cần có quy định cụ thể trong hợp đồng bốc xếp giao nhận mà các hãng tàu ký với cảng.

    Một D/Container được coi là hợp lệ khi:

    Phải được ký hậu đúng cách như đã nói ở trên
    Phải nằm trong thời hạn cho phép
    Hànghoá đang thuộc sự quản lý của cảng
    Vấn đề thời gian hiệu lực cho phép chủ yếu là thời gian có giá trị của lệnh giao hàng. Các hãng tàu đều quy định một khoảng thời gian nhất định, kể từ khi container dỡ khỏi tàu, chủ hàng được miễn phí lưu container. Đây chính là thời gian cần thiết để người nhận hàng thu xếp các thủ tịch liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá và nhận hàng. Nếu quá thời hạn này thì chủ hàng sẽ bị phạt vì lưu container quá hạn. Thời gian tính phạt là khoảng thời gian vượt quá. Phí phạt lưu container sẽ được tính luỹ tiến, với mục đích là nhằm khác phục tình trạng khách hàng chẫm trễ trong việc nhận hàng, biến container của hãng tàu thành nơi chứa hàng của mình. Như vậy, nếu theo lệnh giao hàng mà thời gian hiệu lực không còn nữa thì phải có dấu gia hạn của hãng tàu khai thác container.



  • Những lưu ý khi làm D/O
    Chỉ cần D/O do forwarder phát hành cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên lên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý của hàng tàu thì mặc định D/O đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.
    Cần lệnh nối của feeder (là tàu chuyên gom container từ những cảng có lượng container ít, tập trung ở cảng trung chuyển và cung cấp cho tàu mẹ để nhận hàng): Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh này chỉ cần bản photo mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.
    Những lưu ý khác khi làm D/O:

    Nếu hàng được thanh toán theo phương thức L/C thì phải mang theo vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng
    Nếu hàng đi nguyên cont thì trên D/O sẽ đóng dấu “hàng giao thẳng”
    Trường hợp hàng phải cắt chì lấy hàng đi lẻ thì sẽ đóng dấu ‘hàng rút ruột”
    Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng mà người nhận hàng cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL). Vì thế, bạn nên giữ bill nếu cần kiểm tra.



  • Nội dung trên lệnh giao hàng D/O
    Lệnh giao hàng D/O (delivery order) gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    Tên tàu và hành trình di chuyển của con tàu
    Người nhận hàng (Consignee)
    Cảng dỡ hàng xuống (POD)
    Ký mã hiệu hàng hóa (Code goods)
    Số lượng hàng hóa, trọng lượng và thể tích (Gross Weight, Net weight…)


Hãy đăng nhập để trả lời