Cải thiện chuỗi cung ứng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp



  • Năm 2016, cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm đến 97% tổng số DN đang hoạt động. Với bản chất “nhỏ”, DNNVV thường có “quyền lực” nhỏ hơn so với nhà cung cấp lớn. Đây thật sự là một thách thức đối với các DNNVV trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước. Liên kết, cải thiện chuỗi cung ứng sẽ giúp DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

    Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng (SCM) trong các doanh nghiệp xuất khẩu

    Chuỗi cung ứng toàn cầu không còn xa lạ đối với DN XK. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cách đây 30 năm, XK đã có quan hệ thương mại với hơn 180 nước và thu hút vốn đầu tư trên 100 quốc gia. Số liệu dưới đây sẽ cho thấy được mức độ tham gia của DN XK vào chuỗi cung ứng toàn cầu: Kim ngạch XK sang Mỹ từ hạng 6 năm 2000 đã đứng đầu ASEAN vào năm 2014 với 29,4 tỷ USD, chiếm 22%, trong khi Malaysia 21,5%, Thái Lan 19,8%, Indonesia 14,7%, Singapore 12,5%, các nước khác 9,5%. Với gần 30 tỷ USD XK hàng dệt may năm 2016, XK chiếm 4% kim ngạch dệt may thế giới, đứng hàng đầu về năng suất lao động của những nước XK mặt hàng dệt may; XK đã trở thành cứ điểm sản xuất một số mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như điện thoại di động, smarphone, máy tính bảng; XK đứng trong tốp đầu thế giới về XK một số sản phẩm nông nghiệp như hồ tiêu, cà phê, gạo, thủy sản. 8 tháng của năm 2016, kim ngạch XK rau quả đạt hơn 1,5 tỷ USD, dự báo cả năm là 2,6 tỷ USD, vượt quá kim ngạch XK gạo; nhiều loại quả của XK như nhãn, vải, thanh long đã được bán tại siêu thị Mỹ, Australia và nhiều nước khác.
    Tuy vậy, hiện chỉ có 21% DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong khi ở Thái Lan trên 30% và ở Malaysia là 46%. Do vậy, DNNVV ít được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của DN FDI thông qua chuyển giao công nghệ, kiến thức và nâng cao năng suất. Trong 25 năm tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, DN XK mà đại bộ phận là DNNVV có những tiến bộ lớn về cả số lượng và cơ cấu DN, về doanh thu, kim ngạch XK và năng lực cạnh tranh, tuy vậy sự tham gia này vẫn còn có những nhược điểm chính là: Số lượng DN mặc dù tăng lên rất nhanh nhưng còn ít so với yêu cầu và tiềm năng của một nước có trên 90 triệu dân; Quy mô nhỏ, chủ yếu là DN siêu nhỏ và DN nhỏ, DN vừa còn ít, chưa có nhiều tập đoàn công nghệ và dịch vụ hiện đại, đạt đến trình độ của các nước phát triển trong khu vực; Cơ cấu DN còn chưa hợp lý, trong từng ngành như dệt may, da giày chưa có cơ cấu đồng bộ để tạo ra giá trị gia tăng cao; DN FDI thống trị nhiều chuỗi cung ứng sản phẩm, DN XK tham gia chủ yếu vào các khâu có giá trị gia tăng thấp; Chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm chưa thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của những thị trường chính; Chưa đầu tư đúng mức vào đổi mới công nghệ, thiết kế sản phẩm để có nhiều mẫu mã mới với chi phí hợp lý; Chưa tạo ra được thương hiệu XK nên chủ yếu là gia công, đặt hàng nên đưa lại lợi nhuận không nhiều.
    d774a1cf-b4b4-43b5-a2ac-857bb2374318-image.png alt text
    Cải thiện SCM, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV

    Với bản chất “nhỏ” DNNVV thường có “quyền lực” nhỏ hơn so với nhà cung cấp. “Quyền lực” có ảnh hưởng đối với chất lượng mối quan hệ với nhà cung cấp. Sự mất cân bằng về quyền lực sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong phân chia lợi ích và rủi ro, người có quyền lực lớn thường là người quản lý và phân phối lợi ích, rủi ro. Với nhu cầu nhỏ, DNNVV thường không khai thác được các lợi thế trong khi lựa chọn nguồn cung ứng. Hơn nữa, họ lại thường né tránh thiết lập quan hệ với những nhà cung ứng lớn, những người có quyền lực cao hơn. Nhu cầu nhỏ cũng làm cho DNNVV không thực hiện được lợi thế quy mô. Tình thế này cũng hoàn toàn đúng với DNNVV ở XK khi nhà cung cấp hầu như ít tham gia vào giải quyết vấn đề với DN và DN cũng không thể tham gia vào cải thiện chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp. Để thoát khỏi sự bất lợi này, DNNVV nên tính đến việc thiết lập các liên kết ngang để tạo ra quyền lực cân bằng với các đối tác lớn. Cụ thể, các DNNVV có thể liên kết với nhau để tạo ra một trung tâm cung ứng, nơi có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp cho nhiều DNNVV. Trung tâm cung ứng này có thể tăng tính đa dạng cho nguồn hàng, giảm thời gian, chi phí, ổn định giá và gia tăng cơ hội cung ứng cho các DNNVV. Trung tâm hỗ trợ cung ứng có thể giúp các DNNVV liên kết với nhau để sử dụng chung tiện ích cung ứng như phương tiện bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp họ thực hiện được lợi thế kinh tế theo quy mô và gia tăng quyền lực với nhà cung cấp. Để có thể phân phối hàng hóa tới tay khách hàng một cách nhanh và hiệu quả, các DNNVV cũng có thể hợp tác với nhau để hình thành các trung tâm phân phối. Vì lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường là có hạn, thay vì mỗi DNNVV đầu tư một hệ thống phân phối độc lập, họ có thể hợp tác với nhau để phân phối hàng hóa trên cùng một kênh, để tối ưu hóa khi sử dụng lực lượng bán hàng… Điều này giúp các DNNVV giảm thiểu chi phí đầu tư cũng như chi phí quản lý hoạt động phân phối.
    Chia sẻ thông tin là một yếu điểm lớn trong vận hành SCM tại các DNNVV ở XK hiện nay. Chia sẻ thông tin được xem là điều kiện sống còn để duy trì một chuỗi cung ứng theo đúng nghĩa của nó, và đặc biệt việc chia sẻ thông tin hỗ trợ tích cực trong việc duy trì quan hệ hợp tác giữa các thành viên của chuỗi. Chia sẻ thông tin là “trái tim” của hợp tác trong chuỗi, chất lượng của sự hợp tác phụ thuộc vào mức độ chia sẻ thông tin trên chuỗi. Chia sẻ thông tin được coi như là việc “Phân phối các thông tin hữu dụng trong hệ thống, giữa mọi người, mọi tổ chức với nhau”. Để thực hiện thành công và hiệu quả việc chia sẻ thông tin, DN cần:

    (1) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống bảo mật;

    (2) Cần có sự cam kết của nhà quản trị cấp cao và có chiến lược rõ ràng;

    (3) Xử lý sự không tương thích về CSHT công nghệ thông tin, về nhận thức và sự hiểu biết liên quan tới thông tin giữa các đối tác;

    (4) Xây dựng niềm tin, sự chia sẻ rủi ro giữa các đối tác.

    Tuy nhiên, để có thể triển khai mô hình này vào thực tế, cần có những giải pháp để nâng mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương cho các DNNVV. Đầu tiên phải kể đến là giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của DN về SCM. Thứ hai, hỗ trợ cơ sở vật chất và hạ tầng để DN triển khai thực hiện SCM, trong đó hỗ trợ đầu tiên phải tính đến là hệ thống cơ sở vật chất về thông tin. Vận hành SCM đòi hỏi DN phải có hệ thống quản lý thông tin hiệu quả. Điều này đôi khi còn khó đối với DNNVV cả về năng lực vốn đầu tư và năng lực quản lý điều hành. Vì vậy, chính quyền có thể tính đến những giải pháp hỗ trợ về hạ tầng thông tin cho DN. Thứ ba, điều đặc biệt quan trọng của chính quyền, cơ quan quản lý, hiệp hội là thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết cả chiều ngang và dọc giữa các DNNVV trong thành phố. Trong nhiều hội thảo, hội nghị, DN đã nhận thức được tầm quan trọng của liên minh, liên kết, nhưng việc thực thi liên minh liên kết không dễ đối với từng DN đơn lẻ. Các cấp chính quyền nên tạo lập môi trường thúc đẩy sự hợp tác. Giải pháp cuối cùng liên quan tới sự thay đổi về chất của các hiệp hội. Hiện nay, số lượng các hiệp hội DN rất nhiều, tuy nhiên hoạt động mang tính hình thức, phong trào là chủ yếu. Các hiệp hội nên tập trung hơn vào những vấn đề nội tại của DN để tạo ra các liên kết ngang giữa các DNNVV, góp phần cải thiện quyền lực của DNNVV trên chuỗi.

    #qalogistics #chuoicungung #supplychain