Giải pháp nào cắt giảm chi phí logistics tại Việt Nam?



  • Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, chi phí logistics đóng góp 16 – 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chi phí logistics cao là một trong những khó khăn hàng đầu về chi phí kinh doanh đối với doanh nghiệp Việt Nam. Liệu có giải pháp nào cắt giảm chi phí này để giảm áp lực cho doanh nghiệp?

    Chi phí logistics – Áp lực cạnh tranh vô hình của doanh nghiệp
    Dù hiện nay các doanh nghiệp có nhiều cách thức tạo lợi thế cạnh tranh khác nhau, nhưng phương pháp cạnh tranh về giá vẫn được áp dụng phổ biến nhất. Để có mức giá bán tốt trên thị trường, các doanh nghiệp bắt buộc phải tối ưu chi phí sản xuất, vận hành, nhân sự,… để giảm giá thành sản phẩm. Trong đó, chi phí logistics là một trong những vấn đề hàng đầu và chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh thương mại điện tử. Khoản chi phí này bao gồm nhiều loại, bao gồm:

    Chi phí vận chuyển nguồn hàng.
    Chi phí kho bãi và quản lý kho bãi.
    Chi phí xử lý đơn hàng.
    Chi phí giao hàng nội địa, giao hàng quốc tế.
    Chi phí xử lý phát sinh sau mua như hoàn hàng, đổi trả,…

    Thông thường, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics rất khó kiểm soát được khoản chi phí này. Mặt bằng chung các khoản phí này thường khá cao do điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng về logistics vẫn còn chưa hoàn thiện. Ngoài ra, những hãng vận chuyển bắt buộc phải tăng phí dịch vụ logistics vì còn gặp nhiều trở ngại về giá nhiên liệu, phụ phí, thuế và tổn hao chi phí lao động cho các quy trình kiểm tra của cơ quan hành chính,… khiến mức phí dịch vụ bị đẩy lên cao.

    Khi không thể tối ưu, khoản chi phí này sẽ được người bán giải quyết theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu là cộng thêm vào giá thành sản phẩm. Điều này làm tăng giá bán sản phẩm để duy trì lợi nhuận, nhưng lại tạo thêm một áp lực cạnh tranh vô hình cho người bán. Bởi khi tăng giá bán quá cao, doanh nghiệp không còn lợi thế khi cạnh tranh về giá. Vì vậy, chi phí này cần được tối ưu để giảm thiếu áp lực cho người bán.

    Làm sao để tối ưu chi phí logistisc tại Việt Nam?
    Việc tối ưu phải dựa vào nhiều yếu tố như:

    Mạng lưới chuyển phát như kho bãi, kênh trung chuyển,…
    Năng lực công nghệ để quản lý và vận hành chuỗi cung ứng
    Giảm thiểu các khâu trung gian, tự động hoá việc luân chuyển hàng hoá đến nơi gần người mua nhất.
    Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam chưa thể đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên do điều kiện hạn chế về nhiều nguồn lực. Để giải quyết bài toán giữa cạnh tranh và chi phí logistics nói trên, người bán Việt Nam có thể áp dụng mô hình 5PL như người bán tại các thị trường TMĐT phát triển nhất thế giới.

    5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử (TMĐT), bao gồm các 3PL và 4PL và bổ sung nhiều nâng cấp trong quy trình chuỗi giá trị, trong đó:

    3PL là dịch vụ logistics cho thuê ngoài, được bên thứ 3 cung cấp nhưng phục vụ các đơn lẻ.
    4P là chuỗi logistics được bên thứ 3 cung cấp đầy đủ các dịch vụ, giải pháp.
    5PL: Bao gồm cả 3PL và 4PL, thêm vào nhiều yếu tố khác để phục vụ thương mại điện tử. 5PL còn được gọi là mô hình e-logistics, logistics cho thương mại điện tử.
    Mô hình 5PL bổ sung ba hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong cùng một hệ thống thống nhất và kết hợp công nghệ thông tin để mang đến giải pháp tối ưu và toán diện cho TMĐT, dựa trên thông tin cung cầu trên thị trường để điều phối và vận hành chuỗi cung ứng cho TMĐT.

    Mô hình 5PL có hiệu quả trong việc quản lý chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp SME bằng cách tối ưu chi phí, thời gian và tối giản yêu cầu tồn kho, giảm áp lực chi phí và cạnh tranh. Mô hình này ra đời từ những đòi hỏi của thương mại điện tử 4.0, khi mua sắm trực tuyến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, được ghi nhận trong Báo cáo TMĐT năm 2018.

    Thực tế thì các sàn TMĐT Trung Quốc, cụ thể là sàn bán sỉ quốc tế Aliexpress đã áp dụng điều này từ lâu. Sở dĩ người bán Trung Quốc có nhiều lợi thế về giá so với người bán Việt Nam là do hưởng lợi từ mô hình dropshipping phối hợp với dịch vụ 5PL của Aliexpress và ePacket. Chi phí vận chuyển quốc tế trên Aliexpress thường rẻ hơn so với vận chuyển trong nước do lợi thế của ePacket. Nếu đặt hàng sản phẩm sạc pin nhanh giao nội địa Trung Quốc sẽ mất $3.04 từ ePacket, nhưng mức phí này rất thấp hoặc miễn phí nếu chuyển về Việt Nam hoặc các nước khác.

    Vì vậy, người bán Trung Quốc chịu ít áp lực về chi phí logistics hơn khi bán hàng xuyên biên giới đã được phân tích phía trên. Ngược lại, người bán Việt Nam đã và đang gánh nhiều chi phí khi kinh doanh trong nước lẫn quốc tế như: vận chuyển nguồn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, phí nhân công kiểm đếm, phân loại, đóng gói hàng hóa, phí vận chuyển nội địa VN,… Áp lực chi phí gia tăng bắt buộc người bán Việt Nam phải giải quyết bằng nhiều cách khác nhau nhưng lại tạo nên nhiều khó khăn và rào cản như:

    Nhập khẩu không chính ngạch có thể gặp rủi ro như bị hải quan giữ hàng, quản lý thị trường giam hàng do không có giấy tờ nhập khẩu,…
    Nhập khẩu số lượng lớn để tiết kiệm chi phí nhập hàng nhưng rất hạn chế nếu không bán được hàng sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác như lưu kho, quản lý,… chưa kể hàng hóa thất thoát, hư hỏng trong thời gian hàng hóa đợi bán.
    Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất cho người bán Việt Nam là áp dụng mô hình dịch vụ 5PL để giải quyết bài toán hiện tại, giảm phần lớn áp lực về chi phí và năng lực cạnh tranh.

    Áp dụng mô hình 5PL tại Việt Nam liệu có khả thi?
    Những nhận định của các chuyên gia tại “Diễn đàn Vietnam Logistics 2018” cho thấy việc ứng dụng 5PL không hề dễ dàng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp logistics chỉ mới áp dụng mô hình 2PL. Thị trường chỉ có một số ít doanh nghiệp logistics làm đúng chức năng của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL. Về doanh nghiệp làm ở cấp 5PL, hiện ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đạt đến cấp độ chuẩn 5PL, kể cả khối doanh nghiệp nước ngoài.

    Nhưng đó là bối cảnh thị trường dịch vụ logistics vào năm 2018 và giai đoạn trước đây. Từ những đòi hỏi của thị trường, Netsale – nền tảng bán hàng xuyên biên giới 4.0 đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã ứng dụng hoàn chỉnh mô hình 5PL được ra mắt vào năm 2019. Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của Netsale là tạo ra một hệ sinh kinh doanh online và dropshipping hoàn chỉnh và tối ưu nhất. Từ đó, giới doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều lợi thế từ mô hình này, trước nhất là khía cạnh cắt giảm chi phí logistics tối đa.

    Netsale hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics và e-commerce tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia để mang đến cho thị trường Đông Nam Á và thị trường Việt Nam những giải pháp tối ưu về giá cả – chất lượng logistics và trải nghiệm kinh doanh xuyên biên giới hoàn thiện nhất. Ở đó, người bán hàng chỉ cần tìm kiếm sản phẩm phù hợp trên hệ thống Netsale (liên kết trực tiếp với 1688, Taobao, Tmall, Alibaba,..) và đăng bán. Toàn bộ khâu mua hàng, vận chuyển từ nhà cung cấp đến tận tay người mua sẽ được Netsale thực hiện hoàn chỉnh thông qua mạng lưới các đối tác lớn nhất và uy tín nhất tại từng quốc gia.