Liệu chúng ta có đang tiến gần đến Logistics “thông minh”?



  • Dưới đây là chia sẻ mới nhất về Logistics của các chuyên gia từ 2017 Technology Roundtable

    Sự tăng trưởng hai con số của thương mại điện tử sẽ còn đi nhanh hơn nữa trong thời gian sắp tới. Nhận thức đầy đủ về hậu quả của việc không phản ứng lại với thực tế này, các chuyên gia logistics và các nhà quản lý ngày nay đang chạy đua trong công cuộc chuyển đổi hoạt động của họ thành các mạng lưới chuỗi cung ứng kỹ thuật số liền mạch. Vâng, đúng thế, thời gian chính là điều cốt yếu.

    Để giúp bạn đọc trên con đường phức tạp này, tạp chí Logistics Management (dưới đây viết tắt là LM) đã tập hợp 4 nhà phân tích công nghệ quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu (SCM) nhằm làm sáng tỏ một số thuật ngữ “buzz” ngày nay và chia sẻ thông tin thực tiễn về cách làm thế nào để hoạt động vận hành ngày nay có thể áp dụng tốt hơn các công nghệ hiện có, nhằm tạo ra một hoạt động logistics “thông minh” hơn. Tập hợp 4 vị chuyên gia đó là:

    Cyndi Fulk Lago: Phó chủ tịch và lãnh đạo của thực tiễn công nghệ chuỗi cung ứng tại Capgemini

    Steve Banker: Phó chủ tịch phụ trách quản lý chuỗi cung ứng tại ARC Advisory Group

    Norm Saenz: Giám đốc điều hành công ty tư vấn và kỹ thuật chuỗi cung ứng St. Onge

    Dwight Klappich: Phó chủ tịch nghiên cứu tại Gartner.

    Chủ đề #1: Sự phát triển của điện toán đám mây (Cloud computing)

    LM: Một nhà cung cấp ERP gần đây dự đoán rằng vào năm 2020, mọi công ty vận hành một chuỗi cung ứng đều sẽ cần phải vận hành trên Cloud. Từ quan điểm cá nhân của mình, ông có tin rằng dự báo này có tính thực tế, với thực trạng việc áp dụng chậm như hiện nay trên thị trường?

    Steve Banker: Không có gì nghi ngờ rằng công nghệ SCM đang hướng tới Cloud. Tại ARC, chúng tôi có nghe từ một số nhà cung cấp rằng khách hàng Tier 1 – khách hàng có doanh thu trên 1 tỷ đô la – vẫn do dự với việc chấp nhận Cloud, trong khi các nhà cung cấp khác nói rằng tất cả khách hàng của họ đều đang chuyển sang Cloud. Đồng thời, chúng tôi cũng nghe rằng các giải pháp của Cloud là chìa khóa cho các nhà cung cấp đang tăng doanh thu nhanh chóng trong các thị trường mới nổi đang gặp nhiều thách thức này.

    Tuy nhiên, đây không chỉ là về việc khách hàng muốn gì, mà còn về việc các nhà cung cấp đang thúc đẩy gì. Một trong những nhà cung cấp lớn nhất trên thị trường đã chấp nhận Cloud và họ đang cung cấp các ưu đãi về tài chính cho khách hàng để triển khai phương pháp này – một phần vì chi phí bán hàng của họ thấp hơn rất nhiều.

    LM: Những lợi ích quan trọng nhất của giải pháp đám mây (Cloud) là gì, xét về những tác động đối với hoạt động logistics?

    Banker: Các giải pháp đám mây thực sự là các giải pháp phần mềm chuẩn, sẵn có, không có tùy chỉnh – có nghĩa là chúng chạy nhanh hơn, và trong hầu hết các trường hợp nhanh hơn 50%. Trong thực tế, tốc độ có một số “hệ quả phụ” thú vị. Ví dụ, bạn không thể tranh luận về giá của phần mềm trong sáu tháng khi mà nó chỉ tốn có ba tháng để triển khai – một tình huống rõ ràng cải thiện môi trường bán hàng của nhà cung cấp / khách hàng.

    Một ưu điểm nữa là các giải pháp Đám mây đang được nâng cấp mọi lúc với sự nỗ lực tối thiểu cho người dùng để có được các cải tiến hoặc sửa lỗi. Phần mềm hiện đại được cấu hình một cách tuyệt diệu, và tôi tin chắc rằng, ngày nay, phần mềm gần như không bao giờ cần tùy chỉnh nữa.

    LM: Ông sẽ nói gì với các chuyên gia logistics, những người vẫn hoài nghi về bảo mật dữ liệu?

    Banker: An ninh dữ liệu thực sự là một vấn đề. Tuy nhiên, nếu các công ty thành thật với chính họ, họ sẽ hiểu rằng an ninh nội bộ của họ không tốt như mong đợi. Các cụm máy chủ lớn nơi mà các giải pháp này được lưu trữ (host) có thể bị tấn công, nhưng có lẽ chúng sẽ an ninh tại đây hơn nhiều so với ở phần lớn các công ty.

    LM: Ông nhận thấy vai Cloud đóng vai trò gì khi các nhà quản lý chuỗi cung ứng và logistics rút ngắn khoảng cách công nghệ trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ?

    Banker: Khả năng hiển thị (visibility) mở rộng của chuỗi cung ứng được cung cấp tốt nhất bởi kiến trúc đám mây công cộng (public cloud). Các giải pháp mạng lưới này có dữ liệu tổng thể công cộng giúp kết nối và hợp tác với các công ty khác trong mạng dễ dàng hơn nhiều. Khi hàng hoá được ký hợp đồng, vận chuyển, đi qua Hải quan, nhận và trả tiền, mạng lưới được theo dõi từng bước. Số thành viên và các giao dịch trong mạng lưới hiện tại trở thành điểm khác biệt chính giữa các giải pháp hiển thị khác nhau.

    LM: Nếu dự đoán năm 2020 là đúng, ông có thể cho biết chút ít về một logistics và vận hành hiện đại hoạt động hoàn toàn trong Cloud sẽ trông như thế nào không?

    Banker: Vâng, bằng cách sử dụng dữ liệu mạng lưới, bạn có thể thực hiện các phân tích tiên đoán (predictive analytics) mà vốn không thể làm với các giải pháp truyền thống. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu để giúp các thành viên kiểm tra hoạt động của họ trong khi vẫn bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu của một thành viên. Nhưng cuối cùng, nó còn hơn cả Cloud. Các giải pháp truyền thống được xây dựng để tối ưu hóa hoạt động của một công ty riêng lẻ. Nhưng ngày nay, với chuỗi cung ứng toàn cầu của chúng ta và các đối tác chủ chốt trong chuỗi cung ứng đang ngày càng trở nên khó tính hơn, kiến trúc truyền thống đó ngày càng trở nên không phù hợp. Chúng ta cần phải kết hợp các mạng lưới chuỗi cung ứng với các hình thức tối ưu hóa mới mà có thể giúp tối ưu hóa khắp chuỗi cung ứng mở rộng.

    Chủ đề #2: Thực tế của thương mại điện tử (e-commerce)

    LM: Sự phát triển của thương mại điện tử đã buộc nhiều nhà bán lẻ phải tập trung vào trải nghiệm đặt hàng trước. Cùng lúc đó, các hoạt động logistics bán lẻ phải đặt trọng tâm vào giao hàng chặng cuối (last-mile delivery) quan trọng. Nhưng những gì thường bị bỏ qua là quá trình ở giữa. Có phải sự tích hợp của TMS và WMS đã bị bỏ qua?

    Cyndi Fulk Lago: Theo tôi, mặc dù các nhà bán lẻ đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tích hợp TMS, WMS của họ, và đến một mức độ nào đó, có cả hệ thống quản lý đơn đặt hàng và quản lý hàng tồn kho, thì họ vẫn còn có rất nhiều việc phải làm. Đặc biệt là khi nói đến cái mà Capgemini gọi là “thương mại thông minh”. Chúng tôi tin rằng “tích hợp” không có nghĩa là “thông minh”.

    Cho đến nay, các nhà bán lẻ đã tập trung chủ yếu vào các sáng kiến dựa trên khách hàng như đặt hàng qua nhiều kênh và giao hàng chặng cuối. Để thương mại thông minh thực sự có tác dụng, doanh nghiệp trên tổng thể phải có cái nhìn về tất cả cung, cầu và tồn kho trên tất cả các kênh. Một hệ thống tích hợp giúp điều này trở nên khả thi, trong khi một hệ thống thông minh đi xa hơn và cho phép các công ty tạo ra sự cân bằng lợi nhuận giữa nhu cầu từ mỗi kênh.

    LM: Người ta nói có nhiều về vai trò của Internet of Things (IoT) trong các vận hành logistics và chuỗi cung ứng, đặc biệt là bán lẻ. Bà có thể cho chúng tôi một cái nhìn thực tế về các yếu tố của IoT và vai trò mà chúng có thể có?

    Fulk Lago: IoT và các công nghệ dựa trên cảm biến khác về cơ bản thay đổi trải nghiệm người tiêu dùng cả trong và ngoài cửa hàng. Các nhà bán lẻ có thể kiểm nghiệm trải nghiệm của khách hàng một cách rộng rãi hơn, đồng thời tôn trọng sự riêng tư thông qua mọi thứ từ các nhãn hiệu điện tử với định giá năng động và tự thanh toán bằng điện thoại thông minh đến các dấu hiệu kỹ thuật số mang tính tương tác mà có thể tinh chỉnh các ưu đãi cho mỗi cá nhân.

    Ngoài việc có khả năng cách mạng hóa các quy trình tương tác trực tiếp với khách hàng, các công nghệ IoT đóng một vai trò lớn trong chuỗi cung ứng bán lẻ và các hoạt động phân phối. Ngoài việc cho phép tầm nhìn/hiển thị tồn kho trong toàn bộ doanh nghiệp, IoT hiện đang được sử dụng để phòng ngừa mất mát và có thể ghi lại thiệt hại hàng hoá theo thời gian thực tại vị trí chính xác, do đó cung cấp một đường mòn kiểm toán để xác định bên chịu trách nhiệm.

    LM: Một số lợi thế lớn nhất của việc tích hợp TMS / WMS / Big Data / IoT là gì, và sau đó, chúng có tác động gì lên cách hoạt động giao hàng chặng cuối được thực hiện?

    Fulk Lago: Các công nghệ TMS, WMS, Big Data và IoT được cải tiến đang giúp các nhà bán lẻ tiếp tục tự động hoá và tối ưu hoá chuỗi cung ứng. Bất cứ ai cũng có thể tránh cháy một SKU quan trọng (cháy hàng) trước khi một sự kiện lớn được dự kiến trước tạo ra một sự gia tăng trong nhu cầu, nhưng vấn đề thực sự là làm thế nào để xử lý một sự tăng đột ngột trong nhu cầu do một sự kiện không lường trước được.

    Việc đưa một SKU “đúng” lên “đúng” kệ hàng, mặc dù có sự cố hoặc sự kiện không mong đợi, chỉ khả dĩ với hệ thống chuỗi cung ứng được hỗ trợ bởi IoT có độ nhạy cao, các bộ cảm biến kệ hàng trong các cửa hàng và các hệ thống kho mà tự động đặt hàng lại sản phẩm khi tồn kho đạt đến một mức nhất định. Về phía cung, bằng cách sử dụng IoT và các công nghệ tương tự khác, các nhà bán lẻ có thể tăng độ chính xác kế toán hàng tồn kho, giảm đáng kể số lượng hàng tồn kho và giảm thất thoát sản phẩm – tất cả đều dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận.

    LM: Bà có thể cho chúng tôi một ví dụ thực tế về cách các hoạt động logistics có thể vận hành như thế nào khi hệ thống được tích hợp đầy đủ và tối ưu hóa dữ liệu?

    Fulk Lago: Khi chúng ta tiến tới một thực tế hoàn toàn được tích hợp và tối ưu hóa, những hệ thống “thông minh” này sẽ bắt đầu quản lý quá trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng và ra quyết định. Chúng ta sẽ không phụ thuộc vào sự tương tác của con người, và các nhà bán lẻ sẽ có thể thúc đẩy động cơ quy tắc kinh doanh mà qua đó đánh giá và lựa chọn chiến lược logistics tối ưu và chiến lược logistics đảo ngược (reverse logistics) cho từng kênh và mỗi đơn hàng để tạo ra thương mại đa kênh (omni-channel) thông minh và có lợi nhuận.

    Ví dụ, một số nhà bán lẻ thu được lợi nhuận từ nhu cầu thương mại điện tử bằng cách chuyển đổi vận chuyển trực tiếp đến khách hàng sang một trung tâm lợi nhuận (profit center) – và kết quả là chi phí vận chuyển tăng lên được bù trừ. Luôn luôn, tất cả các cửa hàng bán lẻ này đều tối thiểu hóa chi phí hàng tồn kho bằng cách giảm số vị trí chứa hàng xuống còn một hoặc hai DCs cho kênh thương mại điện tử. Trong trường hợp này, các nhà bán lẻ chỉ phải chịu chi phí vận chuyển tăng lên cho người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, một giải pháp “thương mại thông minh thực sự” sẽ có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng từ điểm gần nhất nơi tồn kho, mà trong trường hợp của một cửa hàng truyền thống, chính là bản thân cửa hàng đó.

    Chủ đề #3: Bên trong trung tâm phân phối (DC)

    LM: Từ kinh nghiệm của ông trong các cơ sở DC, ông nhận thấy các nhà quản lý đặt trọng tâm vào đâu, xét về mặt tự động hóa, phần mềm và các công nghệ hỗ trợ?

    Norm Saenz: Nhiều công ty đang chứng kiến sự tăng trưởng về khối lượng thương mại điện tử và thậm chí sự chuyển đổi sang thương mại điện tử là khối lượng chính mà một thời từng qua kênh bán lẻ đang phát triển của họ. Ban đầu, khối lượng đơn hàng chuyển đổi sang thương mai điện chủ yếu được xử lý thông qua việc sử dụng cùng vị trí lấy hàng với nhiều kênh khác hoặc thiết lập một khu vực nhỏ trong cơ sở để xử lý đơn hàng thương mại điện tử.

    Tuy nhiên, với sự tăng trưởng bền vững trong thương mại điện tử, hầu hết đều nhận ra rằng một thiết kế vận hành hiệu quả hơn là điều cần thiết. Trên thực tế, họ đang hướng đến việc sử dụng tự động và công nghệ nhiều hơn để hỗ trợ khối lượng thương mại điện tử của họ. Thiết lập các lối đi lấy hàng riêng biệt với các kệ và giá đỡ carton bằng cách sử dụng các cấu trúc lửng, và việc chọn giỏ hàng là một bước tiến trong công nghệ đối với nhiều công ty. Các vận hành cho khối lượng hàng hóa cao hơn sử dụng hệ thống pick-to-tote (một hệ thống lây và chuyển hàng được sản xuất bởi Ssi Schaefer) và put-wall (một hệ thống phân loại và lấy hàng, dựa vào ánh sáng, tương tự như kệ), hoặc chọn trực tiếp vào hộp vận chuyển hoặc bao bì, sử dụng hệ thống lấy hàng theo ánh sáng hoặc theo giọng nói.

    LM: Loại công nghệ gây tiếng vang mới nào mà ông nhận thấy đang thực sự hoạt động?

    Saenz: Về mặt nào đó, các máy bay không người lái (drones) sẽ bay trong các kho hàng, và các công nghệ thực tế ảo có lẽ sẽ làm tăng năng suất. Tuy nhiên, trong khi những công nghệ mới này mang đến nhiều hứa hẹn, hiện nay cũng có rất nhiều công nghệ đã được kiểm chứng đang có sẵn, có thể mang lại những cải tiến lớn trong vận hành.

    Có các địa điểm lấy hàng (pick location) với kích cỡ phù hợp, một cách bố trí/luồng vật liệu hiệu quả, và các phương pháp thực hành tốt nhất là chìa khóa không phụ thuộc vào bất kỳ công nghệ ưa thích nào. Một khi những nguyên tắc cơ bản này đã được thiết lập, sau đó áp dụng công nghệ giọng nói, hệ thống chỉ dẫn bằng ánh sáng (pick-to-light), hệ thống goods-to-person (người xử lý đơn hàng đứng yên một vị trí và hệ thống sẽ đem hàng hóa đến để họ xử lý), công nghệ băng chuyền và put-wall có thể được đánh giá cao.

    LM: Lớp phần mềm truyền thống được gọi là hệ thống kiểm soát kho (warehouse control systems – WCS) đang tiến hóa thành dạng mà nhiều nhà cung cấp gọi là hệ thống vận hành kho hàng (warehouse execution systems – WES) khi người dùng đang cố gắng tìm ra cách tốt hơn để phối hợp các nguồn lực dưới áp lực của xử lý đơn hàng đa kênh. Chúng ta sẽ thấy WES tiếp tục phát triển như thế nào, thưa ông?

    Saenz: Có rất nhiều kiến trúc hệ thống khác nhau đang được sử dụng trong toàn ngành. Nhiều công ty đang hoạt động với một ERP cơ bản và hệ thống kho kế thừa cũ kỹ nào đó, với sự tự động hóa rất ít hoặc không có, đòi hỏi logic điều khiển. Những công ty khác đã thêm chức năng tự động hóa và tìm ra một cách để tích hợp ERP và các hệ thống kho kế thừa của họ vào các ứng dụng WCS.

    Khi các công ty phát triển và gia tăng tự động hóa, có thể có nhiều ứng dụng WCS đang này càng đáp lại các hệ thống kế thừa. Tôi tin rằng sự tăng trưởng trong các công ty sử dụng tự động hóa nhiều hơn và hệ thống kiến trúc phức tạp như một hệ quả đã tạo nên cuộc bùng nổ WES. Ban đầu, các công ty WCS đã bắt đầu mở rộng khả năng của họ để thâm nhập vào lĩnh vực WMS, và đồng thời, các công ty WMS xem xét kiểm soát tự động hóa. Bây giờ, WES là một chiến lược để kết hợp WCS/WMS vào một nền tảng hệ thống vận hành tinh gọn hơn trong việc quản lý tự động hóa.

    LM: Lời khuyên nào tốt nhất mà ông có thể cung cấp cho một hoạt động DC đang nỗ lực để theo kịp tốc độ của nhu cầu xử lý đơn hàng đa kênh mới hiện nay?

    Saenz: Dựa trên quyết định của bạn về mức SKU (nhu cầu đã qua và nhu cầu dự kiến) và phân tích thông tin này để xác định giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn.

    Vế đề #4: Những đột phá kỹ thuật số (digital disruption)

    LM: Ông sẽ trình bày những phát hiện của mình từ nghiên cứu “Nhu cầu của người dùng công nghệ SCM hàng năm lần thứ 10” của Gartner tại hội nghị thường niên vào cuối tháng 5 này. Vậy một số chủ đề chính sẽ giúp các chuyên gia logistics vượt qua được những thách thức kỹ thuật số là gì?

    Dwight Klappich: Trong vài năm qua, chúng ta đã thấy những ưu tiên thay đổi từ việc tập trung vào việc giảm chi phí vào lúc cao điểm của suy thoái đến việc các công ty có vẻ lạc quan hơn bằng cách tập trung nhiều hơn vào các cơ hội chiến lược như phát triển kinh doanh, khách hàng, hoặc tìm kiếm những đổi mới quy trình như kinh doanh kỹ thuật số hay IoT. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, chúng tôi có khả năng phân loại người trả lời theo mức độ “trưởng thành” của chuỗi cung ứng, và chúng tôi thấy có sự khác biệt đáng kể về trọng tâm của các tổ chức trưởng thành thấp hơn so với các tổ chức trưởng thành cao hơn.

    Ví dụ, tổ chức chuỗi cung ứng trưởng thành Cấp 1 lấy cải tiến quy trình, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả làm ba mục tiêu hàng đầu của họ. Mặt khác, các tổ chức trưởng thành ở cấp độ 4 và 5 lấy sự tăng trưởng kinh doanh, đổi mới quy trình và cải tiến quy trình trong ba lĩnh vực hàng đầu của họ. Điều này cho thấy rõ ràng rằng đối với các tổ chức chuỗi cung ứng, để trở nên cạnh tranh hơn và tăng trưởng thì họ phải định hướng lại trọng tâm của họ từ các cân nhắc về vận hành đến các sáng kiến mang tính chiến lược và hướng tới tương lai.

    LM: Tầm quan trọng hàng đầu của xử lý đơn hàng đa kênh (omni-channel fulfillment) đã tạo ra nhiều trở ngại mới cho tất cả mọi người. Vậy người gửi hàng (shippers) làm thế nào để chuyển đổi kỹ thuật số?

    Klappich: Đây là một ví dụ khác về khoảng cách ngày càng tăng giữa các chuỗi cung ứng trưởng thành cấp thấp và các chuỗi cung ứng trưởng thành ở cấp độ rất cao. Ví dụ, trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy khả năng rằng các chuỗi cung ứng trưởng thành cấp cao sẽ tài trợ cho sáng kiến kinh doanh kỹ thuật số vào năm 2017 cao hơn gấp 5 lần. Tương tự, các công ty trưởng thành ở mức thấp là ít có khả năng (xác suất), ít hơn 3 lần, tài trợ cho các dự án IoT vào năm 2017.

    Chúng tôi thấy rằng các tổ chức chuỗi cung ứng trưởng thành cấp cao nhận thấy tầm quan trọng của việc cộng tác và gần như gấp đôi nói nằng họ có thể tài trợ cho các dự án hợp tác khách hàng trong năm nay. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các khái niệm thương mại đa kênh đang phát triển nhanh chóng ngoài bán lẻ và chúng tôi thấy số lượng ngày càng tăng các công ty không thuộc lĩnh vực bán lẻ đang nghiên cứu cách áp dụng các khái niệm này vào kinh doanh của họ.

    Ví dụ, một khách hàng của Gartner sản xuất hàng gia đình và bán thông qua cả 2 kênh: các nhà bán lẻ lớn truyền thống cho các sản phẩm hàng hoá của mình, và thông qua một số lượng lớn các nhà phân phối độc lập địa phương cho thương hiệu cao cấp của mình. Họ đang cân nhắc xem họ có thể áp dụng các quy trình thương mại đa kênh như thế nào cho các nhà phân phối của họ, nơi họ có thể chia sẻ tầm nhìn tồn kho trong khắp mạng lưới và nơi có thể bán thêm (cross sell: bán một dòng sản phẩm khác cho một khách hàng hiện có) hàng tồn kho.

    LM: Ông có lời khuyên nào cho các hoạt động logistics mà chuyển đổi kỹ thuật số đang bị đình trệ?

    Klappich: Chúng tôi đã phát hiện ra rằng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng có mối tương quan chặt chẽ với các loại hình mối quan hệ hoạt động chuỗi cung ứng và IT. Các công ty kém hiệu quả có xu hướng có mối quan hệ mang tính bộ phận và nhiều tranh cải giữa chuỗi cung ứng với IT, ngược lại với các công ty dẫn đầu, những người có quan hệ chiến lược và có tính hợp tác cao.

    Ngoài ra, chúng ta thấy rằng các công ty đổi mới thường bao gồm vai trò của IT như một phần của tập hợp tài năng chuỗi cung ứng. Điều này nghe có vẻ không mới, nhưng trong thời đại kinh doanh kỹ thuật số, ranh giới giữa trách nhiệm của tổ chức IT và trách nhiệm của chuỗi cung ứng đang mở đi. Bởi vì kinh doanh kỹ thuật số là kinh doanh dựa trên công nghệ, các công ty làm tốt việc kết hợp vai trò của IT với chuỗi cung ứng nhất sẽ dẫn đầu trong cuộc chuyển đổi kỹ thuật số.

    LM: Theo ông, tư duy mới mà các nhà quản lý logistics và chuỗi cung ứng phải có để phát triển mạnh trong kỷ nguyên số là gì?

    Klappich: Với sự gia tăng của kinh doanh kỹ thuật số, IoT và các máy móc thông minh, các tổ chức chuỗi cung ứng sẽ ngày càng kết hợp các vai trò và kỹ năng của IT vào quản lý chuỗi cung ứng truyền thống – và một cái sẽ không đủ nếu không có cái kia. Ở cấp độ cao, quan sát của tôi từ nghiên cứu năm nay là các tổ chức chuỗi cung ứng phải tập trung vào 3 điều để phát triển mạnh trong thập kỷ tiếp theo.

    Thứ nhất, họ phải tái tập trung vào tương lai và ngừng việc rơi vào những gì họ cho là mình biết rõ nhất: làm thế nào để cắt giảm chi phí. Những gì họ cần làm là tập trung ít hơn vào những gì họ đang giỏi và nỗ lực hơn nữa để tái tạo lại hình ảnh tổ chức chuỗi cung ứng của họ. Điều này dẫn đến quan sát thứ hai. Các tổ chức hoạt động thấp hơn có xu hướng ủng hộ hành vi Mode 1, điều mà cho thấy rằng họ sẽ phải vật lộn để theo kịp những thay đổi nhanh chóng trên thị trường.

    Thứ ba, sự hội tụ của chuỗi cung ứng truyền thống và các chức năng IT nói lên rằng loại mối quan hệ mà những nhóm này đang nuôi dưỡng rất quan trọng đối với sự tồn tại của tổ chức. Theo đuổi một doanh nghiệp kỹ thuật số, thương mại đa kênh hoặc sáng kiến IoT với một mối quan hệ chuỗi cung ứng/IT hời hợt, nhiều tranh cãi chính là công thức của thảm họa và các dự án khó có thể đáp ứng được mong đợi.

    ——-

    Nguồn: Logistics Management, Michael Levans, Group Editorial Director
    http://vlhl.vn/




Hãy đăng nhập để trả lời