Bphone - Chuỗi cung ứng và Marketing - Thất bại hay thành công



  • Hiện nay, B phone chuẩn bị ra mắt Version 2.
    Và nghe đâu lượng tiền để chuẩn bị cho công cuộc này là 500 tỉ đồng. Một số tiền không nhỏ có thể mua lại được nhiều thứ khác. Nếu mất đi, đó cũng là sự lãng phí. Nhưng nếu thành công thì sẽ có những Phone sẽ xuất hiện trên thế giới một ngày không xa mà lại có cả thương hiệu Việt nam.
    Đó không phải là giấc mơ?
    Bài học của Nokia và HTC, Black Berry cũng nên để cho những con người làm về thiết bị di động cần phải cân nhắc.
    Trừ phi có một chính sách tương đương như Trung Quốc đối với các sản phẩm như Huawei.
    Nhìn vào một số sản phẩm và phân khúc thì hiện nay Samsung là vô địch. Rất khó để chống đỡ.
    Như nhiều thành viên trên mạng phân tích thì nếu đúng, mọi thứ chỉ là mang về mà lắp ráp thì không thể cạnh tranh được với Chuỗi sản xuất khổng lồ của Samsung ngay trên mảnh đất Việt nam này.
    Khó nhưng không phải là không có chỗ đứng, mà là cách làm?
    Về mặt công nghệ thì cần phải làm chủ và có những công nghệ riêng. Nếu thực sự có được thì chỉ việc bán công nghệ này cũng đủ tiền sống tốt và an phận với việc gia công.
    Như HTC cũng muốn khẳng định nhưng dường như vẫn khó có thể vươn lên được.
    Ảnh hưởng của thương hiệu quốc gia.
    Đối với một sản phẩm muốn vươn tới tầm quốc tế thì thương hiệu quốc gia là một nhân tố quan trọng. Còn thương hiệu Việt nam như thế nào trong mắt các bạn quốc tế thì mỗi người chúng ta đều có câu trả lời và suy gẫm thêm.
    Người viết không muốn đề cập sâu.
    Hệ thống chuỗi cung cấp?
    Với hệ thống chuỗi cung ứng nhỏ lẻ thì không thể có giá thành tốt. Có lẽ để định giá thương hiệu đòi hỏi phải có sự đánh giá của các chuyên gia Marketing và tính toán hệ thống trong chuỗi cung ứng. Việc định giá sai lầm sẽ khiến cho sản phẩm sớm thất bại.
    Cả một hệ thống đa dạng, phong phú thì người dùng không thiếu các option để có lựa chọn phù hợp.
    Thương trường là chiến trường?
    Và hiển nhiên điều này đúng. Nó không có chỗ cho tình thương, nó cũng không có nhiều chỗ cho sự tự hào của dân tộc. Nếu là tự hào dân tộc thì người làm cũng phải khác đi.
    Chuyên gia Marketing?
    Dường như thiếu đội ngũ Marketing chuyên nghiệp, khi những bước đi từ xây dựng thương hiệu, cách giới thiệu sản phẩm, cách xử lí khủng hoảng truyền thông không đúng cách. Đáng lẽ các phản ứng của thị trường và người dùng sẽ là dữ liệu tốt cho các cuộc marketing khác sau này thì dường như lại gồng mình lên chống trả, hơn là một sự tiếp thu..
    Sự hợp tác?
    Dường như chưa có sự hợp tác cùng với các hãng công nghệ, các hệ thống phân phối, đó cũng là những phản hồi quan trọng, ngay cả từ khi trong quá trình R&D và thậm chí họ chính là nguồn quảng cáo. Hãy học hỏi.
    Thất bại?
    Có thể.
    Nhưng đứng dậy sau thất bại mới là thành công.
    Hy vọng một ngày nào đó người viết bài này cũng có Bphone trên tay và tự hào với nó.
    Nhưng thực ra Bphone không phải là thương hiệu hay.
    Hãy hỏi các chuyên gia và trả tiền tư vấn
    🙂
    Chúc B phone thành công
    Sẽ comment các ý còn thiếu !