Skip to content
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups
Skins
  • Light
  • Cerulean
  • Cosmo
  • Flatly
  • Journal
  • Litera
  • Lumen
  • Lux
  • Materia
  • Minty
  • Morph
  • Pulse
  • Sandstone
  • Simplex
  • Sketchy
  • Spacelab
  • United
  • Yeti
  • Zephyr
  • Dark
  • Cyborg
  • Darkly
  • Quartz
  • Slate
  • Solar
  • Superhero
  • Vapor

  • Default (No Skin)
  • No Skin
Collapse

DDVT.vn

NGGN

NGG

@NGG
About
Posts
6
Topics
5
Shares
0
Groups
0
Followers
0
Following
0

Posts

Recent Best Controversial

  • Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới
    NGGN NGG

    Theo danh mục mới nhất được Bộ Xây dựng công bố, số lượng bến cảng tại Việt Nam hiện tăng 8 bến so với năm 2024.
    Theo danh mục bến cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam vừa được Bộ Xây dựng công bố, cả nước hiện có 306 bến cảng, tăng 8 bến so với năm 2024.

    Hiện nay, TP Hải Phòng có nhiều bến cảng nhất với 306 bến

    Các bến cảng mới bao gồm: Bến cảng Hải Phát - giai đoạn 1 (tỉnh Quảng Ninh); bến cảng số 5,6 khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng); Bến cảng xăng dầu Xuân Giang (giai đoạn 1), bến cảng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 (tỉnh Hà Tĩnh); Bến cảng Bến Đình (Quảng Ngãi); Bến cảng công viên du thuyền quốc tế (Khánh Hoà); Bến cảng Phước An (Đồng Nai); bến cảng tổng hợp Cái Côn - giai đoạn 1 (tỉnh Sóc Trăng).

    Tại khu vực phía Bắc, TP Hải Phòng là địa phương có nhiều bến cảng nhất cả nước với 51 bến. Sau đó là Quảng Ninh 15 bến, Thanh Hóa 10 bến, Nam Định 3 bến, Thái Bình 2 bến.

    Ở khu vực miền Trung, tỉnh Khánh Hòa có nhiều bến cảng nhất với 18 bến. Tiếp đến là Quảng Ngãi với 9 bến, Đà Nẵng và Hà Tĩnh 8 bến, Nghệ An 7 bến, Bình Thuận 6 bến, Quảng Bình và Bình Định mỗi tỉnh 4 bến, Quảng Nam và Ninh Thuận mỗi tỉnh 3 bến, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế mỗi nơi 2 bến, Phú Yên 1 bến.

    Tại khu vực phía Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu với 48 bến cảng. TP.HCM có 41 bến, Đồng Nai 19 bến. Vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ 17 bến, Kiên Giang 4 bến, Long An 3 bến, Đồng Tháp 3 bến, Vĩnh Long 3 bến, Hậu Giang 3 bến, Tiền Giang 2 bến, Trà Vinh 2 bến, Sóc Trăng 2 bến, các tỉnh Bến Tre, An Giang và Cà Mau mỗi nơi 1 bến. Tỉnh Bình Dương có 1 bến là cảng tổng hợp (cảng sông) Bình Dương.

    Ngoài các bến cảng thuộc cảng biển và cảng sông nói trên, Việt Nam còn có 14 bến cảng dầu khí ngoài khơi, gồm: Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sư Tử Đen, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Hồng Ngọc, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Thăng Long - Đông Đô thuộc tỉnh Bình Thuận.

    Cùng đó là cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Đại Hùng, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rạng Đông, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rồng Đôi, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Tê Giác Trắng, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Chim Sáo, Cảng dầu khí ngoài khơi Biển Đông, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Chí Linh, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Vietsopetro 01, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Vietsopetro 02 thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sông Đốc thuộc tỉnh Cà Mau.

    Bộ Xây dựng giao Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện quản lý, khai thác bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hàng năm tổ chức cập nhật, trình Bộ Xây dựng công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.

    Cục Kết cấu hạ tầng có trách nhiệm xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong tổ chức quản lý, khai thác và công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.

    Hàng hải ( Hãng tàu, cảng biển, vận chuyển đường biển ) bến phù mỹ cảng biển

  • Giá thuê tàu tăng, doanh nghiệp Việt lợi gì?
    NGGN NGG

    Thị trường vận tải biển đang đối mặt với nhiều biến động. Giá cước vận tải có xu hướng giảm, trong khi giá thuê tàu đang rục rịch tăng, nhất là với phân khúc tàu container cỡ nhỏ.
    Thấp thỏm với chính sách thuế quan từ Mỹ
    Kết thúc quý I/2025, thống kê từ nền tảng nghiên cứu thị trường hàng hải Drewry cho thấy, giá cước vận tải container toàn cầu vẫn đang tiếp tục giảm. Chỉ số container thế giới đã giảm xuống còn 2.168 USD/container 40 feet. Đây là chỉ số thấp nhất kể từ tháng 1/2024.

    Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An là một trong những doanh nghiệp đang sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam hiện nay.

    Theo giới quan sát, xu hướng này có thể do sự cạnh tranh gia tăng trong bối cảnh nguồn cung tăng, cũng như hoạt động kém hiệu quả của các liên minh hãng tàu mới.

    Thế nhưng, vận tải biển càng thấp thỏm khi phải đối mặt với những thách thức mới liên quan tới các thông báo thuế quan đang diễn ra tại Mỹ với các đối tác thương mại.

    Hãng thông tấn Reuters đưa tin, Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc áp đặt mức phí lên đến 1,5 triệu USD với tàu biển do Trung Quốc sản xuất hoặc tàu của các công ty vận tải biển do Trung Quốc sản xuất khi cập cảng Mỹ.

    Nếu chính sách này được áp dụng, dự báo sẽ gây tác động lớn tới vận tải biển toàn cầu. Bởi, các tàu do Trung Quốc sản xuất chiếm 24% đội tàu toàn cầu của MSC - hãng vận tải đường biển lớn nhất thế giới. Trong khi danh sách đặt hàng tàu đóng mới cho thấy, 92% tàu biển trong tương lai sẽ được sản xuất tại Trung Quốc.

    Nóng giá thuê tàu phân khúc cỡ nhỏ
    Đáng chú ý, dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường vận tải biển Linerlytica cho thấy thời gian qua, trong khi giá cước vận tải biển đang tiếp tục giảm, giá thuê tàu lại tăng cao chóng mặt. Khoảng cách giữa giá cước vận chuyển và giá thuê tàu đã đạt mức cao kỷ lục, lên tới 289%.

    Cụ thể, giá thuê tàu container có trọng tải khoảng 3.500-8.500 TEU đang dao động khoảng 41.000-74.000 USD/ngày với các hợp đồng 24 tháng. Trung bình, thu nhập của các tàu container khoảng 43.000 USD/ngày, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đáng chú ý, theo Alphaliner, giá thuê tàu đã bắt đầu tăng với các tàu có kích thước nhỏ sau nhiều tháng ổn định. Các kỳ hạn thuê cũng đang dài hơn với nhóm tàu trọng tải nhỏ.

    Một số lượng lớn các hợp đồng thuê tàu trọng tải cỡ 1.500-1.900 TEU hiện đã được ký kết trong 24 tháng.

    Phân khúc tàu trọng tải cỡ 1.000-1.249 TEU cũng đang chứng kiến sự gia tăng số lượng các hợp đồng thuê tàu có thời hạn lên tới 2 năm, trong khi các tàu có kích thước dưới 1.000 TEU cũng có mức giá tăng và thời hạn thuê tàu dài hơn.

    Có thể thấy, nhu cầu về tàu không ngừng tăng, thị trường thuê tàu cao bất chấp thị trường vận chuyển hàng hóa đang suy thoái. Giới chuyên gia đánh giá, điều này phản ánh xu hướng đa dạng hóa trong việc tìm nguồn cung. Đồng thời, trong chuỗi cung ứng có thể sẽ xuất hiện nhiều cảng nhỏ hơn, dẫn đến nhu cầu tăng cao với phân khúc tàu feeder (trung chuyển).

    Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?
    Thời gian qua, tận dụng bối cảnh thị trường quốc tế có những thuận lợi cho tàu container, Công ty CP Vận tải biển Tân Cảng (Tân Cảng Shipping) đã rút tàu khỏi thị trường vận chuyển nội địa để đưa tàu cho thuê định hạn tại nước ngoài.

    Ông Nguyễn Đại Hải, Phó giám đốc Tân Cảng Shipping khẳng định, giá cho thuê các tàu, nhất là tàu phân khúc tầm trung thời gian qua đang tăng dần. Cùng một loại tàu, trước đây mức giá thuê khoảng 12.000 USD/ngày thì nay, mức giá đã lên hơn 14.000 USD/ngày.

    Theo ông Hải, thị trường vận tải biển quốc tế đã rục rịch chuyển động ngay sau những tuyên bố của Tổng thống Mỹ về việc áp phí với các tàu được sản xuất tại Trung Quốc. Hiện nay, các tàu chạy viễn dương chủ yếu là tàu mẹ và các tàu có trọng tải lớn để giảm chi phí logistics.

    "Nếu việc thu phí được áp dụng, các phân khúc tàu cỡ nhỏ và trung bình, có khả năng chạy biển không hạn chế lại được quan tâm bởi sẽ tiết kiệm chi phí hơn", ông Hải nói.

    Phân tích kỹ hơn, lãnh đạo Tân Cảng Shipping cho rằng, các tàu cỡ lớn khoảng 10.000 TEU trở lên đang chạy vào Mỹ đa số được đóng tại Trung Quốc.

    Trường hợp thu phí, mức giá trên mỗi TEU hàng hóa có thể bị tăng để bù đắp chi phí.

    Theo tìm hiểu, hiện nay, khoảng hơn 60% tổng DWT của vận tải biển Việt Nam đang được cho thuê định hạn hoặc khai thác tại nước ngoài. Các tàu được cho thuê định hạn phần lớn là tàu có chất lượng kỹ thuật tốt.

    Một trong những doanh nghiệp đang sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam hiện nay là Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An cũng đang có phần lớn tàu cho thuê tại nước ngoài.

    Tại báo cáo thường niên năm 2024, Hải An định hướng sẽ mở thêm các tuyến Nội Á (Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Đông) bằng hình thức hợp tác khai thác tuyến với các đối tác nước ngoài cũng như sử dụng công ty liên doanh.

    Đặc biệt, hướng tới khai thác đội tàu hiệu quả nhất thông qua việc áp dụng linh hoạt tỉ lệ tàu được doanh nghiệp tự khai thác và cho thuê định hạn.

    Theo đại diện một doanh nghiệp vận tải biển, để tận dụng được thị trường thuê định hạn cũng không đơn giản. Hoạt động thuê tàu luôn là dạng hợp đồng dài hạn theo luật cung - cầu. Các doanh nghiệp thường ký các hợp đồng cho thuê theo chu kỳ như khoảng 3 tháng, 6 tháng hoặc 2 năm, 3 năm.

    Tại thời điểm giá thuê tàu lên, nếu doanh nghiệp có tàu nào đó hết hạn hợp đồng và ký hợp đồng thuê mới sẽ có thể hưởng lợi. Còn lại, các mức giá đã được quy định trong hợp đồng và thường không điều chuyển theo giá biến động của thị trường.
    Theo Báo giao thông

    Hàng hải ( Hãng tàu, cảng biển, vận chuyển đường biển ) vận tải biển cước tàu biển giá thuê tàu

  • Mở bến cảng số 3 Lạch Huyện, đón tàu tới 100.000 DWT đầy tải
    NGGN NGG

    Cục Hàng hải và Đường thủy VN vừa công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) với khả năng tiếp nhận tàu container tải trọng đến 100.000 DWT.
    Theo quyết định công bố của Cục Hàng hải và Đường thủy VN, bến số 3 - khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng, nằm trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.

    Về quy mô công trình, loại tàu thuyền, bến số 3 có chiều dài 375m, tiếp nhận tàu container có tải trọng đến 100.000 DWT đầy tải (tương đương 8.000 Teu), phù hợp với điều kiện tiếp nhận của kết cấu hạ tầng liên quan và đáp ứng yêu cầu về an toàn.

    Cảng vụ hàng hải Hải Phòng có trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại khu vực bến cảng nêu trên và được thu các khoản phí theo quy định pháp luật.

    "Cảng vụ căn cứ điều kiện khai thác bến cảng, điều kiện thực tế của bến cảng, luồng hàng hải tại khu vực, giới hạn độ sâu vùng nước trước bến cảng, luồng tàu (theo thông báo hàng hải), hồ sơ thiết kế của bến cảng, điều kiện khai thác bến cảng, các quy định của pháp luật và quy định có liên quan để cho phép tàu thuyền có trọng tải và mớn nước phù hợp ra, vào neo đậu, bốc xếp hàng hóa tại bến cảng.

    Công ty CP Cảng Hải Phòng được giao căn cứ quy định của pháp luật có liên quan và hồ sơ thiết kế của bến cảng, thông số kỹ thuật của tàu theo thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thông báo cụ thể điều kiện khai thác và tổ chức khai thác bến cảng đúng mục đích, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

    Doanh nghiệp cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định trước khi tiếp nhận các tàu thuyền vào bến cảng nhằm đảm bảo an toàn, phù hợp với khả năng tiếp nhận của luồng hàng hải, vũng quay tàu và các điều kiện kỹ thuật khác, chịu trách nhiệm pháp lý đối với các số liệu tính toán, đề xuất công bố các điều kiện tiếp nhận tàu tại bến cảng.

    Hàng hải ( Hãng tàu, cảng biển, vận chuyển đường biển ) hàng hải bến cảng lạch huyện cảng hải phòng

  • Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
    NGGN NGG

    Logistics sẽ đỏ lửa trên thị trường chứng khoán ?

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật trump áp thuế mỹ

  • Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
    NGGN NGG

    Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.

    Tại sự kiện, Tổng thống Mỹ cũng mang theo tấm bảng ghi mức thuế áp dụng với từng nền kinh tế. Trong đó, Anh, Brazil, Singapore sẽ chịu 10% thuế. Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu 20-26%. Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46%.

    Khoảng nửa giờ sau khi cầm chiếc bảng công bố mức thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế.

    CNN trích lời một quan chức chính phủ Mỹ cho biết thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.

    "Chúng ta sẽ chỉ áp mức thuế bằng nửa mức họ đang áp với mình. Tức là sẽ không áp dụng mức đầy đủ. Tôi có thể làm như vậy, nhưng việc đó sẽ gây khó khăn cho nhiều nước. Chúng tôi không muốn làm điều đó", ông Trump tuyên bố tại Nhà Trắng.

    Trên chiếc bảng công bố mức thuế, Nhà Trắng liệt kê mức thuế các nước "đang áp cho Mỹ" nhưng không đưa ra giải thích cách tính toán các con số đó. Ví dụ, theo họ, Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh châu Âu đang áp Mỹ mức thuế lần lượt 90%, 67%, 39%.

    Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết trước các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Thượng viện rằng thuế đối ứng sẽ là "mức trần" mà Mỹ áp dụng với các nước. Mức này có thể giảm xuống nếu các đối tác thương mại đáp ứng yêu cầu của chính quyền Trump.

    Mức thuế Mỹ áp dụng với từng đối tác thương mại.

    Ông Trump cũng cho biết sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, từ ngày 5/4. Tức là tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ đều phải chịu mức thuế nhập khẩu chung 10% này. Sau đó, kể từ ngày 9/4, các đối tác thương mại lớn nhất của nước này sẽ chịu thuế đối ứng ở mức cao hơn, theo bảng ông Trump đã công bố.

    Trong bài phát biểu hôm 2/4, ông liên tục ca ngợi thuế nhập khẩu mới, gọi đây là "tuyên bố về sự độc lập kinh tế của Mỹ. Ông cũng lặp lại khẳng định việc làm và các nhà máy sẽ quay lại Mỹ, đồng thời giá cả với người tiêu dùng sẽ giảm xuống khi "sản xuất và cạnh tranh nội địa tăng lên". "Đó sẽ là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ", Trump tuyên bố.

    Tổng thống Mỹ cho biết ông đang "đặt nước Mỹ lên trên hết". "Với các hành động hôm nay, chúng ta đang bảo vệ những người nông dân tuyệt vời của mình. Họ đã chịu tổn thương bởi các nước trên khắp thế giới", ông tuyên bố.

    Các chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ đi xuống ngay sau khi ông Trump công bố thuế đối ứng. S&P 500 tương lai giảm 1,7%, trong khi Nasdaq tương lai mất gần 2%. Việc này cho thấy nhà đầu tư dự báo Wall Street sẽ lao dốc trong phiên giao dịch 3/4. Giá vàng giao ngay thế giới cũng lập đỉnh mới tại 3.159 USD một ounce.

    Hồi tháng 2, ông Trump đã ký biên bản ghi nhớ, yêu cầu các quan chức thương mại Mỹ nghiên cứu chính sách thương mại của từng quốc gia và đề xuất thuế tương ứng. Gần đây, ông liên tục ca ngợi ngày 2/4 là "ngày giải phóng" của nước Mỹ.

    Trump cho rằng doanh nghiệp và người dân Mỹ chịu thiệt hại vì các hiệp định thương mại tự do, khiến 3.000 tỷ USD hàng nhập khẩu tràn vào Mỹ mỗi năm. Sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và thế giới khiến thâm hụt hàng hóa tại đây lên tới 1.200 tỷ USD.

    Ngoài giải quyết vấn đề thương mại, ông còn coi thuế nhập khẩu là công cụ kiềm chế buôn lậu ma túy và người di cư bất hợp pháp vào Mỹ, tăng ngân sách chính phủ và thúc đẩy sản xuất trong nước.

    Các chính sách của Trump khiến căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang. Đến nay, cả Canada, Trung Quốc và châu Âu đều đã công bố biện pháp trả đũa Mỹ. Niềm tin đầu tư, tiêu dùng và kinh doanh tại Mỹ vì thế cũng sụt giảm. Các nhà kinh tế học thì cảnh báo chính sách bảo hộ thương mại sẽ chỉ khiến lạm phát trong nước và toàn cầu tăng lên. Nếu ông Trump tăng thuế nhập khẩu thêm 20%, một hộ gia đình Mỹ sẽ tốn thêm trung bình 3.400 USD một năm, theo nghiên cứu của Đại học Yale.

    Hà Thu (theo Reuters)

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật trump áp thuế mỹ

  • Việt Nam chuẩn bị đón 'sóng' đầu tư từ Hoa Kỳ
    NGGN NGG

    Nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Intel, Coca-Cola và Nike sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

    Từ ngày 18 - 21/3, 2 phái đoàn gồm 64 doanh nghiệp của Hoa Kỳ sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.

    Được biết, đây là phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Hoa Kỳ đến Việt Nam từ trước tới nay. Phái đoàn này quy tụ một nhóm các nhà lãnh đạo ngành đa dạng, mong muốn hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mới, bao gồm các công ty từ các lĩnh vực mà Hoa Kỳ đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu, như: Công nghiệp, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, hậu cần, sản xuất, năng lượng, hàng không vũ trụ và quốc phòng, chăm sóc sức khỏe, sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm và nông nghiệp.

    Trong số các doanh nghiệp đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, có sự xuất hiện của những doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực lĩnh vực công nghiệp như: Apple, Intel, Coca-Cola, Nike, Boeing.

    Phái đoàn do cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius dẫn đầu. Phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ sang Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt khi Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ. Trong suốt 3 ngày công tác, USABC sẽ tổ chức các cuộc họp quan trọng với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Chính phủ.

    Phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí diễn ra vào trưa ngày 18/3 do USABC tổ chức, cựu Đại sứ Ted Osius cho biết, khi Việt Nam bước vào một giai đoạn mới với hệ thống chính trị được cải cách và tinh gọn, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ rất kỳ vọng vào những tác động tích cực từ những thay đổi này, cũng như những cơ hội hợp tác mới.

    Ông Ted Osius cho biết, chương trình lần này là cơ hội để khẳng định cam kết dài hạn của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhấn mạnh sự đa dạng trong các lĩnh vực hợp tác, đồng thời thúc đẩy quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.

    Nguyễn Hòa (link gốc Báo Công Thương)

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật đầu tư mỹ vĩ mô
  • Login

  • Don't have an account? Register

Powered by NodeBB Contributors
  • First post
    Last post
0
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups