Skip to content
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups
Skins
  • Light
  • Cerulean
  • Cosmo
  • Flatly
  • Journal
  • Litera
  • Lumen
  • Lux
  • Materia
  • Minty
  • Morph
  • Pulse
  • Sandstone
  • Simplex
  • Sketchy
  • Spacelab
  • United
  • Yeti
  • Zephyr
  • Dark
  • Cyborg
  • Darkly
  • Quartz
  • Slate
  • Solar
  • Superhero
  • Vapor

  • Default (No Skin)
  • No Skin
Collapse

DDVT

D

DNTH

@DNTH
About
Posts
36
Topics
36
Shares
0
Groups
0
Followers
0
Following
0

Posts

Recent Best Controversial

  • Chủ động với các kịch bản thuế quan
    D DNTH

    Ba kịch bản thuế quan và dự báo tác động

    Ngày 9/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm hoãn áp thuế đối ứng lên các nền kinh tế có hoạt động thương mại với Mỹ trong thời hạn 90 ngày. Sau ngày 9/7, chính sách thuế đối ứng mới sẽ được quyết định. Đây là câu chuyện được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

    “Việt Nam vẫn là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ. Do đó, các kịch bản thuế quan với hàng hóa Việt Nam có thể sẽ thay đổi khi các căng thẳng đang hạ nhiệt. Chúng tôi lạc quan hơn với kết quả đàm phán, vì Mỹ vẫn đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng”, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng bán lẻ, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6 và có nguy cơ sụt giảm trong nửa cuối năm 2025 do áp lực thuế quan từ Mỹ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt 891 triệu USD, tăng 16% nhờ đợt “tăng tốc” giao hàng trước mốc 9/7. Tuy nhiên, từ tháng 6, nhiều doanh nghiệp đã chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ để tránh rủi ro bị đánh thuế cao.

    Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu tôm đạt 2,07 tỷ USD (tăng 26%), cá tra đạt 1 tỷ USD (tăng 10%). Triển vọng nửa cuối năm 2025 của hai ngành hàng chủ lực này phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Đặc biệt, tôm có nguy cơ đối mặt với “thuế chồng thuế” gồm thuế đối ứng, chống bán phá giá và chống trợ cấp. Ngành cá tra lạc quan hơn khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng kỳ rà soát POR20, với 7 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%. Nếu thuế đối ứng sắp tới được kiểm soát tốt, đây sẽ là cơ hội để cá tra Việt Nam bứt phá.

    VASEP dự báo, nếu thuế đối ứng sau ngày 9/7 là 10%, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2025 có thể giảm còn 9,5 tỷ USD, thấp hơn 500 triệu USD so với dự báo trước đó. Các thị trường khác như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và EU có thể hấp thụ một phần hàng hóa điều tiết từ Mỹ.

    Trường hợp mức thuế hơn 10%, xuất khẩu có nguy cơ giảm sâu, còn 9 tỷ USD hoặc thấp hơn. Mỹ khi đó sẽ không còn là thị trường ổn định, nhất là với các mặt hàng có chuỗi cung ứng phức tạp.

    Trong kịch bản xấu nhất, cạnh tranh từ Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia - các quốc gia có thuế thấp hơn - sẽ gay gắt hơn. Cơ hội sẽ dịch chuyển sang các thị trường trung lập như Nhật Bản, EU, ASEAN, nhưng khả năng bù đắp có hạn trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chưa phục hồi mạnh.

    Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 426 - 430 tỷ USD, tăng khoảng 15,5 - 15,8% so với cùng kỳ 2024. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 215 - 217 tỷ USD, tăng 13,8 - 14%. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2025 ở mức 12%, đạt khoảng 450 tỷ USD. Mục tiêu này vẫn khả thi nếu duy trì được đà tăng trong nửa cuối năm. Doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng và tính bền vững trong chuỗi cung ứng.

    Chủ động “bỏ trứng vào nhiều giỏ”

    Sau gần 90 ngày Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng, nhiều doanh nghiệp đã tự tin hơn nhờ chủ động ứng biến. Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại TNG (mã TNG) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, doanh thu tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 4.073 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch năm. Hiện Công ty đã nhận đơn hàng đến hết quý IV/2025.

    “Có nhiều thông tin về mức thuế đối ứng sản phẩm dệt may, nhưng chúng tôi tự tin có thể thích ứng và dự báo kết quả kinh doanh 2025 tăng trưởng cao. TNG vẫn xúc tiến mở rộng xuất khẩu sang Nga, Đông Âu, thậm chí cả Mỹ. Đồng thời, Công ty cử đoàn sang làm việc với khách hàng mới, tập trung vào nhóm mua trực tiếp, không qua trung gian để cải thiện biên lợi nhuận”, ông Đào Đức Thanh, người công bố thông tin TNG chia sẻ.

    Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã TCM) cho hay, doanh nghiệp đã tiếp nhận đơn hàng cho quý III/2025, tương đương gần 80% kế hoạch doanh thu và đang chuẩn bị tiếp nhận đơn hàng cho quý IV. Trong tháng 5/2025, cơ cấu thị trường của TCM gồm châu Á chiếm 59,47% (Nhật Bản 16,53%, Hàn Quốc 14,47%, Việt Nam 12,95%, Trung Quốc 8,25%), châu Mỹ chiếm 35,4% (Mỹ 19,67%, Canada 15,57%), châu Âu chiếm 5,2% (UK 4,78%).

    Trước biến động kinh tế thế giới và chính sách thuế quan Mỹ, TCM tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, mở rộng xuất khẩu sang EU, CPTPP, Trung Đông, Nam Mỹ… để bù đắp thiếu hụt đơn hàng từ Mỹ. Công ty cũng đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao, đồng thời tăng năng suất, tối ưu chi phí và phát triển thị trường nội địa.

    Một doanh nghiệp dệt may khác cho biết, đang tập trung tiết kiệm chi phí sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành, giảm áp lực giảm giá từ khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu, sử dụng vải trong nước, bông Mỹ và tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường.

    Trong lĩnh vực thủy sản, bà Lê Hằng, Phó tổng thư ký VASEP cho biết, một trong những “từ khoá” mà VASEP muốn truyền đạt với hội viên và cộng đồng doanh nghiệp là “chủ động và thích ứng”. Doanh nghiệp cần chủ động trước biến động thị trường, quy định, cung cầu, để kịp thời thay đổi chiến lược, nâng cao năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm phù hợp với từng phân khúc và thị trường khác nhau.

    “Doanh nghiệp cần sẵn sàng cho mọi kịch bản, cả tốt và xấu. Không nên bỏ trứng vào một giỏ mà phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm. Ngoài Mỹ, EU, chúng ta nên chú trọng thị trường ASEAN - thị trường rất quan trọng với ngành thủy sản Việt Nam”, bà Hằng chia sẻ.

    Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong thời gian chờ kết quả đàm phán, các doanh nghiệp gỗ đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang Úc, Trung Đông, New Zealand nhằm tránh rủi ro. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu vào các thị trường mới còn khiêm tốn, chưa đủ bù đắp nếu thiếu hụt đơn hàng từ Mỹ.

    Hiện Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và thứ 2 (sau Trung Quốc) về nhóm sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao. Ngành gỗ chịu nhiều ảnh hưởng từ biện pháp thuế quan của các nước và đây là lúc cần nhìn lại thị trường nội khối ASEAN.

    “Trong ASEAN, nếu cùng hài hòa hóa và tăng cường hỗ trợ chính sách, các nước có thể đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu”, ông Hoài nói.

    Doanh nghiệp đã sẵn sàng thích ứng với kịch bản thuế đối ứng mới của Mỹ sau ngày 9/7. Trong tình huống xấu nhất, họ sẽ chia sẻ áp lực với khách hàng, chấp nhận giảm giá để giữ chân khách hàng.

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật dnth thuế quan mỹ

  • Chứng khoán Mỹ điều chỉnh nhẹ sau khi ông Trump tuyên bố không gia hạn thuế quan
    D DNTH

    Chốt phiên, chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0,07% xuống 6.225,52 điểm; Nasdaq Composite nhích 0,03% lên 20.418,46 điểm; trong khi Dow Jones mất 165,6 điểm (tương đương 0,37%) còn 44.240,76 điểm.

    Nhà đầu tư tiếp tục gặp khó khăn trong việc định hướng trước các tín hiệu trái chiều từ ông Trump liên quan đến chính sách thương mại.

    Trước đó, vào ngày 7/7, Tổng thống Mỹ đã thông báo lùi thời hạn áp thuế từ 9/7 sang 1/8, nhưng sau đó lại nói rằng thời hạn này “không chắc chắn 100%”.

    Tuy nhiên, đến ngày 8/7, ông khẳng định trên Truth Social rằng sẽ không có bất kỳ thay đổi hay gia hạn nào cho thời điểm 1/8. Cùng ngày, ông cũng tuyên bố áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu.

    Biến động của thị trường diễn ra sau phiên bán tháo mạnh vào ngày 7/7, khi Dow Jones sụt hơn 400 điểm sau quyết định áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Tính đến nay, ông Trump đã tuyên bố áp thuế mới với ít nhất 14 quốc gia.

    Giới đầu tư hiện đang chờ đợi thêm tín hiệu rõ ràng hơn từ Nhà Trắng, với hy vọng các mức thuế cuối cùng sẽ “mềm” hơn so với những gì Tổng thống Mỹ đã đe dọa.

    Ông Bill Merz – Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường vốn tại U.S. Bank Wealth Management – nhận định: “Từ tháng 4/2025 đến nay, thị trường đã dần vượt qua lo ngại rằng thuế quan sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng, lợi nhuận và lạm phát. Tâm lý nhà đầu tư đã thay đổi đáng kể chỉ trong thời gian ngắn và đang trở nên lạc quan hơn”.

    Ở chiều tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng 1%, tiến gần mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng lại tạo áp lực giảm lên thị trường sau khi HSBC áp dụng “lập trường thận trọng hơn” với các ngân hàng lớn. Kết phiên, JPMorgan và Bank of America giảm 3%, còn Goldman Sachs mất gần 2%.

    Tài chính logistics

  • Chốt thời điểm về đích, sân bay Long Thành chuẩn bị vận hành thử toàn hệ thống
    D DNTH

    Theo kế hoạch triển khai của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), hạng mục nhà ga hành khách thuộc Dự án thành phần 3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành sẽ hoàn thành phần xây dựng trước ngày 31/12/2025, tiến tới vận hành thử toàn bộ hệ thống trước tháng 6/2026.

    Báo cáo tiến độ từ ACV cho thấy các hạng mục trọng yếu của sân bay Long Thành giai đoạn 1 đang được triển khai khẩn trương, bao gồm: nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, hạ tầng giao thông nội cảng, kỹ thuật hàng không, nhà ga hàng hóa, nhà để xe, hệ thống xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác.

    Cụ thể, hạng mục nhà ga hành khách sẽ hoàn tất thi công phần xây dựng trước ngày 31/12/2025. Việc lắp đặt thiết bị bên trong được lên kế hoạch bắt đầu từ quý II/2025. Sau đó, quá trình nghiệm thu và chạy thử toàn bộ hệ thống sẽ diễn ra, với mục tiêu hoàn thành trước tháng 6/2026.

    Đối với hạ tầng bay, đường cất hạ cánh số 2 - một phần quan trọng trong cấu phần kỹ thuật của sân bay đã được khởi công trong tháng 6/2025. Công trình này dự kiến sẽ hoàn thiện đồng bộ với toàn bộ Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1.

    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn yêu cầu ACV phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để rà soát, thống nhất phương án vận hành, từ đó xác định rõ quy trình khai thác thử nghiệm và thời điểm hoàn thành chính thức. Việc thông báo sớm các mốc thời gian cụ thể sẽ giúp các bên liên quan chủ động chuẩn bị, bảo đảm sự phối hợp hài hòa và hiệu quả khi đưa sân bay vào khai thác.

    ACV cho biết đã làm việc với các nhà thầu và nhà cung cấp thiết bị nhằm đề ra các giải pháp thúc đẩy tiến độ. Mục tiêu là hoàn tất cơ bản phần xây dựng trong năm 2025 và sẵn sàng đưa sân bay vào khai thác dự kiến từ quý III/2026, bao gồm cả đường băng số 2 thuộc giai đoạn 1.

    Về phần mình, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) khẳng định sẽ hoàn thành các hạng mục phụ trách đúng tiến độ trong năm 2025. Đồng thời, các gói thầu thuộc trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam cũng đã có văn bản cam kết từ phía nhà đầu tư, đảm bảo hoàn thành thi công trước ngày 31/12/2025 và có phương án cung cấp dịch vụ ngay nếu sân bay được khai thác đúng mốc thời gian này.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Nền tảng blockchain quốc gia giúp truy xuất hàng hóa, bảo vệ người tiêu dùng
    D DNTH

    Theo đại diện Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, blockchain là công nghệ sổ cái phân tán, cho phép lưu trữ và chia sẻ dữ liệu một cách minh bạch, bất biến và không cần trung gian.

    Khi được triển khai ở cấp quốc gia, blockchain mang lại khả năng đồng bộ hóa dữ liệu giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân, tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất và hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề như hàng giả, bởi nó cung cấp một cơ chế truy xuất nguồn gốc rõ ràng, không thể giả mạo.

    Một nền tảng blockchain quốc gia cho phép gắn định danh số (DID) cho từng sản phẩm, ghi lại toàn bộ hành trình từ sản xuất, vận chuyển đến phân phối. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR hoặc scan chip định danh để kiểm tra thông tin, bảo đảm tính xác thực của sản phẩm.

    Mỗi khối dữ liệu được gắn thời gian, bảo mật bằng mã hóa và một khi đã ghi vào chuỗi, không thể chỉnh sửa hay xóa bỏ mà không để lại dấu vết. Chính tính chất bất biến, minh bạch, phi tập trung này khiến blockchain trở thành “chuẩn mực” để xây dựng lòng tin số.

    Trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc, blockchain giúp theo dõi toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, đến tay người tiêu dùng mà không ai có thể can thiệp thay đổi thông tin. Chỉ cần quét mã là có thể tra cứu thông tin thay vì nghi ngờ hay phán đoán.

    Ngoài chống hàng giả, blockchain còn giải quyết các vấn đề xã hội khác như gian lận tài chính, buôn lậu và quản lý hành chính kém hiệu quả. Ví dụ, trong quản lý thuế, blockchain có thể minh bạch hóa giao dịch, giảm thất thoát ngân sách.

    Trong lĩnh vực giáo dục, blockchain giúp xác thực bằng cấp, ngăn chặn nạn bằng giả. Tính phi tập trung của blockchain bảo đảm rằng không một cá nhân hay tổ chức nào có thể thao túng dữ liệu.

    Chính thức được Hiệp hội Dữ liệu quốc gia ra mắt đầu năm 2025, nền tảng chuỗi khối quốc gia - NDA Chain là nền tảng blockchain Layer 1 đầu tiên của Việt Nam, được thiết kế để xây dựng hạ tầng định danh số phi tập trung cấp quốc gia.

    Với mục tiêu giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội, NDA Chain không chỉ là một bước tiến công nghệ mà còn là một giải pháp toàn diện cho các thách thức như hàng giả, gian lận và thiếu minh bạch.

    Trong cuộc chiến chống hàng giả, NDA Chain cho phép gắn định danh số cho từng sản phẩm, từ thực phẩm, dược phẩm đến hàng tiêu dùng. Mỗi định danh này được lưu trữ trên blockchain, bảo đảm tính bất biến và không thể sao chép.

    Doanh nghiệp có thể tích hợp NDA Chain vào chuỗi cung ứng để ghi lại thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và phân phối. Người tiêu dùng chỉ cần thông qua chiếc điện thoại thông minh, có thể dễ dàng quét để kiểm tra tính xác thực của sản phẩm, từ đó loại bỏ nguy cơ mua phải hàng nhái.

    Không giống các blockchain tư nhân hoặc nước ngoài, NDA Chain được thiết kế phù hợp với điều kiện quản lý nhà nước, bảo đảm tính pháp lý, khả năng mở rộng và khả năng tích hợp sâu với các nền tảng số khác trong hệ sinh thái chính phủ điện tử và kinh tế số.

    Điểm khác biệt quan trọng là NDA Chain mang lại sự đồng bộ giữa công nghệ, quản trị và pháp lý. Với cơ chế xác thực đa lớp, dữ liệu trên NDA Chain còn có giá trị pháp lý, phục vụ thanh tra, kiểm tra, xác minh nguồn gốc, giải quyết tranh chấp.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • VASEP: Đơn hàng tôm Việt Nam có thể chậm lại vì lo ngại chính sách thuế Mỹ
    D DNTH

    Trong tháng 5, xuất khẩu tôm Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về sản lượng lẫn giá trị, đặc biệt tại các thị trường chủ lực như Mỹ và Trung Quốc. VASEP đánh giá đây là tín hiệu tích cực sau thời gian dài ngành tôm chịu áp lực từ chi phí đầu vào cao và nhu cầu toàn cầu suy giảm.

    Cụ thể, sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu đạt 30.089 tấn, tăng 23% so với tháng 4 và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm chính bao gồm tôm luộc không đầu, tôm lột vỏ chừa đuôi đông lạnh, tôm sushi, tôm hấp và tôm tẩm bột chiên kèm xốt.

    Dù vậy, Hiệp hội lưu ý triển vọng nửa cuối năm còn nhiều thách thức. Nhu cầu được kỳ vọng sẽ phục hồi theo chu kỳ mùa hè, nhưng tâm lý thận trọng của các nhà nhập khẩu – đặc biệt tại Mỹ – trước chính sách thuế mới có thể làm chậm nhịp đặt hàng. VASEP cho rằng, nếu Mỹ không duy trì cơ chế miễn thuế như kỳ vọng, khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam tại thị trường này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

    Trong 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm thẻ lớn nhất gồm STAPIMEX, Minh Phú Hậu Giang, Sao Ta, Minh Phú và Cases. Riêng thị trường Mỹ ghi nhận sản lượng nhập khẩu đạt 7.060 tấn, tăng 72% so với tháng trước – mức cao nhất kể từ tháng 10/2024. Giá xuất khẩu trung bình sang Mỹ đạt 11,60 USD/kg, tăng 0,9%.

    Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu lên 4.500 tấn, dù giá trung bình giảm 3% xuống 6,5 USD/kg. Các thị trường khác như Hàn Quốc, EU và Nhật Bản lần lượt tăng 20%, 14% và 3%; riêng Anh giảm nhẹ 5%.

    Giá xuất khẩu trung bình tôm thẻ toàn thị trường đạt 9 USD/kg, tăng nhẹ 1% so với tháng trước. Giá tôm nguyên liệu trong nước cũng tăng 5 – 7% nhờ lực cầu mạnh từ các nhà chế biến, đặc biệt tại Mỹ, đang đẩy mạnh thu mua để hoàn tất đơn hàng trước khi chính sách miễn thuế đối ứng của chính quyền Trump hết hiệu lực.

    Ở phân khúc cao cấp, tôm sú ghi nhận sản lượng xuất khẩu đạt 4.353 tấn trong tháng 5, tăng 8% so với tháng 4 và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Các dòng sản phẩm chính gồm tôm bỏ đầu PTO/PDTO, tôm nguyên con, tôm lột vỏ đông lạnh, tôm hấp và tôm HLSO.

    Những doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu tôm sú gồm Minh Phú, Minh Phú Hậu Giang, Camimex, Minh Cường và Tôm Miền Nam. Thị trường Mỹ tăng nhập khẩu tôm sú từ Việt Nam lên 600 tấn với giá cao nhất 17,10 USD/kg. Nhật Bản đạt 886 tấn, giá tăng 6% lên 12,40 USD/kg; EU tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 390 tấn, giá giảm nhẹ 6,1% còn 10,7 USD/kg.

    Tại Hàn Quốc, sản lượng đạt gần 200 tấn nhưng giá giảm mạnh 30% còn 8,30 USD/kg. Trung Quốc giữ ổn định ở mức 1.300 tấn, giá tiếp tục giảm thêm 3,3% còn 8,9 USD/kg. Giá xuất khẩu bình quân tôm sú toàn thị trường tăng 4% lên 11,82 USD/kg.

    Tuy nhiên, sản lượng tôm nguyên liệu giảm nhẹ 2% còn 24.000 tấn do sản lượng tăng mạnh trong tháng trước. Nguồn cung tôm cỡ lớn đang dồi dào khiến giá tại trại điều chỉnh: tôm sú cỡ 20–40 con/kg giảm 2%, cỡ 50 con/kg giữ nguyên, còn cỡ 80 con/kg giảm tới 9%.

    VASEP cho biết hiện tôm sú Việt Nam đang chiếm ưu thế tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản, EU và Thụy Sĩ – nơi người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm tôm sinh thái, nuôi trong rừng ngập mặn, có thể truy xuất nguồn gốc và đạt tiêu chuẩn bền vững.

    Tuy vậy, ngành đang chịu áp lực cạnh tranh gia tăng từ Ấn Độ – quốc gia đang đẩy mạnh nuôi tôm sú theo mô hình hai vụ tại bang Andhra Pradesh, tập trung vào các thị trường châu Á với tôm cỡ nhỏ 30 – 50 con/kg.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Bộ Xây dựng ủng hộ chủ trương xây sân bay quốc tế tại Ninh Bình
    D DNTH

    Bộ Xây dựng vừa có văn bản báo cáo Chính phủ, trong đó thể hiện quan điểm ủng hộ chủ trương nghiên cứu và bổ sung quy hoạch cảng hàng không quốc tế tại tỉnh Ninh Bình sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

    Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình lập Đề án nghiên cứu khả năng hình thành cảng hàng không và gửi Bộ xem xét, làm căn cứ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai, Bộ sẽ thành lập Tổ công tác chuyên môn để hướng dẫn, hỗ trợ UBND tỉnh và đơn vị tư vấn nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ của Đề án.

    Đề xuất trên xuất phát từ kiến nghị của doanh nghiệp Xuân Trường về việc đầu tư sân bay quốc tế tại huyện Ý Yên (Nam Định) hoặc địa điểm do Bộ Xây dựng khảo sát, với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh Ninh Bình (sau sáp nhập) và vốn xã hội hóa, không sử dụng ngân sách Trung ương.

    Theo Bộ Xây dựng, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ mở ra cơ hội phát triển mới, thúc đẩy hoạt động kinh tế và dịch vụ vận tải. Trong bối cảnh đó, nhu cầu quy hoạch và đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là cảng hàng không, là chính đáng. Ninh Bình – sau sáp nhập – được đánh giá có tiềm năng trở thành thị trường vận tải hàng không quan trọng.

    Tuy nhiên, hiện Quy hoạch hệ thống cảng hàng không (phê duyệt tại Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023) chưa xác định vị trí tiềm năng nào tại Ninh Bình. Trong 12 vị trí cảng hàng không tiềm năng trên cả nước, mới có ba địa phương phối hợp lập đề án và được đồng ý bổ sung vào quy hoạch gồm: Gia Bình (Bắc Ninh), Măng Đen (Kon Tum), Vân Phong (Khánh Hòa).

    Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị giao UBND tỉnh Ninh Bình lập Đề án nghiên cứu cảng hàng không mới, làm cơ sở để Bộ báo cáo Chính phủ và triển khai thủ tục điều chỉnh quy hoạch theo đúng quy định pháp luật. Cơ quan này nhấn mạnh sẽ chủ động rà soát, điều chỉnh Quy hoạch hệ thống cảng hàng không phù hợp với tình hình mới.

    Đề xuất xây dựng 2 trục đường lớn và 9 cây cầu

    Cùng với dự án sân bay, doanh nghiệp Xuân Trường cũng đề xuất xây dựng hai trục đường chính nối Di sản Tràng An, Bái Đính (trung tâm Ninh Bình đến Nam Định và Phủ Lý, Hà Nam) với quy mô 8 làn xe; đồng thời xây dựng 9 cây cầu bắc qua sông Đáy và sông Hoàng Long. Thời gian thi công dự kiến không quá 12 tháng, sử dụng ngân sách tỉnh (sau sáp nhập) và vốn xã hội hóa, không dùng ngân sách Trung ương.

    Bộ Xây dựng cho rằng, sau sắp xếp hành chính, việc nghiên cứu đầu tư hệ thống giao thông kết nối là cần thiết. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án hạ tầng này phải phù hợp với quy hoạch tỉnh và thuộc thẩm quyền quản lý, quyết định đầu tư của UBND tỉnh Ninh Bình./.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Trong các bức thư tình của ông Trump gửi cho các nước có 3 loại thuế. Ngoài thuế suất hàng quốc gia đó tự lực sản xuất, thuế transshipment, còn một loại là "sectoral". Vậy nó là cái gì?
    D DNTH
    • Thuế lên hàng quốc gia đó sản xuất được thuế xx%. Indo, Cam và Bangladesh đều gánh thuế cao hơn VN (20%) phần này.

    • Thuế bị xem là transshipped goods, chịu thuế suất "cao hơn". Việt Nam bị cho 40%, còn cụ thể chưa biết tính kiểu nào. Các nước thì chưa biết cụ thể bao nhiêu, chỉ biết "cao hơn".

    Nhưng Bộ trưởng thương mại Mỹ và Cố vấn thương mại hợp cạ của ông Trump đã mấy lần nêu Việt Nam ra trước quốc hội và truyền thông làm ví dụ. Ông Bộ Trưởng thương mại còn dám nói trong 125 tỷ hàng thâm hụt có tới 90 tỷ là transshipped. "Vietnam buys $90 billion from China, then they mark it up and send it to us”

    • "Thuế ngành" đặc biệt sectoral. Loại này như kinh nghiệm của UK là ký deal 10% và một số ngành miễn thuế dưới một quota nào rồi thì vẫn phải đang hỏa tốc thương lượng thêm vì ông Trump đẻ thêm ra loại thuế sectoral khác.

    Hôm nay Mỹ đã update list thuế sectoral, một số loại còn chờ điều tra rồi áp thuế sau, một số là chốt từ 25-50%.

    Dòng thuế ngành này là "riêng biệt" so với thuế suất có đi có lại vừa tuyên bố. Theo tình hình đàm phán của UK nghĩa là không trong khuôn khổ thuế đối ứng vừa công bố, nhưng có thể ký trong cùng một trade deal là được miễn gì, trong bao lâu, phần còn lại xử lý trên tinh thần nào, xong rồi ra đàm phán riêng cụ thể.

    Nghĩa là ngoại trừ thuế quan đối ứng cụ vừa công bố, cụ còn 1 đống đồ chơi nữa có thể áp thuế.

    Câu hỏi là dân Mỹ sẽ gánh được bao nhiêu % tăng giá nếu cụ chơi cứng thật. Hàng trên Amazon sẽ tăng giá và hàng bán lẻ sẽ tăng giá là chắc chắn rồi.

    Và cái này quan trọng nè:

    "Động thái ngày 7-7 của ông Trump diễn ra ngay trước hạn chót 9-7, thời điểm lệnh tạm hoãn 90 ngày kết thúc.

    Cách đây ít phút, Nhà Trắng vừa ban hành một sắc lệnh hành pháp, lùi thời hạn áp dụng trở lại các mức thuế đối ứng của ông Trump cho đến 0h01 ngày 1-8."

    Bảng dưới là đến hết giờ market trade của Mỹ với list các nước nhận được thư tình. Thông tin liên quan về "thuế ngành" và update thuế các nước trong các comment.

    Nói tóm lại, đây chỉ mới là pha giao bóng phút thứ 10. UK ký cái deal xong trên tivi vẫn đang đàm phán rất nhiều dòng thuế ngành và chi tiết các điều khoản thực thi mà chưa rõ sắp tới sẽ thực thi cái deal đã được ông tổng thống ký ra sao.

    Vì vậy, đây sẽ chưa phải là bức thư tình cuối cùng cho các nước. Câu hỏi là các nước sẽ phản ứng ra sao. Có ông nào chơi lớn đánh thuế đáp trả hôn?

    Và thật ra Mỹ có dám áp số lớn như vậy vào cuối cùng không, vì nó cuối cùng sẽ làm tăng giá hàng bán ở Mỹ một mức tương ứng (hoặc doanh nghiệp Mỹ phải giảm margin, thì lại đuổi người, cut cost).

    Mình mạnh dạn đoán là rồi thì sẽ có quay xe, nhưng ở mức độ nào, khi nào, thì không biết. Có thể áp dụng vài tháng rồi quay, hoặc quay ngay trên bàn đàm phán chi tiết.

    Cre: Ho Anh Tuan

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • [TT TRUMP GỬI THƯ, ÁP THUẾ 25% VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TỪ NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ 12 QUỐC GIA KHÁC]
    D DNTH

    Như đã tuyên bố trước đó, ngày 7/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tái áp dụng mức thuế phổ quát 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản (nhập siêu 69 tỷ USD), Hàn Quốc (66 tỷ USD), Malaysia (25 tỷ USD), Kazakhstan (1 tỷ USD) và Tunisia (610 triệu USD), có hiệu lực từ ngày 1/8. Đây là quyết định khôi phục kế hoạch thuế công bố ngày 2/4 nhưng từng bị tạm hoãn 90 ngày để tránh biến động thị trường. Các quốc gia khác cũng bị áp mức thuế cao, gồm: Lào và Myanmar 40% (nhập siêu lần lượt 759 triệu và 581 triệu USD), Nam Phi và Bosnia 30% (9 tỷ và 122 triệu USD), Indonesia 32% (18 tỷ USD), Bangladesh và Serbia 35% (6 tỷ và 615 triệu USD), Campuchia và Thái Lan 36% (12 tỷ và 46 tỷ USD).

    TT Trump đã gửi thư chính thức tới lãnh đạo 14 nước, nêu rõ nếu các nước phản ứng bằng cách tăng thuế nhập khẩu hàng Mỹ, mức tăng đó sẽ được Mỹ cộng trực tiếp vào thuế hiện tại. Tuy nhiên, ông Trump để ngỏ khả năng điều chỉnh nếu các nước xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Ông Trump nhấn mạnh: “Các quốc gia chọn mở cửa và công bằng sẽ không bao giờ thất vọng với nước Mỹ.”

    Theo Nhà Trắng, động thái này nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại kéo dài. Ngoài ra, các thư cũng cảnh báo nghiêm khắc về hành vi “chuyển tải để né thuế”, đặc biệt là từ Trung Quốc qua các nước ASEAN.

    Thị trường Mỹ phản ứng tiêu cực: Dow Jones mất 422 điểm, Nasdaq và S&P 500 giảm gần 1%, Russell 2000 giảm 1,5%.

    Cre: Hoàng Anh Tuấn

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Hong Kong đẩy nhanh cấp phép stablecoin, nhưng số lượng dự kiến chỉ ở mức “một con số”
    D DNTH

    Quan chức Hong Kong cho biết khu vực này có thể sẽ cấp giấy phép stablecoin ngay trong năm nay, tuy nhiên số lượng cấp phép sẽ giới hạn trong phạm vi "một con số", theo bài phỏng vấn độc quyền trên tờ Ming Pao ngày 7/7.

    Ông Christopher Hui – Bộ trưởng Tài chính và Dịch vụ Tài chính Hong Kong – xác nhận việc cấp phép stablecoin dự kiến có hiệu lực từ tháng 8/2025.

    “Chúng tôi kỳ vọng các stablecoin sẽ tập trung giải quyết những điểm nghẽn trong nền kinh tế thực, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán xuyên biên giới”, ông Christopher Hui chia sẻ.

    Vị bộ trưởng cho rằng nếu có stablecoin được đảm bảo bằng tiền pháp định và vận hành như một công cụ thanh toán hiệu quả, điều này hoàn toàn có thể giảm chi phí giao dịch và tăng tính kết nối.

    Mặc dù chương trình sandbox ban đầu của Hong Kong tập trung vào các stablecoin neo theo HKD, song trong thời gian gần đây, thị trường địa phương bắt đầu bàn tán sôi nổi về khả năng xuất hiện stablecoin neo theo nhân dân tệ quốc tế (CNH).

    Các ông lớn công nghệ Trung Quốc như JD.com và Ant Group đã nhiều lần vận động Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chấp thuận cho thử nghiệm stablecoin neo theo đồng nhân dân tệ ở thị trường nước ngoài – động thái cho thấy cuộc đua stablecoin toàn cầu đang nóng dần lên, theo Reuters.

    Tuy nhiên, ông Hui nhấn mạnh rằng nếu một stablecoin gắn với đồng tiền pháp định của một quốc gia khác, thì Hong Kong sẽ phải tham vấn các cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt để đánh giá tác động tới tỷ giá và các rủi ro vĩ mô.

    “Hiện tại, khung pháp lý của chúng tôi cho phép phát hành stablecoin được bảo chứng bởi tiền pháp định, mà không giới hạn loại tiền cụ thể. Nhưng với các đồng tiền nước ngoài, sẽ cần có đánh giá kỹ lưỡng hơn”, ông Christopher Hui nói.

    9 doanh nghiệp có ý định xin giấy phép phát hành stablecoin tại Hong Kong

    1️⃣Nhóm doanh nghiệp tham gia sandbox của Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA), bao gồm:

    Doanh nghiệp Điểm chính
    JD Technology (Hong Kong) Phát hành stablecoin Hong Kong, đang trong giai đoạn 2 thử nghiệm "sandbox", nghiên cứu ứng dụng trong thanh toán xuyên biên giới, thương mại và bán lẻ.
    Yuanbi Innovation Technology Tập trung vào thanh toán xuyên biên giới giữa doanh nghiệp (B2B), giao dịch tài sản mã hóa, tài sản thực và ứng dụng trong thanh toán toàn cầu.
    Za Bank (Hong Kong), Ant Group, HKT Ba công ty sẽ lập liên doanh, có kế hoạch phát hành stablecoin neo theo đồng đô la Hong Kong.
    2️⃣Các doanh nghiệp xac nhận nộp đơn xin giấy phép phát hành stablecoin

    Doanh nghiệp Điểm chính
    Ant International Sẽ nhanh chóng nộp đơn xin giấy phép ngay khi các quy định có hiệu lực.
    Yita Logistics Technology (Mỹ: RITR) - thương mại điện tử xuyên biên giới, logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu Đã phát hành stablecoin Hong Kong, và sẽ nghiên cứu phát hành stablecoin neo theo đồng nhân dân tệ trong tương lai.
    Zhejiang China Commodity City Group - chuyên phát triển và vận hành các nền tảng giao dịch hàng hóa Nền tảng thanh toán xuyên biên giới “Yi Payment” đang được tích cực đánh giá và sẽ sớm nộp đơn xin giấy phép.
    Công ty tài sản số IDA Có kế hoạch phát hành stablecoin tại Hong Kong.
    3️⃣Các doanh nghiệp đang xem xét nộp đơn xin giấy phép

    Doanh nghiệp Điểm chính
    Duodian Shuzhi (Đa Điểm Số Trí) - công ty tài sản số và công nghệ blockchain Đã bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép, hướng đến ứng dụng stablecoin trong lĩnh vực thanh toán bán lẻ.
    Lianlian Digital - công ty lĩnh vực giải pháp thanh toán số và thương mại điện tử xuyên biên giới Theo thông tin truyền thông, công ty đang tích cực xem xét khả năng xin giấy phép tại Hồng Kông hoặc Singapore.
    Động thái đẩy nhanh khung pháp lý stablecoin của Hong Kong diễn ra song song với những bước đi lập pháp tại Mỹ. Gần đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật GENIUS liên quan đến stablecoin, với sự ủng hộ từ Tổng thống Donald Trump.

    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giữ lập trường cứng rắn với crypto, tiếp tục cấm giao dịch và đào coin. Hong Kong chọn hướng mở cửa, triển khai khung cấp phép rõ ràng cho cả sàn giao dịch và các dự án stablecoin./.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • AI ĐI MÁY BAY CHÚ Ý NHÉ!
    D DNTH

    Sau sáp nhập, thông tin của một số sân bay có thể đã có thay đổi về tên địa danh. Cụ thể:

    • Sân bay Côn Đảo (trước 01/07 thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện nay thuộc TP.HCM.
    • Sân bay Chu Lai (trước 01/07 thuộc tỉnh Quảng Nam) hiện nay thuộc TP. Đà Nẵng.
    • Sân bay Tuy Hoà (trước 01/07 thuộc tỉnh Phú Yên) hiện nay thuộc tỉnh Đắk Lắk.
    • Sân bay Đồng Hới (trước 01/07 thuộc tỉnh Quảng Bình) hiện nay thuộc tỉnh Quảng Trị.
    • Sân bay Phù Cát (trước 01/07 thuộc tỉnh Bình Định) hiện nay thuộc tỉnh Gia Lai.
    • Sân bay quốc tế Phú Quốc (trước 01/07 thuộc tỉnh Kiên Giang) hiện nay thuộc tỉnh An Giang.
    • Sân bay Rạch Giá (trước 01/07 thuộc tỉnh Kiên Giang) hiện nay thuộc tỉnh An Giang.
      Trước khi sáp nhập, tỉnh duy nhất của Việt Nam có 2 sân bay là Kiên Giang với sân bay quốc tế Phú Quốc và sân bay Rạch Giá. Hiện nay, sau khi sáp nhập, cả nước có 5 tỉnh thành có 2 sân bay, bao gồm: TP.HCM (sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay Côn Đảo), Đà Nẵng (sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Chu Lai), Gia Lai (sân bay Pleiku và sân bay Phù Cát), An Giang (sân bay quốc tế Phú Quốc và sân bay Rạch Giá), và Đắk Lắk (sân bay Buôn Mê Thuột và sân bay Tuy Hoà).

    CHÚ Ý: Mắt phải luôn nhìn bảng thông báo
    Tai luôn nghe thông báo từ loa
    Miệng phải gặp nhân viên HK hỏi cho rõ.
    Vậy nhé!

    (Nguồn: Phượng Hoàng)

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Quảng Ninh: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK hoạt động hiệu quả
    D DNTH

    Với định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả và hiện đại, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tỉnh tiếp tục khởi sắc, tăng trưởng cả về kim ngạch và sản lượng hàng hóa.

    Từ đầu năm 2025 đến nay, các ngành khối, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tích cực rà soát, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục, điều tiết phương tiện vận tải, đảm bảo thông suốt hoạt động XNK 24/7.

    Theo đó, tại phường Móng Cái 1, địa bàn trọng điểm về XNK của tỉnh đã tận dụng hiệu quả các dư địa sẵn có, phát triển đúng hướng và có chiều sâu các lợi thế để phát triển. Cùng với hệ thống hạ tầng cửa khẩu được đầu tư đồng bộ, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai kịp thời, chính quyền phường cũng đang đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực mũi nhọn như: Logistics, chế biến nông sản, xuất khẩu thủy sản... Từ đó, góp phần đưa hoạt động XNK đi vào chiều sâu, ổn định, ngày càng chuyên nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới đến đầu tư, tham gia chuỗi XNK trên địa bàn.

    Từ đầu năm 2025 đến ngày 15/6, tổng trọng lượng hàng hóa XNK qua các cửa khẩu đạt gần 1,2 triệu tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (phường Móng Cái 1) đã có 57.212 phương tiện thực hiện giao thương, với 33.123 phương tiện Việt Nam xuất cảnh; 24.089 phương tiện Trung Quốc nhập cảnh), tăng 71% so cùng kỳ 2024, trung bình đạt 367 phương tiện/ngày; hàng hóa XNK đạt 732,7 nghìn tấn, tăng 45% so cùng kỳ 2024, bình quân đạt 4.697 tấn hàng hóa XNK/ngày. Tại Lối mở Km3+4 Hải Yên (phường Móng Cái 3) đã có 14.172 phương tiện thực hiện giao thương, với 13.239 phương tiện Việt Nam xuất cảnh, 933 phương tiện Trung Quốc nhập cảnh, tăng 4% so với cùng kỳ 2024, bình quân đạt 90 phương tiện/ngày; hàng hóa XNK đạt 329,3 triệu tấn hàng hóa, bình quân đạt 2.084 tấn/ngày.

    Hoạt động XNK hàng hóa qua Lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) thuộc cặp cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), xã Quảng Đức cũng ghi nhận chuyển biến tích cực. Đến 23/6, tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua Bắc Phong Sinh đạt 37,28 triệu USD với 1.616 tờ khai, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, kim ngạch XNK chính ngạch đạt 10 triệu USD với 302 tờ khai, giảm mạnh 46,25% về kim ngạch và giảm 41,7% về số tờ khai. Ngược lại, hàng hóa XNK qua hình thức cư dân biên giới ghi nhận tăng trưởng ấn tượng, đạt 27,28 triệu USD với 1.314 tờ khai, tăng 67,7% về kim ngạch dù số tờ khai vẫn giảm 17,05%.

    Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn duy trì ổn định với các mặt hàng chủ lực như: Thuỷ sản đông lạnh, các loại nông sản như bèo, cói, hạt tiêu, nhãn khô, hạt sen khô, cá khô và cá cơm… Cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là giày dép và các mặt hàng tạp hoá phục vụ tiêu dùng.

    Theo thống kê của Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh 6 tháng đầu năm nay đạt 1.950 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2024, tăng 1,4% so với kịch bản. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2.195 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Chi cục Điều tra chống buôn lậu – Cục Hải quan khởi tố vụ án xuất khống 1.400 tấn nguyên liệu thực phẩm là chân gà đông lạnh, dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng và hành vi chuyển tiêu thụ nội địa không khai báo hải quan.
    D DNTH

    Công ty TNHH XNK VN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa loại hình sản xuất xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu là chân gà/bàn chân gà đông lạnh chưa rút xương; thành phẩm xuất khẩu là chân gà/bàn chân gà đông lạnh đã qua chế biến, rút xương, làm sạch. Đối với loại hình này, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu với điều kiện sản phẩm được xuất ra nước ngoài và doanh nghiệp thực hiện đầy đủ báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan; hàng hóa xuất khẩu không phải chịu thuế GTGT. Nếu bán nguyên liệu dư thừa vào thị trường trong nước thì phải khai báo hải quan, nộp thuế theo quy định.

    ​Ngày 11/3/2025, Đội 1 – Chi cục Điều tra chống buôn lậu – Cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Phòng An ninh kinh tế- Công an thành phố Hải Phòng và Hải quan Thái Bình, Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan khu vực III kiểm tra thực tế hàng hóa được đóng trong 13 container thuộc 07 tờ khai của Công ty TNHH XNK VN tại cảng Nam Đình Vũ – Hải Phòng. Hàng hóa khai báo là chân gà đông lạnh đã rút xương và làm sạch đóng thành từng kiện có tổng trọng lượng là 377.000kg, trị giá hơn 28 tỷ đồng. Tuy nhiên, kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ có 49.000kg là chân gà đã rút xương, chế biến làm sạch còn lại chân gà chưa rút xương. Chênh lệch thiếu so với khai báo khoảng 328.000kg. Lượng nguyên liệu tương ứng để sản xuất ra thành phẩm thiếu so với khai báo là khoảng 1.400.000kg, trị giá khoảng 36 tỷ. Nếu vụ việc không được cơ quan hải quan phát hiện kịp thời, Công ty đã trốn thuế nhập khẩu với số lượng lớn, thất thu cho ngân sách nhà nước hơn 7 tỷ đồng.

    ​Trong quá trình điều tra xác minh đã phát hiện các đối tượng có các hành vi, phương thức thủ đoạn khai báo, đóng hàng hết sức tinh vi nhằm đối phó, qua mặt cơ quan hải quan, cụ thể:

    ​1. Khi đóng hàng hóa xuất khẩu, Công ty TNHH XNK VN chỉ đóng hàng hóa đầy kín ở phần đầu các container phần còn lại để rỗng (nếu kiểm tra bằng mắt thường sẽ rất khó phát hiện) nhằm đối phó sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Theo khai báo hải quan trọng lượng 1 container khoảng 28 tấn nhưng thực tế kiểm tra chỉ có khoảng 5 tấn được xếp ở đầu container, phía sau container để rỗng không có hàng hóa xuất khẩu.

    1. Công ty TNHH XNK VN lợi dụng tờ khai xuất khẩu hàng hóa được phân luồng xanh nên chủ ý đợi sát giờ tàu chạy mới đóng hàng, sang hàng, trái phép trong các container trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng, Công ty đã có hành vi khai báo gian dối khối lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu là thành phẩm thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu với mục đích quyết toán nguyên vật liệu với cơ quan hải quan để đủ điều kiện miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu; số tiền thuế phải nộp tương ứng với số nguyên liệu cần dùng để sản xuất ra số thành phẩm khai báo thiếu trong tờ khai hải quan được xác định là hơn 7 tỷ đồng, hành vi nêu trên có dấu hiệu của tội “Buôn lậu”.

    ​3. Trong quá trình điều tra, Công ty TNHH XNK VN sử dụng các phương thức thủ đoạn đối phó gây khó khăn cho quá trình điều tra như: chây ỳ không xuất trình hàng hóa để kiểm tra, thay đổi giám đốc/người đại diện theo pháp luật ngay sau khi vụ việc bị pháp hiện, các đối tượng có liên quan trốn tránh không hợp tác làm việc, không cung cấp tài liệu cho cơ quan chức năng.
    ​Sau quá trình điều tra, xác minh dấu hiệu của tội “Buôn lậu”, Chi cục Điều tra chống buôn lậu – Cục Hải quan đã thống nhất với Vụ 3 – Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao khởi tố vụ án tội “Buôn lậu” theo Điều 188 của Luật Hình sự. Hiện vụ án đang được chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra theo thẩm quyền theo thẩm quyền./.

    Nguồn: CỤC HẢI QUAN

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Đọc dữ liệu, những con số biết nói
    D DNTH

    Trong 6 tháng đầu năm:

    • Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 70,91 tỷ USD.
    • Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,7 tỷ USD.
    • Xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 62,0 tỷ USD tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU đạt 19,0 tỷ USD, tăng 11,6%; xuất siêu sang Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, tăng 69,1%.
    • Nhập siêu từ Trung Quốc đạt 55,6 tỷ USD, tăng 42,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc đạt 14,6 tỷ USD, tăng 0,1%; nhập siêu từ ASEAN đạt 7,5 tỷ USD, tăng 67,4%.

    Nguồn: Cục thống kê.

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Ngành thủy sản Việt Nam và chi phí vận chuyển lạnh không carbon
    D DNTH

    Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước thách thức kép: chi phí vận chuyển lạnh tăng cao kỷ lục và áp lực chuyển đổi sang vận chuyển không carbon từ các quy định quốc tế. Khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã vượt mốc 10 tỷ USD, việc áp dụng công nghệ vận chuyển lạnh không carbon trở thành yếu tố quan trọng để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế[1].

    Tuy nhiên, khoảng đầu năm 2024, cước vận tải container đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với năm 2023[2] trong khi các quy định về giảm phát thải carbon ngày càng nghiêm ngặt, đặc biệt từ thị trường châu Âu với Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) sẽ có hiệu lực từ năm 2026. Điều này đã buộc ngành thủy sản phải nhanh chóng chuyển đổi sang các mô hình vận chuyển và sản xuất xanh hơn để phù hợp với thời đại.

    Áp lực chuyển đổi sang vận chuyển lạnh không carbon

    Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vượt 10 tỷ USD, tăng 12.1% so với năm 2023. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu xuất khẩu năm 2025 dự kiến 11 tỷ USD. Ba nhóm sản phẩm chủ lực dẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu gồm tôm (4 tỷ USD), cá tra (2 tỷ USD) và cá ngừ (1 tỷ USD).

    Tuy nhiên, để duy trì được tốc độ tăng trưởng này, ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các thị trường xuất khẩu chính như EU, Mỹ và Nhật Bản về việc giảm dấu chân carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Hệ thống vận chuyển lạnh, một thành phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng thủy sản, đặt ra yêu cầu chuyển đổi sang công nghệ không phát thải hoặc ít phát thải carbon. Áp lực càng trở nên rõ ràng khi Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 454 tỷ USD vào năm 2025, tăng 12% so với năm 2024. Trong bối cảnh đó, việc duy trì sức cạnh tranh của ngành thủy sản đòi hỏi chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất và vận chuyển phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe.

    Hệ thống vận chuyển lạnh đóng vai trò then chốt trong việc duy trì chất lượng, độ tươi của sản phẩm thủy sản từ khâu thu hoạch đến người tiêu dùng cuối cùng. Theo Viện Lạnh Quốc tế (IIR), khoảng 12% lượng thực phẩm sản xuất toàn cầu năm 2017 bị mất đi do chuỗi lạnh không đầy đủ[3]. Đối với các sản phẩm thủy sản có giá trị cao như tôm, cá tra và cá ngừ của Việt Nam, một hệ thống chuỗi cung ứng lạnh hiệu quả giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, là yếu tố quan trọng để tiến vào những thị trường khó tính.

    Theo báo cáo của Hiệp hội Chuỗi Lạnh Toàn cầu (GCCA), Việt Nam có tiềm năng to lớn về đầu tư phát triển chuỗi lạnh, đặc biệt là dẫn đầu bởi ngành thủy sản. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu về giảm phát thải carbon, ngành vận chuyển lạnh cần có những bước chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ và quy trình vận hành.

    Thực trạng hệ thống vận chuyển lạnh và phát thải carbon

    Thị trường logistics chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng thực phẩm, dược phẩm và thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản. Theo TechSci Research, quy mô thị trường logistics lạnh Việt Nam đạt 163.3 triệu USD vào năm 2023 và dự báo sẽ tăng lên 363.5 triệu USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 14.1% giai đoạn 2025–2029.

    Trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, kho lạnh đang phát triển mạnh, thu hút đầu tư đáng kể nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Theo Makreo Research, dự kiến từ 2024 đến 2028 sẽ có 13 dự án kho lạnh mới được triển khai, nâng tổng công suất kho lạnh tại Việt Nam lên khoảng 1.8 triệu pallet vào năm 2030. Sự mở rộng này đáp ứng nhu cầu bảo quản và vận chuyển các sản phẩm nhạy cảm nhiệt độ ngày càng tăng, nhất là khi xuất khẩu thủy sản và nhập khẩu thực phẩm, dược phẩm phát triển mạnh.

    Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và công suất, hệ thống vận chuyển lạnh của Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là diesel cho vận tải lạnh và điện lưới (phần lớn được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch) cho kho lạnh.

    Theo nghiên cứu từ Zemo Partnership, các bộ phận làm lạnh trên các phương tiện được trang bị hệ thống này sẽ làm tăng trung bình 11% lượng khí thải CO₂ so với phương tiện tiêu chuẩn không có hệ thống làm lạnh khi vận chuyển. Đội xe vận tải đường bộ có trang bị hệ thống lạnh thải ra hơn 5,600 kg tấn (kt) CO₂ vào tổng lượng khí thải của ngành vận tải đường bộ, trong đó hơn 80% đến từ xe tải hạng nặng trang bị hệ thống làm lạnh[4].

    Đối với cơ sở kho lạnh, mức tiêu thụ điện năng đặc biệt cao. Theo Hội đồng Kinh tế Năng lượng Hiệu quả Mỹ, nhu cầu điện năng mỗi m2 kho lạnh tốn gần 645 kW/năm, chủ yếu do hệ thống làm lạnh chiếm hơn 70% tổng mức tiêu thụ[5]. Qua đó, các doanh nghiệp kho lạnh đặc biệt dễ bị ảnh hưởng trước biến động giá điện và tăng lượng khí thải carbon.

    So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi sang vận chuyển lạnh không carbon. Theo IIR, việc cải thiện chuỗi cung ứng lạnh sẽ làm tăng lượng khí thải CO₂ từ thiết bị lạnh lên 126%, tương đương từ 261 triệu tấn CO₂ lên 589 triệu tấn CO₂. Tuy nhiên, việc mở rộng chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp tránh được 290 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát, tương đương 55% lượng thất thoát thực phẩm do chuỗi cung ứng lạnh chưa hoàn thiện gây ra[6].

    Chi phí và thách thức trong chuyển đổi sang vận chuyển lạnh không carbon

    Chuyển đổi sang hệ thống vận chuyển lạnh không carbon đòi hỏi đầu tư đáng kể vào nhiều loại công nghệ mới, từ phương tiện vận chuyển đến hệ thống làm lạnh và giám sát. Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu cho các hệ thống làm lạnh sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời có thể cao hơn nhiều so với hệ thống truyền thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

    Một trong những giải pháp đang được quan tâm là năng lượng mặt trời cho cơ sở kho lạnh. Theo Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL), chi phí vận hành và bảo trì (O&M) các dự án năng lượng mặt trời thương mại vào khoảng 18-20 USD mỗi kW/năm. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng tiết kiệm chi phí dài hạn và lợi ích môi trường có thể làm năng lượng mặt trời trở thành một khoản đầu tư có giá trị đối với các cơ sở kho lạnh.

    Với phương tiện vận chuyển, việc chuyển đổi từ xe tải lạnh chạy diesel sang xe điện cũng đòi hỏi đầu tư lớn. Hiện nay, giá của một xe tải lạnh điện có thể cao hơn nhiều so với xe diesel tương đương. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng sạc điện cho xe tải điện lạnh vẫn còn hạn chế ở Việt Nam.

    Dù chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng các hệ thống vận chuyển lạnh không carbon thường có chi phí vận hành thấp hơn trong dài hạn. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Điện lực Hoa Kỳ (EPRI), các đơn vị làm lạnh vận tải điện (eTRU) sử dụng điện lưới có thể giảm chi phí vận hành từ 1.41 đến 2.68 USD cho mỗi giờ hoạt động của động cơ so với thiết bị diesel truyền thống. Ngoài ra, hệ thống điện cũng yêu cầu ít bảo trì hơn, nhờ cấu trúc đơn giản và hiệu suất cao hơn[7]. Đặc biệt, chi phí bảo trì cho xe tải điện lạnh chỉ bằng 1/3 xe tải chạy bằng diesel truyền thống (0.5 USD/giờ so với 1.5 USD/giờ)[8].

    Tuy nhiên, thách thức nằm ở chi phí thay thế pin. Tuổi thọ của pin thường kéo dài một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào mức độ sử dụng và điều kiện vận hành. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động đưa khoản chi phí này vào kế hoạch tài chính dài hạn.

    Hệ quả nếu không chuyển đổi vận chuyển lạnh

    Trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU tăng 17% so với cùng kỳ năm trước[9], EU vẫn là thị trường chiến lược. Nếu doanh nghiệp không cải thiện khâu vận chuyển lạnh, làm gia tăng lượng phát thải CO₂ đáng kể và chưa có giải pháp trung hòa thì giá thành sản phẩm có thể bị đội lên do ảnh hưởng từ thuế carbon. Điều này có thể khiến nhiều đối tác quốc tế chuyển sang các nhà cung cấp có chuỗi logistics xanh hơn, đẩy doanh nghiệp Việt vào nguy cơ mất hợp đồng.

    Việc phụ thuộc vào hệ thống chuỗi cung ứng lạnh không tối ưu, sử dụng động cơ diesel, thiếu năng lượng sạch và kiểm soát nhiệt độ kém sẽ khiến các sản phẩm thủy sản có nguy cơ cao bị hư hỏng, giảm chất lượng và mất độ tươi trong quá trình vận chuyển. Điều này ảnh hưởng đến giá bán, giảm khả năng đàm phán với khách hàng quốc tế.

    Mặt khác, Nếu doanh nghiệp không chủ động chuyển đổi sang công nghệ vận hành xanh sẽ phải đối mặt với "thiệt hại kép": vừa gánh chi phí cao trong dài hạn, vừa không thể tiếp cận các chính sách ưu đãi như tín dụng xanh, hỗ trợ lãi suất,… vốn đang ngày càng trở thành tiêu chí bắt buộc trong chuỗi cung ứng quốc tế.

    Ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia và mục tiêu xuất khẩu xanh nếu không bắt kịp xu hướng chuyển đổi này, sẽ ảnh hưởng đến bản thân các doanh nghiệp và làm suy giảm hình ảnh quốc gia về năng lực cung ứng bền vững.

    [1] https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/28480-xuat-khau-thuy-san-tiep-tuc-giu-vung-vi-tri-thu-3-the-gioi

    [2] https://business.gov.vn/cms/tin-tuc-su-kien/chi-tiet/1727/cuoc-van-tai-bien-tang-cao-gay-kho-cho-doanh-nghiep

    [3] https://efriarc.pt/wp-content/uploads/2022/09/IIR_Informatory-Note-The-carbon-footprint-of-the-cold-chain-.pdf

    [4] https://www.zemo.org.uk/news-events/news,zemo-study-confirms-emissions-from-vehicles-auxiliary-transport-refrigerati_4669.htm

    [5] https://www.powerflex.com/blog/solar-cold-storage

    [6] https://efriarc.pt/wp-content/uploads/2022/09/IIR_Informatory-Note-The-carbon-footprint-of-the-cold-chain-.pdf

    [7] https://www.cooperative.com/programs-services/bts/documents/fact sheets/etrus-factsheet-march-2021.pdf

    [8] https://ww2.arb.ca.gov/sites/default/files/2020-08/Preliminary TRU Cost Doc 08202020.pdf

    [9] https://tapchicongthuong.vn/thuc-trang-xuat-khau-thuy-san-viet-nam-2024-va-dinh-huong-cho-nam-2025-139026.htm

    Tài chính logistics

  • GDP quý 2/2025 tăng 7,96%
    D DNTH

    Theo Cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý 2/2025 của Việt Nam ước đạt 7,96% - mức tăng cao thứ 2 trong giai đoạn 2020 – 2025, chỉ sau quý 2/2022 (tăng 8,56%).

    Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, GDP tăng 7,52% – mức tăng cao nhất trong cùng kỳ 15 năm qua (2011–2025). Động lực chính cho tăng trưởng đến từ khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, với vai trò là trụ cột của nền kinh tế.

    Trong đó, ngành công nghiệp tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực. Một số mặt hàng chủ lực tăng mạnh nhờ nhu cầu đơn hàng mới của doanh nghiệp. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng tăng 8,07% – cao thứ hai trong giai đoạn 2020–2025, chỉ sau mức tăng 8,89% của cùng kỳ năm 2022.

    Khu vực dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh nhờ ngoại thương, vận tải và du lịch phục hồi tốt. Giá trị tăng thêm đạt 8,14% – mức cao nhất trong cùng kỳ các năm từ 2011 đến nay.

    Trong khi đó, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng trưởng chậm hơn với mức tăng 3,51%, chủ yếu nhờ nông nghiệp duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khu vực này đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị gia tăng toàn nền kinh tế.

    Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2024 (12,15 tỷ USD). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 432 tỷ USD, với tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt 14,4% và 17,9%.

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 2 tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng, CPI tăng 3,27%; lạm phát cơ bản tăng 3,16%.

    Theo bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Cục Thống kê, kết quả kinh tế – xã hội quý 2 và nửa đầu năm đạt được là “rất tích cực”, tiệm cận mục tiêu cả năm trong bối cảnh thế giới vẫn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, bà nhận định đạt được mức tăng trưởng trên 8% trong năm 2025 sẽ là một thách thức lớn.

    Cục Thống kê kiến nghị các cấp, ngành cần chủ động dự báo, điều hành linh hoạt, kiểm soát lạm phát và đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi, cải cách môi trường đầu tư để thu hút các tập đoàn lớn, công nghệ cao, các nhà đầu tư chiến lược đặt trung tâm nghiên cứu, phát triển tại Việt Nam./.

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Siết chặt kiểm soát buôn lậu, Hải quan phát hiện gần 8.600 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm
    D DNTH

    Trong 6 tháng đầu năm, ngành hải quan triển khai quyết liệt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan đang tích cực gia tăng hiệu quả trong công tác kiểm soát hải quan.

    Đáng chú ý, từ ngày 15/12/2024 đến 14/6/2025, toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 8.561 vụ vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 13.614 tỷ đồng. Qua đó, nộp ngân sách Nhà nước gần 461,36 tỷ đồng; khởi tố 8 vụ án và chuyển cơ quan chức năng kiến nghị khởi tố 54 vụ việc.

    Riêng về ma tuý, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy bắt giữ: 103 vụ, 110 đối tượng (trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 43 vụ; Công an 42 vụ; Bộ đội Biên phòng 18 vụ). Tổng số lượng tang vật thu giữ được khoảng 2 tấn ma tuý các loại (nhiều hơn 94,7 % so với tổng số ma túy thu giữ cùng kỳ năm 2024), gồm: 1.471kg ketamine; 401,7gram thuốc phiện; 122,39kg cần sa; 32,6kg heroin; 1,86kg cocain; 273,53kg và 1.899 viên ma túy tổng hợp; 106kg và 60.000 viên ma tuý khác.

    Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trên tuyến đường biển chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm, tập trung tại các cảng biển lớn với các hành vi khai sai tên hàng, mã số, chủng loại, trị giá hải quan và gian lận xuất xứ.

    Tuyến đường bộ ghi nhận nhiều hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng như pháo nổ, đường kính trắng, thực phẩm đông lạnh, thuốc lá… với vi phạm chủ yếu về hóa đơn, chứng từ. Các địa bàn trọng điểm gồm các tỉnh miền trung và tuyến biên giới Việt - Lào, Việt - Trung, Việt Nam - Campuchia.

    Trên tuyến hàng không, hoạt động vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền tệ, vàng có dấu hiệu gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đối tượng vi phạm lợi dụng chính sách tạo thuận lợi thương mại, thương mại điện tử, chuyển phát nhanh để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

    Phát biểu về kết quả cao điểm đẩy lùi, tấn công trấn áp tội phạm buôn lậu, công tác giải quyết vụ án, vụ việc trong lĩnh vực hải quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh: “Việt Nam đã thể hiện sự chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thông qua việc đàm phán thành công và tham gia nhiều hiệp định hợp tác song phương và đa phương. Theo đó, cơ quan Hải quan Việt Nam tiếp tục đứng trước những thách thức, áp lực không nhỏ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ vừa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại vừa tăng cường hiệu quản lý nhà nước về hải quan thông qua các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

    Vì vậy, yêu cầu đặt ra với lực lượng Hải quan là phải chú trọng, từ công tác tham mưu đến đấu tranh trực tiếp; tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; kiên quyết đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại trong bối cảnh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi”, Phó Cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh.

    Đại diện ngành hải quan chia sẻ, thời gian tới, lực lượng hải quan sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đẩy mạnh phối hợp liên ngành, tập trung xử lý các tuyến, địa bàn trọng điểm và nhóm hàng hóa rủi ro cao như ma túy, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, hàng giả mạo xuất xứ… nhằm góp phần giữ vững an ninh kinh tế và bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng Việt Nam.

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Tether tiếp tục "vượt mặt" Circle trong cuộc đua thanh toán stablecoin
    D DNTH

    Áp đảo với 85% giao dịch stablecoin trên nền tảng thanh toán BitPay sau năm 2024, đồng USDC (Circle) đã dần mất vị thế vào tay đối thủ truyền kiếp USDT (Tether).

    Tính đến tháng 5/2025, thị phần giao dịch của USDC trên BitPay đã tụt xuống 56%, trong khi USDT tăng vọt lên 43%, bất chấp lợi thế về pháp lý của USDC tại châu Âu theo khung MiCA và đợt IPO đình đám của Circle đầu hồi tháng 6.

    Không chỉ áp sát về số lượng giao dịch, Tether còn thống trị về khối lượng thanh toán. BitPay cho biết kể từ tháng 3/2025, USDT chiếm hơn 70% tổng khối lượng stablecoin được xử lý trên nền tảng.

    Sự bùng nổ của giao dịch stablecoin nói chung và xu hướng người dùng chuyển dần từ USDC sang USDT, bất chấp các tiêu chuẩn tuân thủ ngặt nghèo mà Tether liên tục từ chối.

    Điểm thú vị là dù bị USDT vượt mặt trên BitPay, vốn hóa USDC lại tăng vọt tới 88% trong năm qua, từ 33 tỷ USD lên hơn 61 tỷ USD. Trong khi đó, USDT chỉ tăng 40%, từ 112,5 tỷ lên 158,3 tỷ USD./.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • BẠC: CƠ HỘI ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG SIÊU CHU KỲ MỚI
    D DNTH

    Ngân hàng Trung ương Nga lần đầu tiên dự trữ bạc sau hơn 100 năm, với hơn 500 triệu USD, mở ra xu hướng phi đô la hóa và có thể kích hoạt siêu chu kỳ tăng giá mới cho bạc.

    Khác với vàng, bạc có tính năng kép: vừa là tài sản trú ẩn, vừa là kim loại công nghiệp thiết yếu trong 5G, IoT, xe điện,... Hiện 59% nhu cầu bạc đến từ công nghiệp – mức cao nhất lịch sử.

    Trong khi đó, nguồn cung hạn chế, bạc tái chế giảm, tạo sức ép lên giá.

    Nga – nước sản xuất bạc top 8 thế giới và tích trữ bạc để giảm phụ thuộc bên ngoài, chống trừng phạt.

    Theo Everett Millman, chuyên gia kim loại quý tại Gainesville Coins (Mỹ): “Việc Nga dự trữ bạc có thể là tín hiệu đầu tiên cho một làn sóng dịch chuyển toàn cầu khỏi USD. Nếu các nước khác tham gia, giá bạc có thể tăng 50% trong vòng 24 tháng.”

    Tại Việt Nam, bạc thỏi tăng hơn 40% trong 1 năm, giá hiện khoảng 1,425 triệu đồng/lượng, là kênh tích lũy hấp dẫn cho nhà đầu tư cá nhân.

    Tài chính logistics

  • Thủ tướng yêu cầu sớm bỏ "room" tín dụng, chuyển sang điều hành theo cơ chế thị trường
    D DNTH

    Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm gỡ bỏ công cụ hành chính trong điều hành tín dụng – cụ thể là giao hạn mức tín dụng cho từng ngân hàng – và chuyển sang điều hành theo cơ chế thị trường.

    Theo chỉ đạo, NHNN cần xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn tín dụng, thay thế cho việc áp trần tăng trưởng tín dụng từng năm, và báo cáo Thủ tướng trong tháng 7.

    Hạn mức tín dụng – hay còn gọi là "room" tín dụng – đã được NHNN áp dụng hơn một thập kỷ qua, nhằm kiểm soát tổng dư nợ và phục vụ các mục tiêu vĩ mô như kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất, cung tiền. Tuy nhiên, cơ chế này đến nay được cho là không còn phù hợp, một số trường hợp còn khiến hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp khi ngân hàng “cạn room”.

    Trên thực tế, NHNN đã bắt đầu lộ trình nới lỏng và tiến tới xóa bỏ cơ chế hạn mức, với việc miễn trừ room tín dụng cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ năm 2023. Với các tổ chức tín dụng trong nước, cơ quan quản lý cũng đang rà soát để điều chỉnh dần. Dù vậy, NHNN vẫn lo ngại việc bỏ hoàn toàn công cụ này có thể dẫn đến cuộc đua lãi suất và làm gia tăng rủi ro tín dụng như giai đoạn trước 2011.

    Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên và hướng tới mức hai con số trong những năm tiếp theo. Để hỗ trợ mục tiêu này, tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng được đặt ở mức khoảng 16%, cao hơn 0,92 điểm phần trăm so với mức thực hiện năm 2024.

    Tính đến ngày 26/6, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt hơn 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm ngoái và 18,87% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong hai năm trở lại.

    Từ đầu năm, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, qua đó góp phần ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường. Hiện lãi suất cho vay bình quân đang ở mức 6,38%/năm, giảm khoảng 0,6 điểm phần trăm so với cuối năm 2024.

    Tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh NHNN cần tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, và trình Nghị định sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng trong tháng 7. Đồng thời, chỉ đạo hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng.

    Ngoài lĩnh vực ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh huy động tổng đầu tư toàn xã hội, với mục tiêu tăng từ 11–12% so với năm 2024. Các địa phương phải đảm bảo giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay, và hoàn thành xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội trước ngày 31/12/2025./.

    Tài chính logistics

  • Ông Trump sẽ gửi thư thông báo thuế tới từng nước từ ngày 4/7
    D DNTH

    Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế cụ thể đến các quốc gia từ ngày 4/7, thay vì tiếp tục theo đuổi các thỏa thuận thương mại riêng lẻ như trước.

    Phát biểu ngày 3/7, ông Trump thừa nhận việc đàm phán với hơn 170 quốc gia là “quá phức tạp và rườm rà”. Thay vào đó, Mỹ sẽ gửi thư theo từng nhóm 10 nước, nêu rõ mức thuế nhập khẩu vào Mỹ – dao động từ 20% đến 30%.

    “Chúng ta có hơn 170 nước. Làm sao có thể ký nổi từng ấy thỏa thuận?”, ông Trump nói.

    Sau khi Mỹ – Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại ngày 2/7, ông Trump cho biết Washington sẽ công bố thêm một số thỏa thuận chi tiết với một số quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các nước còn lại sẽ bị áp thuế trực tiếp, thay vì đàm phán.

    Động thái này cho thấy sự thay đổi chiến lược của chính quyền Trump trong bối cảnh tiến trình đàm phán thương mại gặp nhiều trở ngại, đặc biệt với các rào cản phi thuế quan như lệnh cấm nhập khẩu nông sản hay quy định kiểm định kỹ thuật.

    Trước đó, các cố vấn Nhà Trắng kỳ vọng sẽ đạt 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng kế hoạch này đang bị hoài nghi vì thực tế đàm phán kéo dài. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết khoảng 100 quốc gia sẽ phải chịu thuế đối ứng 10%, trong khi những nước chưa đàm phán sẽ có mức thuế cao hơn.

    Hiện nay, nhiều quốc gia lớn đang đàm phán với Mỹ vẫn phải đối mặt với mức thuế cao như: Liên minh châu Âu (20%); Ấn Độ (26%); Nhật Bản (24%). Một số quốc gia chưa tham gia đàm phán bị áp mức thuế rất cao, như: Lesotho (50%); Madagascar (47%); Thái Lan (36%)

    Vương quốc Anh là trường hợp ngoại lệ, đã đạt thỏa thuận từ tháng 5 và được giữ thuế ở mức 10%, kèm ưu đãi trong một số lĩnh vực như ô tô và động cơ máy bay.

    Hạn chót để đạt thỏa thuận với Mỹ là ngày 9/7, trước khi mức thuế tạm hoãn hồi tháng 4 chính thức tái hiệu lực./.

    Nguồn tham khảo: Reuters

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật
  • Login

  • Don't have an account? Register

Powered by NodeBB Contributors
  • First post
    Last post
0
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups