C/O ưu đãi



  • Các mẫu chứng nhận xuất xứ ưu đãi

    Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A - Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu A. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.- Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.
    VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU
    Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D
    Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT)
    Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.
    Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E
    Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
    Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.
    Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu S
    Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào
    Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 01 năm 2005 (gọi tắt là Hiệp định Việt – Lào)
    Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AK
    Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc
    Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc



  • PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN

    Có nhiều cách để phân loại vận đơn, sau đây là một số cách hay sử dụng để phân loại vận đơn.

    1. CĂN CỨ VÀO TÌNH TRẠNG BỐC XẾP HÀNG HOÁ

    Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board B/L): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu
    Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): Là vận đơn nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng để cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.
    2. CĂN CỨ VÀO PHÊ CHÚ TRÊN VẬN ĐƠN

    Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.
    Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): Là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.
    3. CĂN CỨ VÀO TÍNH PHÁP LÝ CỦA HÀNG HOÁ

    Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
    Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu "Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được.
    4. CĂN CỨ VÀO TÍNH LƯU THÔNG CỦA VẬN ĐƠN

    Vận đơn đích danh (Straight B/L) Là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng.
    Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó.
    Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc.
    5. CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU

    Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là vân đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.
    Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sư dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu "sử dụng với hợp đồng thuê tàu -tobe used with charter party".
    6. CĂN CỨ VÀO HÀNH TRÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYÊN CHỞ

    Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hoá được chỏ thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.
    Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng và dùng cho người nhận đi nhận hàng ở cảng đến mà không quan tâm đến việc hàng có được chuyển tải hay không và có bao nhiêu vận đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.
    Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L or Combined B/L): Là loại vận đơn phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá bằng container theo phương thức "door to door" mà theo đó hàng được vận chuyển bằng nhiều tàu hay nhiều phương thức khác nhau (máy bay, tàu biển, xđường sắt, đường bộ,..)
    Ngoài ra còn có những loại vận đơn khác mà bạn thường nghe và quen hơn, là các loại vận đơn sau:

    Master bill
    House bill
    Original bill
    Surrendered bill
    Seaway bill


Hãy đăng nhập để trả lời