CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA



  • CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA:

    Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hoá của WTO.
    Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá.
    Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 và Thông tư số 10/2006/TTBTM ngày 01/6/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn cách xác định xuất xứ không thuần túy.
    Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21/3/2011 của Bộ Công thương quy định thủ tục cấp C/O hàng hóa ưu đãi. Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì?

    Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa). Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch…)

    Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…).

    Vì vậy nếu không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan, nếu có. Đối với doanh nghiệp, quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng nước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp (ví dụ khi quy tắc này được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu quyết định hàng hóa của doanh nghiệp có được hưởng thuế ưu đãi theo GSP không hoặc có bị áp thuế chống bán phá giá không).

    Mục đích của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa? Với việc áp dụng tương đối rộng rãi nguyên tắc ưu đãi thuế quan phổ cập, hàng hóa nhập khẩu vào các nước hiện nay được áp dụng các mức thuế quan và các quy chế nhập khẩu tương tự nhau, không phân biệt hàng hóa đó có xuất xứ từ nước nào. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa là không cần thiết.

    Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp phải xác định xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, mỗi nước đều có quy tắc xuất xứ hàng hóa áp dụng cho hàng nhập khẩu vào nước mình nhằm phục vụ các mục đích sau:

    Để thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (vốn chỉ áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp, công cụ thương mại này).
    Xác định xem hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) hay diện ưu đãi thuế quan (ví dụ GSP).
    Để phục vụ công tác thống kê thương mại (ví dụ xác định lượng nhập khẩu, trị giá nhập khẩu từ từng nguồn).

    Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT HƯỚNG DẪN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT.

    Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do hàng hóa Asean (Hiệp định ATIGA) –
    C/O Mẫu 😧

    Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010.
    Thông Tư: 24/2012/TT-BCT ngày 17/09/2012 Sửa đổi Thông tư 21/2010/TT-BCT - Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định thương mại hàng hóa Asean / china.
    C/O Mẫu E:
    Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31/5/2007.
    Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương sửa đổi QĐ 12.
    Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 14/01/2011.
    Thông tư 37/2011/TT-BCT ngày10/10/2011 sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT. - Quy tắc xuất xứ Asean – Hàn Quốc.
    C/O Mẫu AK:
    Quyết định số 02/2007/QĐ-BTM ngày 08/01/2007. + Thông tư số 17/2009/TT-BCT ngày 29/6/2010 của Bộ Công Thương sửa đổi QĐ 02. 2. Quyết định 05/2007/QĐ-BTM ngày 05/10/2007.
    Thông tư số 38/2009/TTBCT ngày 18/12/2009. - Quy tắc xuất xứ Asean – Nhật Bản. C/O Mẫu AJ:
    Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008.
    Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009. - Quy tắc xuất xứ Asean – Úc - Niu Di Lân. C/O Mẫu AANZ:
    Thông tư số 33/2009/TT-BCT ngày 11/11/2009. - Quy tắc xuất xứ Asean – Ấn Độ. C/O Mẫu AI:
    Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010. - Quy tắc xuất xứ Việt Nam – Nhật Bản. C/O Mẫu VJ:
    Thông tư 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009. - Quy tắc xuất xứ Việt Nam - Lào. C/O Mẫu S:
    Quyết định số 865/2004/QĐ-BTM ngày 29/6/2004.
    Quyết định số 2368/2005/QĐ-BTM ngày 16/9/2005 sửa đổi QĐ 865/2004/QĐ-BTM. - Quy tắc xuất xứ Việt Nam- Camphuchia. C/O
    Mẫu S và Mẫu X:
    Thông tư số 17/2011/TT/ BCT ngày 14/4/2011. - Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê. C/O
    Mẫu VC:
    Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15/11/2013 hướng dẫn làm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VC (C/O form VC - C/O Vietnam - Chile).



  • Thủ tục cấp C/O mẫu AANZ thực hiện theo quy định mới từ ngáy 01/01/2019.
    Ngày 12/11/2018, BCT ban hành Thông tư 42/2018/TT-BCT Quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- ÚC- Newzealand (AANZFTA).
    Theo đó, thủ tục cấp C/O mẫu AANZ thực hiện theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa.
    Hiện nay, thủ tục cấp C/O mẫu AANZ được thực hiện theo Thông tư 06/2011/TT-BCT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi và Thông tư 01/2013/TT-BCT sửa đổi bổ sung Thông tư 06.
    Việc thực hiện thủ tục này còn được thực hiện theo Phụ lục III Thông tư 31/2015/TT-BCT . Ngoài ra, Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT được thay thế bằng phụ lục kèm theo Thông tư 42.
    Thông tư 42/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.



  • VBPL về Chứng nhận lưu hành tự do - CFS - Certificate of Free Sales:

    Quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa XNK.
    Thông tư 22/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa XNK.
    Thông tư 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 28/05/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều tại văn bản pháp luật của Bộ NNPTNT.
    Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 Sửa đổi, bổ sung 06 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm nông nghiệp.
    Văn bản 22/VBHN-BNNPTNT 2015 ngày 20/07/2015 Hợp nhất Thông tư về cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do



  • Sau C/O form D, đến lượt C/O form AI được phép TỰ CẤP C/O.
    THÔNG TƯ 27/2017/TT-BCT NGÀY 06/12/2017 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 28/2015/TT-BCT QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH.



  • Công văn số 486/GSQL-GQ4 ngày 09/03/2017 V/v vướng mắc liên quan hóa đơn bên thứ ba C/O form E.
    Điều kiện để được xem xét chấp nhận trong trường hợp C/O form E có hoá đơn do bên thứ 3 phát hành:

    Điều 23 Phụ lục 2 Thông tư 36/2010/TT-BCT,
    Công văn 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011.
    Công văn 2476/TCHQ-GSQL ngày 16/09/2013.



  • C/O FORM D. THÔNG TƯ 22/2016/TT-BCT NGÀY 03/10/2016 THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN



  • BCT ban hành Thông tư 31/2015/TT-BCT ngày 24/09/2015 hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di Lân.
    Thông tư 31/2015/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/10/2015 và thay thế cho Thông tư 33/2009/TT-BCT Theo đó,
    Thông tư này ban hành kèm theo:

    Quy tắc xuất xứ (Phụ lục I).
    Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II).
    Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (trong Thông tư này gọi tắt là C/O) (Phụ lục III).
    Những thông tin tối thiểu của C/O (Phụ lục IV).
    Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa AANZ (trong Thông tư này gọi tắt là C/O mẫu AANZ) (Phụ lục V-A). - Mẫu tờ khai bổ sung C/O (Phụ lục V-B).
    Mẫu Khai báo cho nhà xuất khẩu về trị giá FOB (Phụ lục V-C).
    Hướng dẫn kê khai C/O (Phụ lục VI).
    Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục VII).
    Danh mục các Tổ chức cấp C/O (Phụ lục VIII). Thông tư 31/2015/TT-BCT ngày 24/09/2015 có hiệu lực từ ngày 01/10/2015 và thay thế cho Thông tư 33/2009/TT-BCT



  • Thông tư 04/2015/TT-BCT ngày 16/03/2015 làm C/O Asean - Korea
    V/v sửa đổi, bổ sung QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG (C/O form AK) ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/06/2014 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.

    Bãi bỏ Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCT.



  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O form E) đi trung quốc chú ý:
    Quy tắc cụ thể mặt hàng đã thay đổi từ ngày 1/7/2014. Bãi bỏ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thay thế bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2014/TT-BCT ngày 26/06/2014.
    Thông tư 21/2014/TT-BCT này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.



  • Thông tư 20/2014/TT-BCT ngày 25/06/2014 V/v quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.
    Thông tư 20/2014/TT-BCT là căn cứ pháp lý để làm Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK (C/O form AK), có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.



  • CV số: 6833/TCHQ-GSQL ngày 10/06/2014 V/v C/O mẫu JV cấp sau. Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
    Trên cơ sở công văn số 340/XNK-XXHH đề ngày 20/5/2014 của Cục XNK- Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến C/O mẫu JV như sau:

    Theo quy định tại Điều 7, phụ lục 5 Quy tắc thực hiện ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009 của Bộ Công Thương thì khi C/O mẫu JV được cấp trong khoảng thời gian 03 ngày tính từ thời điểm giao hàng thì C/O không phải đánh dấu vào ô “Issued Retroactively”.
    Tuy nhiên, nhằm tạo thuận lợi thương mại thì việc C/O mẫu JV được cấp sau ngày giao hàng và trong khoảng thời gian 03 ngày lấy ngày giao hàng làm mốc tính, có đánh dấu vào ô “Issued Retroactively” vẫn được chấp nhận. - Việc kiểm tra sự phù hợp các tiêu chí khác trên C/O với hồ sơ hải quan và thực tế nhập khẩu của hàng hóa liên quan được thực hiện theo quy định hiện hành.



  • Vướng mắc C/O form D, C/O form E, C/O form AI Công văn 7254/TCHQ-GSQL ngày 17/06/2014 V/v vướng mắc C/O mẫu D, E, AI

    Kính gửi: Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh. Trả lời công văn số 1246/HQHCM-GSQL đề ngày 18/4/2014 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nêu vướng mắc liên quan đến việc xử lý một số C/O mẫu E, D, AI và trên cơ sở chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

    Liên quan đến việc xử lý C/O mẫu E số tham chiếu E12470ZC37880167 ngày 12/7/2012 thuộc tờ khai số 23366/NKD01-A02B:

    1.1. Trường hợp C/O bản gốc do nhà nhập khẩu làm thất lạc: đề nghị đơn vị căn cứ quy định tại Điều 13, Phụ lục 2 Thủ tục cấp và kiểm tra C/O ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương để xử lý. Cơ quan Hải quan chỉ xem xét chấp nhận cho lô hàng được hưởng ưu đãi khi Doanh nghiệp xuất trình bản sao chứng thực cho C/O gốc ban đầu bị thất lạc.

    1.2. Trường hợp C/O bản gốc do cán bộ Hải quan làm thất lạc:
    Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm công chức Hải quan làm thất lạc bản gốc C/O mẫu E dẫn trên.
    Nhằm đảm bảo quyền lợi của người nhập khẩu và trên cơ sở cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã xác nhận C/O mẫu E dẫn trên là hợp lệ, đề nghị đơn vị tiến hành kiểm tra hồ sơ liên quan và xem xét chấp nhận cho lô hàng được hưởng ưu đãi theo bản photocopy của C/O mẫu E số tham chiếu E12470ZC37880167 ngày 12/7/2012 được gửi kèm theo đây.
    Đối với C/O mẫu E số E134401802962304 ngày 15/11/2013: trường hợp chữ ký trên C/O được đối chiếu và xét thấy không có trong danh sách mẫu dấu, chữ ký được thông báo thì đề nghị đơn vị thực hiện thủ tục từ chối C/O theo quy định.

    Đối với các C/O mẫu D do Malaysia phát hành: Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành xác minh với cơ quan có thẩm quyền cấp C/O liên quan và thông báo khi có kết quả.
    Hiện tại, Hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Ấn Độ không có quy định cho phép chấp nhận C/O mẫu AI được cấp trước ngày xuất khẩu. Do đó, C/O mẫu AI số 49141800 ngày 21/02/2014 được cấp trước ngày xuất khẩu (23/02/2014) là không hợp lệ và C/O không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi. Tổng cục Hải quan trả lời để đơn vị biết và thực hiện./.



  • Về khai báo thông tin về người nhập khẩu: Cơ quan hải quan chấp nhận C/O ghi tên ngân hàng tại ô số 2 và thông tin về người nhập khẩu/ người nhận hàng được ghi trên ô số 7 thay vì ghi ở ô số 2, do không đủ chỗ trống để khai báo, nếu các thông tin trên C/0 được thể hiện đầu đủ và không có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa. Văn bản số: 887/TCHQ-GSQL ngày 08/02/2013 hướng dẫn Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc xử lý vướng mắc C/O trong quá trình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các nước khác.



  • Về VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP: chứng từ chứng minh hàng hóa được bảo đảm nguyên trạng trong trường hợp quá cảnh qua nước trung gian.
    Khi hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước không phải là thành viên (đối với C/O mẫu D, E, AANZ, AI) và qua lãnh thổ của một nước thành viên hoặc không thành viên (đối với C/O mẫu AK), một trong những chứng từ phải nộp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu là các chứng từ chứng minh các yêu cầu của quy định vận chuyển trực tiếp được đáp ứng.
    Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể nộp một trong những chứng từ sau:

    Chứng từ do cơ quan hải quan nước quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới dự giám sát của cơ quan hải quan nước đó và chưa được làm thủ tục để thông quan; hoặc
    Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng xuất nhập khẩu chứng minh hàng quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi công ty con, chi nhánh hay đại lý của công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm giấy ủy quyền của chính hãng vận tải; hoặc
    3.Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số kẹp chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và lệnh giao hàng của hãng tàu, trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi.
    Những nội dung hướng dẫn trên sẽ thay thế các hướng dẫn tại các công văn ban hành trước đây về yêu cầu chứng từ chứng minh trong trường hợp hàng hóa quá cảnh.