Các bước chiến lược để xây dựng thương hiệu thành công



  • Xây dựng thương hiệu là vấn đề sống còn đối với mỗi sản phẩm và dịch vụ được bán trong thị trường tiêu dùng rộng lớn. Nó cũng quan trọng không kém các giao dịch B2B (business to business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau) bởi lẽ nó giúp bạn nổi bật trước đối thủ cạnh trạnh của mình.

    VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU

    Thương hiệu giúp định vị lợi thế cạnh tranh và gợi ý các giải pháp giá trị cho doanh nghiệp của bạn bằng cách tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng hiện thời và khách hàng tiềm năng. Thương hiệu luôn đi liền với công ty và nhắc nhở thường xuyên liên tục những khách hàng hiện thời cũng như tiềm năng về lý do mà họ nên lựa chọn sản phẩm mà công ty bạn cung cấp.

    Chẳng hạn, khi nghĩ về những thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng như Coca, Vinamilk hay Trung Nguyên, có thể bạn đã biết mỗi thương hiệu đại diện cho điều gì. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn đang cạnh tranh với một trong những đối thủ trên. Nếu bạn muốn chiếm một thị phần đáng kể, hãy bắt đầu bằng việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu duy nhất và không nên đi quá xa hình ảnh ban đầu này.

    Trong thị trường B2B, có thể có hoặc không có một thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, khi bạn so sánh hai công ty cùng ngành đang cạnh tranh với nhau thì rõ ràng công ty nào đem lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn sẽ dễ dàng tiếp cận, gắn kết và giữ chân khách hàng hơn. Khi đó việc có một chiến lược thương hiệu vững mạnh sẽ là một thuận lợi lớn.

    Chiến lược xây dựng thương hiệu thành công sẽ tạo ra “tài sản thương hiệu” – số tiền mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mang thương hiệu của bạn. Ngoài việc tạo ra doanh thu, thì về lâu dài, tài sản thương hiệu cũng làm cho hình ảnh công ty bạn trở nên giá trị hơn.

    Bằng cách xây dựng chiến lược thương hiệu và áp dụng chúng trong từng cơ hội giao tiếp với khách hàng, bạn sẽ có thể củng cố thêm thông điệp gửi tới khách hàng cũng như tạo ra sự gắn bó hơn trong mối quan hệ với họ.

    CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THƯƠNG HIỆU

    Tình huống tốt nhất

    Cả khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại có đều biết chính xác những gì bạn đưa ra thị trường. Lúc đó việc bắt đầu cuộc đối thoại với các khách hàng tiềm năng sẽ trở nên dễ dàng bởi lẽ họ nhanh chóng hiểu ra thương hiệu bạn đại diện cho điều gì. Khi đó, bạn sẽ có thể đẩy nhanh quá trình bán hàng hơn bởi vì những trải nghiệm của khách hàng giúp củng cố niềm tin vào thương hiệu. Bạn có thể đưa ra một mức giá cao vì khách hàng biết rất rõ thương hiệu bạn tốt như thế nào và sẽ không ngần ngại nếu phải bỏ ra chi phí cao.

    Tình huống trung bình

    Khách hàng có thể chưa có ấn tượng về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp; nhưng nhìn chung bạn cho rằng điều đó không tiêu cực lắm. Bạn chú trọng tới hoạt động xây dựng thương hiệu vì cho rằng nó không thực sự cần thiết, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng kết quả sẽ tốt hơn nếu bạn giao tiếp với khách hàng một cách đồng nhất. Trong trường hợp này, bạn không tự giúp bản thân và cũng không tự làm khó chính mình.

    Tình huống xấu nhất

    Bạn không có một chiến lược thương hiệu nào. Như vậy sẽ khó lòng truyền đạt và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng của bạn bởi lẽ họ chẳng có một ấn tượng gì về sản phẩm của công ty bạn và không hiểu nó tốt hơn đối thủ của bạn ở điểm nào. Thứ bạn làm, điều bạn nói và cách thức mà bạn nói mẫu thuẫn với nhau và do đó gây cho khách hàng nhiều nhầm lẫn. Khi đó, bất kì đối thủ nào giao tiếp tốt hơn cũng sẽ có cơ hội lấy đi khách hàng tiềm năng của bạn

    Ý TƯỞNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

    Trước khi bắt đầu

    Trước khi bắt tay xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cần xác định rõ vị thế cạnh tranh mà chiến lược thương hiệu sẽ mang lại trên thực tế.
    Nếu bạn đã có chiến lược thương hiệu, hãy đảm bảo khả năng nó đem lại hiệu quả lớn nhất

    Hãy khảo sát khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Liệu ấn tượng của họ về thương hiệu có đồng nhất với chiến lược của bạn? Nếu không, hãy tìm ra những nhân tố bạn có thể cải thiện.
    Phát triển chiến lược thương hiệu xung quanh các giá trị cảm xúc

    Liệt kê những nét đặt trưng và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nét đặc trưng có thể là những thuộc tính như màu sắc, hình dáng và những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
    Xác định các lợi ích quan trọng nhất đối với từng phân khúc khách hàng.
    Xác định các lợi ích nào mang tính cảm xúc – những chiến lược thương hiệu tốt nhất đều đánh vào cảm xúc, ngay cả khi khách hàng là những công ty hay doanh nghiệp (thị trường B2B)
    Tìm hiểu kĩ về các lợi ích cảm xúc và biến chúng thành một điểm mạnh mà khách hàng sẽ luôn nghĩ tới khi nhắc đến công ty của bạn. Đó chính là nét đặc trưng mà công ty bạn hướng tới.
    Định nghĩa thương hiệu

    Hãy coi thương hiệu như một người có cá tính riêng và mô tả cụ thể cá nhân đó với từng đặc điểm riêng biệt
    Viết ra những lời trích dẫn nhằm định vị vị thế của thương hiệu và kể một câu chuyện về việc hình thành ra thương hiệu đó, sau đó sử dụng những thông tin này xuyên suốt trong các tài liệu của công ty, tài liệu bán hàng và quá trình marketing.
    Chọn màu sắc, font chữ và các yếu tố nhận diện bằng hình ảnh giúp làm nổi bật cái riêng của thương hiệu.
    Định hình quy trình và cách thức nhân viên tiếp xúc với khách hàng hiện tại hay khách hàng tiềm năng để truyền đạt cho họ cái riêng, cái khác biệt của công ty bạn và đảm bảo thương hiệu của bạn sẽ tồn tại vững chắc trong công ty.
    Bước tiếp theo là gì?

    Cùng với chiến lược định vị vị thế cạnh tranh, chiến lược thương hiệu là một chiến lược vô cùng cần thiết giúp phản ánh những gì là tiêu biểu của công ty bạn. Xây dựng một chiến lược thương hiệu tốt giúp bạn giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn. Vì vậy hãy theo sát chiến lược này trong suốt quá trình tương tác với cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
    Chẳng hạn, bạn có thể tiến hành chiến lược thương hiệu của mình thông qua chiến lược giá cả, tên sản phẩm, dịch vụ, hệ thống nhận diện công ty, các thông điệp truyền thông, văn bản và website. Trong nhiều trường hợp, bạn cũng cần áp dụng hệ thống quản trị khách hàng (CRM) một cách hiệu quả để có thể quản lý tốt hơn mối quan hệ với khách hàng.