Quản lý chuỗi cung ứng và quản trị hậu cần logistics



  • Quản trị hậu cần (Logistics Management) và quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management) đều là các khái niệm khá mới tại Việt Nam. Do vậy, cho đến nay, có rất nhiều người nhầm tưởng hai thuât ngữ này là một và sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai khái niệm khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn sự khác nhau giữa logistics và quản trị chuỗi cung ứng cũng như tìm hiểu xem chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng làm những công việc gì.

    Quản lý chuỗi cung ứng và quản lý hậu cần logistics

    Sự khác nhau giữa quản lý cung ứng supply chain và quản lý hậu cần logistics

    Phân biết quản trị hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng
    Thực ra, quản trị hậu cần chỉ là một phần của quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị logistics bao gồm việc hoạch định và kiểm soát vận chuyển, giao nhận, phân phối hàng hóa cũng như quản lý về mặt kho bãi, dự trữ hàng hóa. Còn quản trị chuỗi cung ứng chính là quản lý cả một hệ thống gồm quản lý nguồn cung cấp, mua hàng, phát triển sản phẩm, sản xuất, tồn kho và các hoạt động logistics.
    Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí vận hành nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ điển hình mà ta có thể thấy đó là Wal-Mart, công ty hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ.

    Vậy chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng là ai?
    Nhà quản lý cung ứng là một trong những người bận rộn nhất trong DN. Họ phải đảm đương rất nhiều nhiệm vụ, từ quan sát, phân tích, đánh giá để dự báo, lên kế hoạch nhu cầu vật tư, nguyên liệu cho hoạt động sản xuất và nhu cầu sản xuất; mua hàng, quản lý vận tải, phân phối; quản lý hậu cân, quản lý rủi ro tới theo dõi, lựa chọn và thương thảo với nhà cung cấp, điếu phối hoạt động các bộ phận,…
    Chính vì vậy, nhà quản lý chuỗi cung ứng phải là người có chuyên môn cao, có kĩ năng quản lý, phân tích, đàm phán tốt.
    Ta có thể thấy, công tác quản lý hậu cần không phải là một công việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu có thể quản lý một cách hiệu quả, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế cạnh tranh, lợi thế về chi phí, doanh thu và khả năng đáp ứng khách hàng.