4 xu hướng quan trọng tại thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á



  • Thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á đang là thị trường mới nổi đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Theo dự báo của Google & Temasek, doanh thu TMĐT tại Đông Nam Á sẽ đạt 100 tỷ đô vào năm 2020. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển thị trường tại Đông Nam Á cần chú ý những xu hướng quan trọng sau:

    1/ Thương mại di động tại các thị trường mới nổi của ASEAN
    Theo hãng phân tích Gfk, các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Campuchia có tỷ lệ tăng trưởng smartphone hàng năm từ 40% đến 400%. Điện thoại thông minh đang trở thành một trong những vật bất ly thân với người tiêu dùng tại Đông Nam Á nhờ sự phổ biến của internet và mạng xã hội. Vì vậy, tiếp thị di dộng là xu hướng tất yếu của ngành thương mại di động tại Đông Nam Á.

    Tiếp cận thị trường Đông Nam Á
    Xu hướng thương mại di động kéo theo sự phát triển của tiếp thị di động
    Các xu hướng tiếp thị tập trung vào điều chỉnh chiến lược tương tác, thúc đẩy tăng trưởng trên nền tảng di động thông qua các ứng dụng di động, thông tin đa phương tiện, video, hình ảnh tương thích với thiết bị di động.

    Trường hợp của Coca Cola là ví dụ điển hình. Sau khi nhận thấy doanh số bán hàng giảm mạnh tại Việt Nam, Coca Cola triển khai chiến dịch khuyến khích tiêu dùng trong giới trẻ. Coca Cola chạy liên tục những mẫu quảng cáo video mô phỏng cuộc gọi với các nhân vật nổi tiếng như Phở, Quỳnh Anh Shyn, khuyến khích mạnh mẽ người dùng tương tác ngay trên chiếc smartphone họ truy cập hằng ngày. Chiến dịch tiếp thị đã rất thành công, tiếp cận 19 triệu người dùng di động tại Việt Nam và tăng doanh số đáng kể trong chiến dịch.

    Tiếp thị di động tại thị trường Đông Nam Á
    Chiến dịch tiếp thị di động của Coca Cola tại thị trường Việt Nam.
    Từ ví dụ nếu trên, người bán tại Đông Nam Á nên thiết lập quảng cáo ưu tiên hiển thị trên các thiết bị di động để tối ưu ngân sách và đạt được hiểu quả tốt hơn. Ngoài tối ưu quảng cáo trực tuyến, bạn cần tối ưu tốc độ tải trang web di động, hiển thị nội dung các loại màn hình, tăng trải nghiệm trên thiết bị di động,…

    2/ Thanh toán tiền mặt vẫn chiếm ưu thế
    Phương thức thanh toán cho các đơn hàng online tại Đông Nam Á khác nhau theo từng thị trường, bao gồm thanh toán tiền mặt (COD), chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và ví điện tử di dộng. Nhưng ngoại trừ Singapore, phần lớn người tiêu dùng tại Đông Nam Á lựa chọn COD làm phương thức thanh toán chính khi mua sắm online.

    Theo báo cáo gần nhất của TechInAsia, 43% người tiêu dùng tại Indonesia chọn thanh toán tiền mặt đối với các đơn hàng trên mạng. Con số này tại Thái Lan là 52%, 80% đối với Philippines và Việt Nam là 82%. Mặc dù COD có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bán, nhưng đây là phương thức thanh toán gia tăng niềm tin cho người mua với các sản phẩm online. Ngoài ra, thanh toán COD phần nào giúp người bán giảm chi phí giao dịch thẻ, do người mua thường chấp nhận trả toàn bộ phí vận chuyển, trong đó có phí thu hộ.

    Các phương thức thanh toán đơn hàng trực tuyến tại Đông Nam Á. Nguồn: TechInAsia

    3/ Tiếp thị đa kênh đóng vai trò quan trọng
    Theo số liệu từ Google và Temasek, Đông Nam Á trở thành một trong những vùng internet phát triển phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2018. Trong đó, sự bùng nổ này chủ yếu được ghi nhận với đối tượng trẻ tuổi. Thế hệ người tiêu dùng mới này có xu hướng mua sắm trên nhiều kênh và thiết bị.

    Người mua đã có nhiều lựa chọn và họ cũng đòi hỏi người bán xuất hiện tại nhiều kênh bán để tối đa hóa nhu cầu. Khảo sát của HBR đã chỉ ra 73% trong số 46.000 người tiêu dùng đánh giá cao trải nghiệm đa kênh của cửa hàng online. Vì vậy, chuỗi đa kênh trực tuyến đóng vai trò rất quan trọng với thị trường bán lẻ hiện đại.

    Tiếp thị đa kênh tại thị trường Đông Nam Á
    Tiếp thị đa kênh đóng vai trò quan trọng tại thị trường Đông Nam Á
    Vì vậy, bạn cần tối ưu các kênh bán hàng theo mô hình omni channel nếu muốn kinh doanh tại Đông Nam Á. Theo đó, khách hàng có thể bắt gặp sản phẩm của bạn ở tất cả các kênh, bao gồm cửa bán lẻ offline, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website bán hàng,… Nếu họ mua sắm tại cửa hàng nhưng lại hết hàng hoặc không còn kích cỡ phù hợp, khách hàng có thể truy cập kênh online để đặt hàng sản phẩm mong muốn và hoàn tất giao dịch mua.

    Singapore là thị trường phát triển kênh omni-channel rất mạnh mẽ, đồng thời cũng là thị trường lớn nhất của người tiêu dùng trên kênh omni-channel. Người bán tại thị trường Việt cũng đã biết cách thích ích với xu hướng này khi 97% cửa hàng online trong năm 2018 áp dụng bán lẻ đa kênh (theo Sapo).

    4/ Messenger Marketing sẽ bùng nổ trong tương lai gần
    Như đã đề cập phía trên, tiếp thị di động đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của doanh nghiệp. Theo thống kê của công ty tư vấn Activate, khoảng 2,5 tỷ người trên thế giới đăng ký sử dụng ít nhất một ứng dụng nhắn tin. Bạn có thể tận dụng các ứng dụng nhắn tin trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Wechat, Line để tiếp thị trực tuyến, tương tác và chăm sóc khách hàng.

    tiếp thị trực tuyến tại thị trường Đông Nam Á
    Messenger Marketing sắp bùng nổ trong tương lai gần
    Sự phát triển của mạng xã hội tin nhắn sẽ là tiền đề cho công cụ Chatbot AI thể hiển vai trò của mình trong việc hỗ trợ người bán hàng online. Chatbot sẽ được ứng dụng hiệu quả tại các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Viber để tự động hóa việc chăm sóc khách hàng.

    Những xu hướng quan trọng phía trên sẽ giúp bạn lên kế hoạch phù hợp nếu muốn thâm nhập và phát triển tại thị trường các nước Đông Nam Á. Trong đó, người bán nên chú ý vào những điều sau đây.

    1/ Chiến lược tiếp thị di động chặt chẽ
    Tối ưu trang web cho hiển thị di động: Trang web bán hàng của bạn phải được tối ưu cho mọi loại màn hình (responsive) để theo kịp xu hướng truy cập di động ngày càng tăng. Ngoài ra, hình ảnh và tốc độ tải trang cũng là những yếu tố quan trọng nhất đối với tỉ lệ chuyển đổi trên di động.
    Video cho di động: Theo Google, thời gian xem video trên điện thoại di động tại Đông Nam Á đang tăng trưởng ở mức 125% và có xu hướng thay thế tivi truyền thống. Vì vậy, bạn cần những nội dung trực quan nhất để thu hút khách hàng, đặc biệt là video. Các ý tưởng cho video bao gồm: Gi ới thiệu văn hóa công ty, hỏi đáp, câu chuyện thương hiệu, trải nghiệm 360, giải trí, xu hướng, phản hồi của khách hàng cũ hoặc người nổi tiếng (testimonial).
    Thanh toán di động: Các nền tảng thanh toán di động đang dần thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á, trong đó có những cái tên hàng đầu như Apple Pay, Paypal, Google Wallet. Vì vậy, bạn nên sẵn sàng chuẩn bị các ví điện tử phổ biến nếu muốn thâm nhập vào từng thị trường bản địa tại Đông Nam Á.
    thâm nhập thị trường Đông Nam Á
    Điều chỉnh chiến lược tiếp thị di động để theo kịp xu hướng tiêu dùng

    2/ Cá nhân hóa trải nghiệm cá nhân của khách hàng
    Ngày càng nhiều người bán tham gia bán hàng trên các kênh thương mại điện tử. Khi người tiêu dùng có thêm lựa chọn, việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng rất quan trọng. Bạn có thể quản lý trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng những cách sau:

    Phân tích dữ liệu: Hãy sử dụng các công cụ có thể thu thập dữ liệu và phân tích để giám sát hành vi khách hàng trên mọi kênh kinh doanh, bao gồm: website bán hàng, mạng xã hội, email,… Từ các phân tích, bạn có thể bổ sung ưu đãi, hỗ trợ phù hợp với từng thời điểm cụ thể trong quyết định mua của khách hàng.
    Tối ưu chiến dịch email marketing: Với thương mại điện tử, email là một trong những công cụ quan trọng giúp bạn cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Thông qua email, khách hàng sẽ cảm nhận rằng họ được chăm sóc tận tâm nhất. Các nội dung email nên đa dạng như: Chúc mừng sinh nhật, thư cảm ơn việc mua hàng, xác nhận đơn hàng, thông báo tình trạng đơn hàng, khuyến mại, ưu đãi tri ân,… để tăng tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi.
    Nếu nắm bắt và theo kịp những xu hướng nêu trên, bất kỳ doanh nghiệp/người bán cá nhân đều có thể bắt đầu và phát triển tại thị trường các nước Đông Nam Á. Bạn có thể bắt đầu thử nghiệm bán hàng tại Đông Nam Á thật dễ dàng với mô hình dropshipping từ Netsale.

    Dropshipping là mô hình bán hàng xuyên biên giới bỏ qua yếu tố nhập hàng. Bạn chỉ cần làm việc với nhà cung cấp, marketing đến đối tượng khách hàng Indonesia, Malaysia, Thái Lan thông qua quảng cáo trực tuyến. Khi có đơn hàng, đơn vị dịch vụ bên thứ 3 sẽ thay bạn lấy hàng từ nhà cung cấp, xử lý đơn hàng và giao cho người mua tại nước bản địa mà không cần chuyển hàng về Việt Nam.



  • Đây là những xu hướng cũ