Mô hình dropshipping tại Việt Nam liệu có khả thi?



  • Đối với những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Trung Quốc, Anh và các nước EU, mô hình dropshipping được ứng dụng rất phổ biến và thành công. Nhưng nếu triển khai mô hình này rộng rãi tại khu vực Đông Nam Á và thị trường Việt Nam nói riêng thì liệu có khả thi và mang lại hiệu quả?

    Mô hình tối ưu lợi nhuận khi kinh doanh dropshipping
    Kinh doanh dropshipping chỉ tạo ra lợi nhuận từ việc chênh lệch giữa 2 yếu tố: giá thành và giá bán sản phẩm. Giá thành trong mô hình dropshipping có chút khác biệt so với các mô hình bán hàng khác. Giá thành này bao gồm:

    Giá nhập trực tiếp từ nhà cung cấp trên sàn TMĐT bán sỉ như Aliexpress, 1688,…
    Chi phí vận chuyển xuyên biên giới.
    Chi phí xử lý đơn hàng dropshipping.
    Chi phí duy trì gian hàng trên sàn TMĐT cho phép làm dropship.
    Chi phí quảng cáo và các chi phí khác.
    Mối quan hệ giữa 2 yếu tố này có chênh lệch càng lớn, lợi nhuận của người bán càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tối ưu tất cả các chi phí kể trên để giảm mức giá thành tối thiểu để có lợi nhuận tốt. Bởi khi tăng giá bán quá cao, vượt quá mặt bằng thị trường, rất có thể bạn không bán được sản phẩm. Để tối ưu về chi phí, mô hình dropshipping đòi hỏi các yếu tố then chốt sau:

    Cơ sở hạ tầng công nghệ hoàn thiện, đuổi kịp sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT):
    Dropshipping là hình thức kinh doanh xuất phát từ sự bùng nổ của TMĐT. Các đơn hàng dropshipping phức tạp hơn so với đơn hàng online thông thường, đòi hỏi yếu tố công nghệ, kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa nền tảng mà người bán sỉ sử dụng và nền tảng mà người bán lẻ đang kinh doanh. Hiện nay, mô hình dropshipping của Shopify và Aliexpress đang là phổ biến nhất thế giới, đáp ứng những yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ tối ưu nhất.
    Nguồn hàng giá tốt và chất lượng: Chi phí nhập sản phẩm từ nhà cung cấp chiếm phần lớn trong giá thành của sản phẩm. Vì vậy, người bán luôn phải tìm những nguồn hàng hóa giá rẻ nhất nhưng phải đảm bảo các tiêu chí về chất lượng để tránh chuyển hoàn và ảnh hưởng đến uy tín.

    Chi phí xử lý đơn hàng dropshipping thấp: Hàng hóa dropshipping phải thông qua giai đoạn đóng gói, dán nhãn để gói hàng được gửi đi bằng thông tin người bán lẻ. Vì vậy, chi phí này càng thấp càng tốt để giảm giá thành sản phẩm.

    Chi phí vận chuyển không quá cao, thời gian giao hàng nhanh: Chi phí vận chuyển quốc tế bao gồm rất nhiều khoản phí khác nhau, thường có giá khá cao so với vận chuyển nội địa. Do đó, chi phí vận chuyển và giao hàng càng thấp, tỉ lệ lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên, người bán cần đảm bảo thời gian vận chuyển đủ nhanh để khách hàng không từ chối nhận hàng.
    Những thị trường Trung Quốc và các nước Âu – Mỹ có rất nhiều điều kiện để khai thác mô hình dropshipping. Lợi thế của những dropshippers nước ngoài là họ tận dụng được nguồn hàng giá rẻ, đa dạng từ Trung Quốc, phổ biến nhất là sàn bán sỉ Aliexpress. Họ cũng tận dụng được các gói dịch vụ vận chuyển giá siêu rẻ từ Trung Quốc đi các nước trên thế giới. Gói vận chuyển E-Packet được sử dụng khá phổ biến trên Aliexpress với mức phí rất rẻ, thậm chí miễn phí với phần lớn đơn hàng. Chi phí vận chuyển tuyến Trung Quốc – Mỹ có giá chỉ 0,5$/đơn hàng. Ngoài ra, vận chuyển dropshipping quốc tế thậm chí còn có giá rẻ hơn vận chuyển nội địa Trung Quốc, tạo điều kiện tối đa cho dropshipper quốc tế.

    Phí vận chuyển trên Aliexpress

    Mặt khác, thị trường Âu – Mỹ ngoài đáp ứng đầy đủ cơ sở hạ tầng logistics còn là thị trường rất tiềm năng về sức mua của người dùng. Chỉ riêng thị trường Mỹ, số liệu từ Statista (10/2018) cho thấy doanh thu bán lẻ TMĐT đã đạt hơn 504 tỷ đô. Mức chi tiêu cho mua sắm online ước đạt ít nhất 2,144 USD/người. Có thể thấy người tiêu dùng Âu – Mỹ có mức chi tiêu rất cao cho mua sắm online, tạo ra nhóm khách hàng đầy tiềm năng cho dropshipper.

    Dropshipping khá phức tạp nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho người bán khắp thế giới. Hãy thử hình dung dropshipping được áp dụng ngay tại Việt Nam liệu sẽ như thế nào?

    Dropshipping tại Việt Nam liệu có hiệu quả?
    Những điều kiện khá phức tạp phía trên khiến mô hình dropshipping chưa thể phổ biến trên toàn thế giới. Những khu vực có hạ tầng logistics chưa theo kịp với sự phát triển của TMĐT lại càng khó khăn để triển khai, trong đó có thị trường Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

    Chi phí logistics tại Đông Nam Á vẫn còn khá cao, nhất là khi các đơn hàng dropshipping phải vận chuyển đơn lẻ quốc tế thì càng tăng chi phí vận chuyển. Hiện tại, một đơn lẻ từ Trung Quốc về Việt Nam đang ở mức giá khoảng 50.000 – 60.000 VND cho 1 đơn hàng dưới 1kg, đây là chưa kể các chi phí như xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói theo yêu cầu người bán hàng.

    Ngoài ra, mô hình logistics ở Đông Nam Á vẫn còn khá rời rạc, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của TMĐT. Riêng thị trường Việt Nam đã có trên dưới 20 sàn TMĐT, một số nền tảng bán hàng và hàng chục doanh nghiệp logistics nhưng vẫn chưa tạo ra một hệ thống dropshipping hoàn chỉnh. Một người bán hàng thông thường, khi bán hàng từ nguồn hàng Trung Quốc, đang phải mất ít nhất 5 loại chi phí:

    Phí vận chuyển nội địa Trung Quốc
    Phí mua hộ
    Phí vận chuyển Trung Quốc – Việt Nam
    Phí xử lý đơn hàng, phân loại, kiểm đếm và đóng gói (thường là nhân công tự thuê)
    Phí vận chuyển trong nước cho từng đơn hàng
    Các chi phí này chưa bao gồm việc quản lý từng đối tác trong các khâu vận hành và việc sales/marketing để bán sản phẩm. Việc chi phí cao và quản lý rời rạc này khiến cho tỉ suất lợi nhuận của việc làm dropship ở Việt Nam quá thấp và kinh doanh mô hình này gần như là không thể.

    Ngoài ra, ở thị trường Trung Quốc và Âu – Mỹ, người mua phải thanh toán trước đơn hàng trước khi người bán tiếp nhận thông tin. Yếu tố thanh toán online được đảm bảo rất cao. Ngược lại, TMĐT Đông Nam Á còn bị phụ thuộc khá lớn vào phương thức giao hàng – trả tiền (COD) với hơn 75% giao dịch (Theo Google và Temasek). Phương thức COD có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi nhuận từ mô hình dropshipping.

    Đây là phương thức có có tỉ lệ từ chối nhận đơn hàng/hủy đơn hàng rất cao trên môi trường kinh doanh online. Khi đơn hàng phát không thành công, người bán phải chịu phí vận chuyển và phí chuyển hoàn, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận khi dropshipping. Tính thanh khoản của COD cũng khá thấp, người bán phải phải chờ lịch đối soát từ hãng vận chuyển (từ 2 – 4 ngày) để nhận được tiền.

    Mô hình dropshipping tại Việt Nam đang vấp phải khá nhiều rào cản. Nhưng đây là mô hình bán hàng có vô số ưu điểm có thể giúp người bán tạo thu nhập hàng trăm triệu một tháng mà không mất chi phí, và bất kỳ ai có thể tham gia bán hàng theo mô hình này.

    Vậy làm thế nào để áp dụng thành công mô hình này tại Việt Nam?

    Điều kiện triển khai dropshipping tại Việt Nam
    Mô hình này chỉ được áp dụng hiệu khi thị trường Việt Nam khi hội đủ các điều kiện:

    Cơ sở hạ tầng logistics hoàn thiện: Đảm bảo tối ưu chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.
    Kết nối những nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng: Yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành công khi dropshipping.
    Khả năng xử lý dòng tiền thu hộ (COD) nhanh và linh hoạt, phù hợp với thị trường Việt Nam.
    Chính sách hỗ trợ người bán đủ chặt chẽ, kiểm soát chất lượng dịch vụ.
    Thấu hiểu những yêu cầu của thị trường, Netsale ra đời với vai trò là người tiên phong khai phá thị trường theo mô hình Dropshipping để mang đến cho người bán những giá trị lớn từ mô hình kinh doanh hoàn toàn mới tại Việt Nam này. Netsale hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Logistics và E-commerce tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia để tạo ra một chuỗi cung ứng dịch vụ hoàn thiện mà ở đó, người bán hàng chỉ cần tìm kiếm sản phẩm phù hợp trên hệ thống Netsale (liên kết trực tiếp với 1688, Taobao, Tmall, Alibaba,..) và đăng bán. Toàn bộ khâu mua hàng, vận chuyển từ nhà cung cấp đến tận tay người mua sẽ được Netsale thực hiện hoàn chỉnh thông qua mạng lưới các đối tác lớn nhất và uy tín nhất tại từng quốc gia.