11 cách để cải tiến việc quản trị chuỗi cung ứng của bạn



  • 11 cách để cải tiến việc quản trị chuỗi cung ứng của bạn
    Các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng chia sẻ kinh nghiệm giúp chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
    Dù doanh nghiệp đang tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc chọn lựa giải pháp quản trị chuỗi cung ứng hoặc lời khuyên làm cách nào để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn, những phương pháp dưới đây có thể giải đáp cho bạn

    1. Hãy vứt bỏ các bảng tính đang sử dụng. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn “lập kế hoạch mua hàng dựa trên những bảng tính chậm chạp và không đáng tin cậy” theo lời của Jason Averill, phó chủ tịch của Avercast. Để đảm bảo bạn đang sử dụng những thông tin mới, chính xác “hãy nâng cấp hệ thống lên một mức cao hơn với mức giá có thể chấp nhận được”.

    2. Sử dụng giải pháp chuỗi cung ứng được tùy biến cho ngành của bạn. Ông Hohn Freund, CEO của JumpTech cho biết “Có hàng ngàn gói phần mềm hoặc các module tự do trên thị trường hiện nay, và mỗi lần ứng dụng lại đòi hỏi phần mềm phải được cài đặt và kết nối với hệ thống”. “Hãy tiến hành nghiên cứu các hệ thống hiện đang được thiết kế cho các doanh nghiệp trong ngành của bạn, hoặc các doanh nghiệp giống các yếu tố chính. Bạn sẽ có cơ hội tìm ra được những cách tốt hơn, nhanh và rẻ hơn bằng cách này, và rất có khả năng doanh nghiệp sẽ phát triển được hệ thống mà nếu sử dụng những phần mềm của ngành khác, bạn sẽ không bao giờ có được

    3. Thiết lập các thước đo. Theo lời Joe Francis, giám đốc của Supply Chain Council “Mặc dù hằng trăm triệu đô la Mỹ được đổ vào công nghệ, đa số doanh nghiệp vẫn không có các thước đo quản lý. Bảng cân bằng cho cả doanh nghiệp, bao gồm cả các thước đo về chuỗi cung ứng và quản lý có thể cung cấp những thông tin kịp thời giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phán ứng trước các biến cố - và cả cơ hội – trong thị trường đầy biến động hiện nay.” Francis đề nghị doanh nghiệp nên bắt đầu với những thước đó có thể đối chiếu trong và ngòai công ty như vòng xoay tiền mặt, hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỉ lệ đơn hàng thành công và các số chỉ về sự ổn định.

    4. Chủ động thu thập thông tin phù hợp thay vì quản lý thông tin. Ông Shawn Casemore, người sáng lập Casemore & Co là một chuyên gia về chuỗi cung ứng trình bày “Các giải pháp của doanh nghiệp nên hỗ trợ việc thu thập thông tin, dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định nhanh chóng. Việc thu thập thông tin không thích hợp và chỉ phục vụ một vài chỉ tiêu có thể không phải là cách hữu hiệu để quản lý việc kinh doanh. Quản lý những thông tin phù hợp và có liên quan với các mục tiêu kinh doanh rồi hãy nghĩ đến việc khiến mọi người có thể tiếp cận chúng

    5. Thu hút nhân viên của bạn. Ông Mike Ledyard, đối tác tại Supply Chain Visions lại đề suất rằng “Truyền thông rõ ràng cách nhân viên có thể tác động đến khách hàng, hãy thiết lập những chương trình đánh giá hoạt động ngay tại cửa hàng với nhu cầu của khách hàng và các mục tiêu kinh doanh”.

    6. Tích hợp bán hàng, hoạt động doanh nghiệp và tài chính. Hãy tích hợp những gì đội ngũ bán hàng muốn bán, doanh nghiệp muốn sản xuất và phòng tài chính dự đi thu vào một kế hoạch thông nhất. Viết hoạch định bán hàng và sản xuất (S&OP) cho phép tìm ra điểm cân bằng tối ưu nhất giữa nhu cầu khách hàng, sản lượng sản xuất và kết quả tài chính

    7. Xem xét việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn – hay có thể là chỉ 1 nhà cung cấp. Thay vì tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp cho nhiều địa điểm, doanh nghiệp nên có một giải pháp tích hợp có thể giúp doanh nghiệp hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu, cho dù doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn.

    8. Giám sát hiệu quả hoạt động của mỗi đối tác trong chuỗi cung ứng. Theo lời Alex Cote, phó chủ tịch marketing tại Cortera “Sai lầm của những nhà cung cấp chính có thể phá hỏng toàn bộ chuỗi cung ứng và ảnh hưởng tới lợi nhuận. Doanh nghiệp nên liên tục quản lý những nhà cung cấp của mình để không phải trường hợp như vậy” Và để làm được như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống có thể đo lường phát triển và thay đổi đối tác nếu cần thiết.

    9. Ứng dụng những công nghệ theo dấu và công nghệ trên nền tảng di động. Để nâng cao sự hiệu quả và giảm chi phí lẫn lầm lẫn, doanh nghiệp nên tận dụng những công nghệ như RFID(Radio Frequency Identification), lấy hàng bằng giọng nói, hệ thống kho tự động và hệ thống quản lý kho, …

    10. Hãy nhớ chuỗi cung ứng không bắt đầu từ nhà kho – hoặc kết thúc trên kệ hàng. Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà kho và kết thúc khi sản phẩm đến được cửa hàng, nhưng như vậy là hoàn toàn thiếu sót và là triệu chứng mà những nhà bán lẻ thông thường nhìn nhận. Quan trọng hơn việc bảo đảm sản phẩm vào được kệ chính là đảm bảo đó chính là những sản phẩm khách hàng mong muốn sử dụng. Như vậy, hãy chắc chắn doanh nghiệp biết chắc sản phẩm nào đang được khách hàng ưa chuộng và sản phẩm nào họ không thích và điều này cũng là một phần của chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.

    11. Tích hợp chi phí marketing vào việc hoạch định chuỗi cung ứng. Bao gồm chi phí marketing (bao gồm chi phí, nguồn lực hạn chế và những dự báo về sự thay đổi nhu cầu do các chiến lược marketing tạo ra) vào kế hoạch chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Bằng cách làm như vậy, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược marketing nào nên được ứng dụng và cái nào nên bị loại bỏ, doanh nghiệp còn có thể xác định những nhóm khách hàng tối ưu, các kênh phân phối và sản phẩm cho mỗi chiến dịch và những quy trình sản xuất, phân phối tương ứng nhờ vào chi phí, khả năng chuỗi cung ứng, mức dịc vụ cần thiết và các mục tiêu lợi nhuận tối đa.

    Jenifer Lonoff Schiff