Các loại vận đơn-Bill of Lading



  • Vận đơn là chứng từ giao nhận vận chuyển giữa các bên liên quan với nhau để đưa hàng hóa đến một địa điểm xác định trên hợp đồng vận chuyển
    Căn cứ theo mối quan hệ giữa Hãng Tàu, Nhà vận chuyển và Chủ hàng thì ta có 2 loại vận đơn sau

    1 - House Bill of Lading (HBL): Vận đơn này là chứng từ công ty làm dịch vụ forwarding xuất cho chủ hàng để chứng nhận rằng nhà vận chuyển đã nhận hàng của bên gửi hàng.

    2- Master Bill of lading (MBL) : Vận đơn chủ (Công ty vận chuyển như Hãng hàng không, Hãng tàu xuất cho nhà vận chuyển ( forwarders), để chứng minh rằng hàng hóa đã được hãng vận chuyển tiếp nhận

    Khi Forwarder nhận hàng, họ sẽ xuất chứng từ nhận hàng (HBL) cho shippers trên đó thể hiện lịch trình của chuyến hàng, các thông tin của hàng hóa như số hóa đơn thương mại, đồng thời hàng hóa sẽ được đặt chỗ trên tàu, máy bay của hãng vận chuyển, khi Forwarder giao hàng cho hãng vận chuyển thì họ sẽ nhận được MBL - lúc này Forwarder được xem như là Shipper (Chủ hàng tạm thời) của lô hàng đó.

    Ta thấy quy trình như sau chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa như sau

    Nơi đi: Người gửi hàng----- -> Nhà vận chuyển -------------> Hãng tàu
    Nhận HBL <------- Xuất HBL và nhận MBL <-----Xuất MBL

    Mỗi công đoạn chuyển giao sẽ có chứng từ giao nhận giữa các bên, ở đây sẽ là HBL và MBL.

    Nơi đến: Hãng tàu (Đại lý hãng tàu) -> Nhà vận chuyển -> Người nhận hàng.
    Phát hành D/O ----------------> Nhận D/O --------> Lấy hàng.

    Khi hàng đến cảng đích thì người nhận hàng muốn lấy được hàng thì ngoài việc phải mở tờ khai hải quan, họ phải thông qua nhà vận chuyển để lấy Lệnh giao hàng giao hàng (Delivery Order (D/O)) ở hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu.
    Phân loại các loại HBL.

    Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loại: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...).
    Chúng ta thường gặp trường hợp này khi mua bán hàng phải mở LC

    Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).

    Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

    Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tàu chuyến (voyage - Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).

    Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill... Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.
    Thông tin ghi trên vận đơn

    Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

    Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
    Số vận đơn (number of bill of lading)
    Người gửi hàng (shipper)
    Người nhận hàng (consignee)
    Địa chỉ thông báo (notify address)
    Chủ tàu (shipowner)
    Cờ tàu (flag)
    Tên tàu (vessel hay name of ship)
    Cảng xếp hàng (port of loading)
    Cảng chuyển tải (via or transhipment port)
    Nơi giao hàng (place of delivery)
    Tên hàng (name of goods)
    Ký mã hiệu (marks and numbers)
    Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)
    Số kiện (number of packages)
    Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)
    Cước phí và chi chí (freight and charges): Cước trả trước (Prepaid) hoặc cước trả sau (Collect)
    Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
    Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
    Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)
    Mặt thứ hai của vận đơn
    Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...
    Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.



  • NHỮNG THUẬT NGỮ TRÊN VẬN ĐƠN (BILL OF LADING) CẦN BIẾT
    Bill of lading (B/L) gọi tắt là bill là vận đơn vận chuyển hàng hóa, được xem như là một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển mà người vận chuyển xác nhận cho người gửi hàng và là chứng từ để nhận hàng tại cảng đích, đặc biệt là trong vận chuyển đường biển.

    Shipper là người gửi hàng người, người xuất khẩu, hoặc là người bán hàng thường là người sẽ phải chịu tiền cước vận chuyển.

    Consignee là người nhận hàng, người nhập khẩu, hoặc là người mua hàng là người có quyền sở hữu, định đoạt hàng hóa. Đôi khi trên mục consignee có ghi là “To order of XYZ bank …Mr/Ms…” điều này đồng nghĩa với việc vận đơn này là vận đơn ký hậu và hàng chỉ được giao khi cá nhân/ tổ chức được thể hiện lên ô này ký vào mặt sau của chức từ xác nhận chuyển giao hàng.

    Notify party là người được thông báo, nghĩa là khi tàu cập thì người được thể hiện trên mục này sẽ được nhận thông báo hàng đến “Arrival notice”. Người thể hiện trên mục này không có quyền định đoạt đối với lô hàng

    Booking no. (số của booking) là một dãy số hoặc chữ số nhằm để cho nhà vận tải “carrier”, hãng tàu “shipping line” theo dõi số đặt chổ trên tàu.

    B/L no. (bill of lading no.) là số vận đơn được đặt bởi nhà vận tải để tiện theo dõi.

    Export references là mã số người xuất khẩu (mã khách hàng).

    Forwarding Agent references là mã đại lý, nghĩa là nơi mà consignee sẽ mang bill đến nhận lệnh giao hàng (D/O)

    Point and Country of Origin: Nơi phát hành vận đơn.

    Also Notify / Domestic Routing / Export instructions : Người được thông báo khác / tuyến vận chuyển nội địa / chỉ dẫn của người xuất khẩu.

    Pre-Carriage by: nghĩa là có những phương tiện chuyển tải hàng từ cảng phụ đến cảng chính để xuất phát thì được nghi lên đây.

    Place of reciept: Nơi nhận hàng thường được ghi lên trên là tên địa phương ở nơi gửi hàng

    Ocean vessel/Voyage no.: Tên tàu (mỗi con tàu đề được đặt tên được mang quốc tịch được treo cờ)/ số chuyến (do nhà vận tải đặt ra, để thuận tiện trong việc quản lý và theo dõi).

    Port of Loading: Cảng xếp hàng

    Port of discharge: Cảng dỡ hàng

    Place of delivery: nơi giao hàng (có những cửa khẩu, depot ở sâu trong đất liền hoặc là những quốc gia không có biển, những khi gửi hàng thì shipper yêu cầu hãng tàu giao hàng đến những địa điểm này)

    Container No/ Seal No.: số container/số seal (xem cách kiểm tra số container ở đây)

    Marks and numbers: ký mã hiệu đóng gói và số hiệu (nghĩa là đối với những lô hàng rời, không đi nguyên container thì khi giao hàng người gửi hàng – shipper sẽ đánh số và ký mã hiệu nhận dạng hàng tại cảng đích)

    Kind of package hoặc là other pkgs: loại kiện hàng (ví dụ: drum – thùng đựng rượu vang hoặc tương tự, pallet, cartons …)

    Description of Packages and Goods: mô tả về kiện đóng gói và hàng hóa.

    Shipper’s load, count and seal: nghĩa là người gửi hàng tự xếp hàng, kiểm đếm và bấm seal (điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà vận tải khi xẩy ra gửi cố về hàng hóa vd: có hàng cấm trong contaier, hàng bị mất trong khi container còn nguyên và seal còn nguyên )

    Container said to contain: hàng hóa được kê khai trong container (“said” nghĩa là người khác nói, điều này là do nhà vận tải giảm trách nhiệm giống như lý do ở phái trên)

    Gross weight: tổng trọng lượng hàng bao gồm cả bao gì, đai kiện đùng để đóng gói (đơn vị tính là ki-lô-gam)

    Measurement: thể tích của toàn bộ hàng (đơn vị tính là CBM – mét khối)

    Copy/ non-negotiable: bản coppy / không có giá trị chuyển nhượng (đồng nghĩa với việc vận đơn có thể hiện các dòng chữ này chỉ có chức năng thông báo không có chức năng sở hưu hàng hóa, không thể dùng để trao đổi, mua bán)

    Original: vận đơn gốc (nghĩa là vận đơn được cấp trực tiếp bởi chủ tàu cho shipper không phải bản photo coppy). Người nào sở hữu vận đơn này thì đồng nghĩa với việc là người có quyền định đoạt lô hàng có thể đem ra mua bán, trao đổi.

    Telex release: điện giao hàng (nghĩa là khi có thông báo của người gửi hàng thì hãng tàu mới được giao hàng cho consignee, nếu không có điện thông báo này mà hãng tàu vẫn giao hàng thì hãng tàu phải chịu trách nhiệm về lô hàng) thuật ngữ này thường đi kèm với từ surrender bill.

    Sea way bill: vận đơn đường biển (nghĩa là vận đơn được nhân hàng một cach vô điều kiện, người có tên trên mục consignee được quyền nhận hàng không điều kiện trừ việc phải thanh toán cước vận chuyển)

    On boad date: Ngày hàng xếp lên tàu

    Total number of containers or other packages or units received by the carrier (by words): tổng số container, số kiện hàng, số hàng thực tế mà người vận tải nhận lên tàu (viết bằng chữ).

    Freight & charges: cước vận chuyển và phí (người vận chuyển ghi số tiền cước và phí vận chuyển lên đây, nhưng vì yếu tố giá cả nhạy cảm nên không được ghi lên đây, thông thường nhà vận tải ghi lên đây mục này)

    Rate: số tiền cước

    Units/per: đơn giá cước

    Prepaid: cước trả trước

    Collect: cước trả sau.

    Exchange rate: tỷ giá

    Prepaid at: Cước được trả trước tại

    Number of Original B/L: số bản vận đơn gốc được cấp

    Tất cả các thuật gửi trên là những thuật ngữ cơ bản nhất được thể hiện trên vận đơn, tùy vào những lô hàng cụ thể mà sẽ có thêm các thuật gửi được thêm vào cho phù hợp với tính chất đặc thù hàng hóa.


Hãy đăng nhập để trả lời