SOC VÀ COC LÀ GÌ TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI?



  • d53daf53-864d-466d-87c8-e4f0cb2049a1-image.png

    SOC và COC là viết tắt của “Shipper owned container” và “Carrier owned container”. Tức là ta có thể hiểu hai cụm từ trên là viết tắt cho việc ai là người sở hữu container.

    Trong thực tế, container có thể thuộc về một trong các bên dưới đây:

    • Hãng tàu
    • Công ty chuyên bán container.
    • NVOCC ( Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển, được coi là Carrier tuy nhiên khác với hãng tàu là họ không sở hữu tàu).
    • Shipper

    Ở bài viết này, chúng ta sẽ tập trung đi vào phân biệt container sở hữu bởi hãng tàu ( Carrier owned Container – COC) và shipper ( Shipper owned Container – SOC), ngoài ra sẽ là các lợi ích khi sử dụng SOC nhé.

    • COC là container của hãng tàu. Khi hàng tới cảng đích, Consignee đến nhận hàng và kéo hàng về kho riêng của mình để dỡ hàng. Sau đó thì phải đem container rỗng đã rút hàng trả lại cho hãng tàu, nộp phí lưu container và lưu bãi (DEM/DET) trong thời gian giữ container của hãng tàu. Hầu hết số container trên thị trường vận tải là dạng COC.

    • SOC là container thuộc sở hữu riêng của shipper, Consignee sau khi kéo container về kho riêng thì được tự do sử dụng, không phải trả rỗng lại cho hãng tàu hay trả bất kỳ phí DEM/DET nào cho hãng tàu bởi vì đối với SOC hãng tàu không gia hạn freetime cho DEM/DET. Sau khi dùng xong Consignee có thể giữ lại container hoặc tái xuất trả cho Shipper, tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.
      Chi phí mỗi container là 1,300 – 2,000 USD đối với container 20ft và 1,700 – 3,000 USD đối với container 40ft. Vậy tại sao Shipper phải mua riêng container trong khi hãng tàu có rất nhiều container để thuê?

    Tính chất hàng hóa

    Trong một số trường hợp, người gửi hàng/người nhận hàng biết rằng hàng hoá cần phải được cất giữ trong thời gian dài hơn, do đó, việc mua hẳn một container đôi khi lại tiết kiệm được chi phí đóng gói và vận chuyển hàng hóa hơn việc sử dụng container của hãng tàu và trả loại phí lưu container, lưu bãi (DEM/DET). Vì nếu sử dụng container của hãng tàu, người gửi hàng/người nhận hàng phải trả phí DEM/DET cho hãng tàu khi quá hạn.

    Lấy ví dụ, lô hàng hóa cho dự án cần phải được lưu trữ trong 100 ngày và hãng tàu tính phí vược thời hạn lưu container tại bãi cho phép là $25/ngày cho một container 20 ft. Do đó, chủ hàng có thể phải trả đến $2,500 cho một container 20’ và với số tiền này, chủ hàng có thể “mua” hẳn một container riêng cho mình với giá từ 1,300 – 2,000 USD. Điều này mang lại ý nghĩa thương mại lớn nếu họ biết rằng hàng hoá sẽ cần phải được cất giữ trong thời gian dài.

    Đọc tiếp: https://qalogistics.vn/soc-va-coc-la-gi-trong-giao-nhan-van-tai/

    Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
    QALogistics JSC.,
    --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
    Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
    Website: www.qalogistics.vn
    Email: saleslog@qalogistics.vn


Hãy đăng nhập để trả lời