Việc làm chuỗi cung ứng, nghề nghiệp chuỗi cung ứng



  • Hiện tại khi search Google cho việc làm chuỗi cung ứng, có thể hiện ra hơn nửa triệu kết quả.
    Trong các kết quả này chủ yếu là do các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia có tuyển dụng với các mức lương rất hấp dẫn. Ngoài các kĩ năng thông thường như tiếng Anh, học chuyên ngành kinh tế thì có nêu ra các mô tả công việc với nhiều các mô tả khác nhau.
    Điều này là phụ thuộc vào vị trí làm việc trong chuỗi cung ứng.
    Việc được trả mức lương cao tức là một ngành có các yêu cầu cũng rất cao, nhưng nó chính là cơ hội tiếp cận đến trình độ quốc tế và ngành chuỗi cung ứng ( supply chain) cũng như logistics đang trở thành nghề hot.
    Một số các cơ sở đào tạo thuộc một số trường lớn và học viện được mở ra nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho các vị trí công việc này.
    Trong quá trình hội nhập và phát triển, cùng với nền kinh tế VN tăng trưởng đều đặn, khối ASEAN năng động thì việc làm này đang có ưu thế.
    Hãy cùng nhau chia sẻ và đóng góp các ý kiến để tất cả đều được hưởng lợi từ cộng đồng này..

    HIỂU ĐÚNG VỀ NGHỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TẠI VIỆT NAM

    Quản lý Chuỗi cung ứng đã được ứng dụng từ lâu và mạnh mẽ trên thế giới. Tuy nhiên đây là môt ngành khá mới ở Viêt Nam, nên đôi khi chưa được hiểu và phát triển một cách chính xác. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội và cả những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.

    Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ là các hoạt động về hậu cần, kho bãi. Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, trong đó, nhà quản lý phải hoạch định và vận hành hiệu quả 3 dòng chảy: dòng nguyên liệu, dòng dịch vụ và dòng tiền từ đầu vào của quy trình sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Họ phải hoạch định và quản lý nguồn nguyên liệu, nguồn hàng, thu mua, sản xuất… cho đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng… Nói khác đi, quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của doanh nghiệp. Tất cả các sản phẩm/ hàng hóa hoặc dịch vụ trước khi đến tay khách hàng đều trải qua một chu trình được “can thiệp” bởi chuỗi cung ứng.

    Vai trò của chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng trở nên ngày càng quan trọng bởi vì bất kì tác động nào của chuỗi cung ứng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của một doanh nghiệp hiện đại. Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành nghề đầy biến động. Muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này cần thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn về ngành cũng như trao dồi, nâng cao những kỹ năng khác như khả năng phân tích, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh…