Cưỡi lên làn sóng: Số hoá hoạt động vận tải trên nền tảng công nghệ thông minh



  • Làn sóng số hóa phương tiện vận tải (trucking digitalization) đang trở nên phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết vì nó chứng tỏ nhiều điểm ưu việt trong quản lý vận tải và điều hành phân chuyến. Dưới đây Smartlog xin giới thiệu đến các bạn bài viết được đăng trên trucks.com của tác giả Tiffany Hsu về digitalized trucking.

    Truyền thông trong vận tải đang dần trở nên số hóa.

    Các công ty vận tải đang đầu tư ngày càng nhiều vào công nghệ theo dõi thông minh (intelligent tracking technologies) cho phép chủ hàng và nhà vận chuyển quản lý và kiểm soát tốt hơn hoạt động của tài xế, phương tiện và hàng hóa.

    Việc thiết lập bản đồ ngày nay không chỉ là định tuyến cơ bản từ điểm A đến điểm B, mà còn trở nên chính xác hơn và mang tính tương tác hơn. Hơn thế nữa, với những thống kê ngay lập tức (real time) và thông tin truyền đi từ phương tiện, chúng ta có thể xác định vị trí chính xác của lô hàng ở bất kỳ thời điểm nào và thậm chí còn có thể chỉ định rõ nó nên được vận chuyển như thế nào.

    Như vậy theo những người đề xướng thì trong ngắn hạn, điều này có nghĩa là có hiệu năng hơn, an toàn hơn và tiết kiệm hơn.

    Tuy nhiên, thậm chí khi các thiết bị cơ sở vật chất đang bắt đầu kết nối với các phương tiện vận tải để quản lý theo thư mô tả của những người đề xướng ở trên, nhiều người vẫn cho rằng đường xá và mọi thứ trên đường đều đang trong quá trình được tự động hóa. Cho nên, “cuối cùng thì bạn đạt được sự tự động hóa hoàn toàn khi mạng lưới liên tục cung cấp thông tin cho phương tiện vận chuyển và lúc đó không cần tài xế nữa. Bạn có thể vận hành mỗi phương tiện 24/7, trong 365 ngày”, ông John G. Larkin, một nhà phân tích logistics của Stifel Financial Corp. đưa ra quan điểm.

    Vào cuối tháng 7, một công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý xe tên là Gorilla Safety đã tung ra thiết bị Gorilla Trax GPS, một thiết bị giúp truyền tải thông tin về vị trí của phương tiện và tình trạng vận hành của nó.

    Cũng vào tháng rồi, nhà cung cấp phần mềm Blue Tree Systems đã cho ra mắt trang web FleetManager.com nhằm giúp những người giao hàng, giám đốc, công nhân bảo trì và những người điều hành giám sát tài xế, phương tiện, nhiệt độ và những dữ liệu khác “từ bất cứ cỗ máy nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới”.

    Vào tháng 6, công ty về lĩn vực thiết lập bản đồ tên là Rand McNally đã giới thiệu thiết bị mới tên là dashboard camera được trang bị video độ nét cao và một bộ cảm biến được gọi là G có thể phát hiện những chuyển động đáng kể hoặc đột ngột trên đường và tự động lưu video lại. Nội dung từ camera có chức năng nhãn thời gian (time stamps), tóm tắt hành trình theo thời gian (time-lapse trip summary) và đôi khi ghi lại hồ sơ địa điểm.

    Các công ty cũng đầu tư nhiều hơn vào những ứng dụng bản đồ “trực tuyến” cụ thể mà có thể liên tục được refresh để cập nhật thông tin mới nhất. Sơ đồ bố trí chi tiết nhằm mục đích cải thiện giám sát hàng hóa, quản lý việc lái xe một các số hóa và cuối cùng dễ dàng đưa ngành công nghiệp vào tự động hóa.

    Công ty định vị TomTom đang làm việc với nhà cung cấp thiết bị ô tô Bosch về một loại bản đồ đặc biệt cực kỳ chính xác, tích hợp thông tin về tín hiệu giao thông, giới hạn vận tốc và thậm chí những hình ảnh 3-D như là khúc quanh và dốc trên đường. Về mặt lý thuyết, nó có thể giúp cho tài xế xe biết được trong gang tấc nên lái vào chỗ nào là trọng tâm của mặt đường.

    Tại buổi triển lãm Consumer Electronics hồi đầu năm nay, nhà cung cấp thiết bị ô tô Continental Automotive đã trình diễn hệ thống cảm biến eHorizon của họ. Sử dụng bản đồ 3D với các dữ liệu thời gian thực (real-time topographic data) và tín hiệu GPS, các phương tiện có trang bị eHorizon ở Las Vegas đã điều chỉnh cách lái xe khi sắp đi đến vùng đồi, vùng trũng và khúc quanh.

    Nếu tư duy vấn đề trên tinh thần xây dựng thì, bằng cách tập trung vào vấn đề giới hạn tốc độ, tín hiệu giao thông và chướng ngại trên đường – được thu thập bởi mạng lưới đầu vào và tập hợp lên hệ thống đám mây (cloud system) – xe tải có thể về cơ bản quan sát được những góc khuất, nâng cao năng suất sử dụng nhiên liệu và đạt được sự an toàn.

    Daimler đã đưa ra một khái niệm tiên phong tương tự vào năm 2012 khi ông cho đặt công nghệ điều khiển “Predictitive Power Control” vào dòng xe tải Mercedes-Benz Actos. Hệ thống này sử dụng cái gọi là “phản ứng tổng hợp dữ liệu” (data fusion) – thông tin bên trong kết hợp với thông tin bên ngoài từ radar và cảm ứng của camera – để điều khiển tốc độ, phanh và bộ chuyển số.

    Tương tự, Volvo Trucks North America cũng đang lên kế hoạch tung ra phần mềm I-See ở Mỹ vào năm nay. Công nghệ này ghi lại hàng nghìn tuyến đường và sử dụng thông tin đó để tính toán và đưa ra số (gear) nào hiệu quả nhất về mặt nhiên liệu một khi phương tiện nhận diện tuyến đường đó .

    Tuy nhiên, có một số nổ lực số hóa hoàn toàn bỏ qua vấn đề bản đồ mà đi thẳng vào yếu tố đường xá.

    Bộ GTVT và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã thiết lập một “thử nghiệm đường cao tốc kỹ thuật số” (digital highway field test) trên xa lộ A9 ở Bavaria hồi năm ng oái và đang khuyến khích thử nghiệm giao tiếp xe-đến-xe và xe-đến-cơ sở hạ tầng – hoặc được biết đến với cái tên “mạng lưới giao thông” (networked traffic). Hồi đầu mùa hè này, chính phủ đã hợp tác với nhà sản xuất bán dẫn Infineon Technologies và công ty kỹ thuật Siemens để cài đặt các hệ thống cảm biến dọc theo tuyến đường A9. Các cảm biến có thể cảnh báo tài xế về nguy hiểm, chẳng hạn như đi vào đoạn đường nối từ hướng sai.

    Những người đề xướng cho rằng công nghệ theo dõi và hướng dẫn tiên tiến sẽ cải thiện tình hình vận tải đường bộ trong tất cả các mặt: giảm lãng phí nhiên liệu, giảm thời gian và khoảng cách, tránh ùn tắc, củng cố dịch vụ khách hàng, khiến tài xế có trách nhiệm hơn, thậm chí giúp giảm thời gian xử lý khi gặp tai nạn hoặc cuối cùng mang hàng hóa đến tay khách hàng cuối cùng rẻ hơn bằng cách cải thiện năng suất hoạt động.

    Cuối cùng, công nghệ giúp các công ty vận chuyển tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng GTVT hiện tại – một giải pháp thay thế được ưa chuộng hơn là việc phí tiền và bất động sản trong việc “xây thêm 3 làn đường vào mỗi đường cao tốc”, theo nhận định của Larkin. Cũng theo ông, “Ý tưởng là có một thói quen luôn luôn tối ưu hóa để mạng lưới vận tải và tất cả các phương tiện trong mạng lưới đạt được hiệu năng hơn. Có một hệ thống đường cao tốc thông minh nghĩa là tất cả mọi thứ đều năng động, từ các tín hiệu giao thông mỗi phương tiện.”

    Cũng không mấy ngạc nhiên khi nói rằng thúc đẩy sự số hóa đường xá không chỉ giới hạn ở riêng ngành vận tải.

    Những công ty như công ty CNTT GeoDigital đang biên soạn cơ sở dữ liệu toàn diện của bản đồ 3-D được thiết kế để giúp xe tự điều hướng độc lập. Uber, công ty gần đây đã lôi kéo một chuyên gia có tầm ảnh hưởng trong công nghệ bản đồ ông Brian McClendon từ Google, đã công bố hồi cuối tháng 7 rằng họ đang tăng gấp đôi đầu tư vào công nghệ bản đồ. McClendon đã viết trên blog cá nhân như sau: “Trong thập kỷ qua những đổi mới trong thiết lập bản đồ đã phá vỡ các ngành công nghiệp và thay đổi cuộc sống hàng ngày theo những cách tôi không thể tưởng tượng nổi khi tôi bắt đầu. Tiến bộ đó sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới, đặc biệt là với các công nghệ như xe tự lái.”

    Xe tải không người lái (Otto)
    Nhưng hoạt động gom hàng ở các công ty vận tải ngày càng nhiều khiến cho việc kết nối mạng lưới kỹ thuật số toàn ngành gặp nhiều khó khăn. Phát triển những định dạng dữ liệu chung và tương thích với nhau là một yêu cầu cao khi ngành công nghiệp khá phân mảnh. Như Larkin nói thì “một số người có hệ thống định vị (navigation), một số có dữ liệu giao thông theo thời gian thực (real-time data); nhưng không có sự đồng nhất, một hệ thống thống nhất cho phép tất cả các hệ thống có thể giao tiếp với nhau và đưa ra một lời khuyên chung cho tất cả mọi người.”

    Các công ty dịch vụ bên thứ ba như Boulder, Colo., công ty công nghệ 10-4 đang bắt đầu hợp tác với chủ hàng, brokers, nhà vận tải và khách hàng để kết nối các mạng thông tin khác nhau với nhau. Công ty liên kết các bộ dữ liệu khác nhau từ vệ tinh, hệ thống thông minh trên phương tiện, biên giới hàng rào địa lý ảo (virtual geo-fence borders) và công thức cho trước để tạo ra một dự báo liên tục cho hoạt động của xe tải và tài xế. Frances Tinsley, giám đốc của công ty 10-4 cho biết: “Chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp sao cho tất cả các thông tin đều đem lại ý nghĩa, tự động hóa những thông tin vô nghĩa và tiếng ồn. Có thể biết được chiếc xe tải đang ở đâu dựa vào kinh độ và vĩ độ là một điều hữu ích, nhưng điều tốt hơn là có thể rút ra kết quả từ các thuật toán và chủ động hơn thay vì đợi để phải ứng.”

    Các nhà làm luật đang mong muốn có nhiều dữ liệu thu thập từ ngành vận tải. Họ quan tâm ngày càng nhiều đến việc theo dõi phương tiện chặt chẽ hơn để kiểm soát vận chuyển vật liệu nguy hiểm hoặc để đánh giá tiềm năng của loại thuế dựa trên quãng đường đi được.

    Quy định mới của Cơ Quan An Toàn Vận Tải Xe Cơ Giới Liên Bang (Federal Motor Carrier Safety Administration) yêu cầu tài xế xe tải giữa các bang để đổi từ các bản ghi giấy giờ lái xe sang cài đặt các thiết bị đăng nhập điện tử. Cơ quan này dự đoán rằng các quy tắc giới hạn về thời gian lái xe để hạn chế tình trạng mệt mỏi khi lái xe, sẽ ảnh hưởng đến 3.000.000 tài xế và cứu sống trung bình 26 người một năm, ngăn chặn 562 người bị thương.

    Nhưng nhiều công ty vận tải, đặc biệt là các công ty nhỏ, đang chống lại số hóa.

    Một số công ty lo ngại vấn đề bảo mật dữ liệu, sợ rằng bản đồ máy tính hóa và những hồ sơ thông tin dễ dàng bị xâm phạm hoặc bị các công ty lớn trong ngành can thiệp. Những công ty khác nói rằng, trong khi nhiều doanh nghiệp vận tải lớn đã sử dụng các thiết bị đăng nhập điện tử, các công ty nhỏ hơn không thể duy trì lợi nhuận ở mức cạnh tranh nếu bị giám sát hoạt động.

    Larkin cho rằng: “ Các công ty vận tải nhỏ không chỉ phải chạy thêm giờ mà còn phải chạy với tốc độ nhanh hơn mức quy định cho phép. Cũng khá đáng buồn, nhưng “miếng cơm manh áo”, bạn phải tồn tại trước đã, rồi an toàn sau”.

    Theo trucks.com