Làm sao xác định mặt hàng nhập khẩu bị dính giấy phép gì?



  • Khi muốn nhập , xuất một mặt hàng nào đó , thì làm sao để xác định , loại hàng đó khi làm thủ tục cần những loại giấy tờ gì , loại giấy phép gì ?
    Kinh nghiệm của DDVT như sau:
    Về loại giấy tờ cơ bản chung của tất cả loại hàng thì em tham khảo thông tư 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BCT
    Sau đó em cần xác định được tên hàng, tính chất và mã HS của mặt hàng đó.
    Tiếp tục xác định bộ ngành quản lý, nhìn vào tên hàng là ta có thể đoán được 90% thuộc quản lý của bộ ngành nào.
    Vd: Thiết bị y tế thuộc quản lý của bộ y tế, xe cộ thuộc quản lý bộ giao thông vận tải....
    Mỗi bộ ngành đều có văn bản, danh mục quy định về giấy phép, điều kiện XNK của các mặt hàng. Tra thông tin hàng ở phần trên để biết mặt hàng có dính giấy phép hay quy định gì không.

    Nói về giấy phép xuất xứ , làm sau để xác định được loại mặt hàng nào cần giấy phép , và thông thường xin CO ở đâu ?
    Chia sẻ với em như sau:

    Giấy phép xuất xứ anh chưa từng nghe, có lẻ ý em là C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ phải không? Tùy lô hàng sẽ có C/O hoặc không, mục đích chính là để hưởng ưu thuế suất ưu đãi đặc biệt, nên việc 1 lô hàng có C/O hay không cũng phụ thuộc vào thuế suất đầu nhập và khả năng xin C/O của đầu xuất.
    Một số rất ít trường hợp HQ mới quy định bắt buộc nộp C/O như:
    Hàng hoá thuộc diện có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát
    Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng....
    C/O ở TP.HCM có 2 chỗ xin là VCCI và bộ công thương:
    VCCI: Cấp form A, B....
    Bộ công thương cấp form D, E, AK, AJ....
    Khi làm hàng nhập , bảo lãnh về thuế , thông thường phải làm sao mới được bảo lãnh về thuế ?
    Việc bảo lãnh thuế nhập khẩu trên thực tế rất ít gặp, đa phần các công ty lớn với lượng nhập khẩu nhiều mới áp dụng. Ngân hàng sẽ đứng ra cam kết với HQ rằng doanh nghiệp sẽ nộp thuế đầy đủ. Thù tục thì liên hệ ngân hàng để họ hướng dẫn cụ thể hơn làm chứng thư bào lãnh và đăng ký với HQ.