Một Số Lưu Ý Về Release House B/L Khi Xuất Hàng Đi Mỹ Và Canada



  • Trước khi đọc bài này, các bạn lưu ý các từ viết tắt như sau:

    AMS: Automatic Manifest System - Kê khai hải quan tự động

    ISF: Importer Security Filing - Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu

    ACI: Advance Commercial Information – Thông tin thương mại trước

    Khi xuất hàng đi Mỹ hoặc Canada, ngoài những việc như khai AMS và ISF hay ACI cho cả Master B/L và House B/L, các Shipper, Forwarder và Consignee còn nên lưu ý về đặc điểm quan trọng bên dưới, liên quan đến release hàng ở thị trường hai quốc gia này.Source: logisticsinvietnam.vn

    Khi MBL được update tình trạng là "release" trên hệ thống hãng tàu, nghĩa là MBL gốc đã được làm điện giao hàng thì consignee thực sự (consignee trên HBL) có thể trực tiếp đến hãng tàu lấy D/O để nhận hàng mà không cần xuất trình HBL gốc.

    Một ví dụ minh họa để các bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình release hàng này như sau: Công ty TH Company là shipper ở Việt Nam xuất hàng cho công ty SD LLC là consignee ở Mỹ, sử dụng HBL của forwarder Eimskip Vietnam. Như vậy, trên HBL thể hiện shipper là TH Company, consignee là SD LLC; trên MBL thể hiện shipper là Eimskip Vietnam, consignee là Eimskip USA (đại lý của Eimskip Vietnam ở USA). Ban đầu, công ty TH Company lấy HBL gốc thì Eimskip Vietnam cũng phải lấy MBL gốc. Bởi vì khi MBL là ở tình trạng Surrender hay seaway bill thì mặc nhiên lô hàng này sẽ được release cho consignee thực sự là SD LLC.
    Source: logisticsinvietnam.vn

    Nguyên nhân của việc release hàng thẳng cho consignee là do khi khai AMS thì hãng tàu phải khai shipper và consignee thực sự chứ không phải những đối tượng được show trên MBL. Do đó, khi MBL được release thì hải quan Mỹ sẽ ghi nhận lô hàng này sẽ được release cho consignee thực sự là SD LLC như ví dụ ở trên.

    Do vậy, việc chúng ta cần làm là kiểm tra kỹ vấn đề thanh toán giữa shipper và consignee xem shipper còn vướng mắc gì với consignee cần giữ hàng lại hay không. Vì theo luật release hàng ở Mỹ và Canada, một khi real consignee đã thanh toán đầy đủ cước và local charge cho hãng tàu, real consignee có thể lấy hàng mà không cần xuất trình bộ HBL gốc. Điều này cũng có nghĩa là bộ HBL gốc lúc này không còn có giá trị như là bằng chứng để chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá nữa.

    Đã từng có rất nhiều shipper cũng như forwarder gặp phải vấn đề này nên mình xin chia sẻ chút kiến thức nêu trên để các bạn rõ hơn khi xuất hàng qua Mỹ và Canada, tránh việc kiện cáo và tranh chấp giữa các bên shipper, consignee, forwarder và hãng tàu sau này.
    Source: logisticsinvietnam.vn


Hãy đăng nhập để trả lời