PHỤ PHÍ XĂNG DẦU EBS – EMERGENCY BUNKER SURCHARGE



  • EBS là phụ phí xăng dầu Emergency Bunker Surcharge cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Tương tự hàng đi châu Âu thì tính phí ENS Entry Summary Declaration. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải là phí được tính trong Local charges.
    Nghề Forwarder thường xuyên gặp phải vấn đề tranh cãi phí EBS do shipper hay consignee ai là người chịu phí này. Tuy nhiên đến giờ chưa thấy câu trả lời chính thức và rõ ràng. Lấy một ví dụ như trường hợp ở diễn đàn xuất nhập khẩu- để làm rõ hơn vấn đề này:

    “Công ty mình nhập khẩu một lô hàng cửa từ Trung Quốc, giá FOB. Mua hàng TQ thì phát sinh thêm phí EBS. Bên công ty mình và bên NCC đang tranh cãi với nhau xem bên nào phải trả phí này. Vì đây là phí phát sinh ở TQ nên NCC phải trả là lý lẽ của bên mình, còn NCC nói bên họ bán FOB, mà EBS là phụ phí xăng dầu, nên họ không phải trả phí này, vì không liên quan gì đến tàu bè cả. Phân giải sao cho đúng đây ?

    Để giải quyết những thắc mắc như thế này chúng ta phải xác định hàng nhập từ quốc gia nào về quốc gia nào và nhập theo điều kiện gì? trong trường hợp này quốc gia nhập là Việt Nam, quốc gia xuất là Trung Quốc, điều kiện nhập là FOB ( người mua trả cước tàu )

    Một trường hợp khác, hàng hóa nhập từ cảng Shanghai về HCM, điều kiện nhập FOB như sau:

    Shanghai – Cat Lai HCM
    Ocean Freight : USD 80/180
    Telex release charges : USD35/bill
    Remark:
    POL have EBS USD200/400 & CIC USD100/200 for per 20’/40’ based on FOB items.
    VAT: 6.83% extra in POL
    The validity will till the 20th,March.
    Local charge at SHA:
    Booking space fee: RMB250/380 or USD41/USD63 for per 20’/40’
    THC: RMB825/1225 or USD138/USD204 for per 20’/40’
    DOC: RMB450 or USD75/bill
    Handling fee: USD65/bill
    VAT: at actual

    Trong phí ghi rõ, EBS do thỏa thuận trong hợp đồng FOB. Nên các bạn chú ý làm hợp đồng mua bán nên tham khảo giá những khoản phí phát sinh trước.

    Thu nhập của mỗi quốc gia là khác nhau, nên trọng số EBS ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm sẽ khác nhau. Nói một cách đơn giản, EBS như ví dụ trên USD200. 200USD đối với người Việt có thể nhiều, nhưng 200USD đối với người Trung Quốc có thể không cao nhưng không chênh lệch quá lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều là nước đang phát triển.
    Có thể thấy hàng xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc thì shipper (đầu Việt Nam) là người trả phí EBS. Trong trường hợp đặc biệt là ở những quốc gia có thu nhập chênh lệch nhau nhiều như Việt Nam với Nhật, Việt Nam với Hàn Quốc thường thì EBS thu ở quốc gia có thu nhập cao.

    Một ví dụ dễ dàng nhất là hàng Việt Nam xuất qua Japan và Korea theo điều kiện CIF (shipper trả phí) nhưng phí EBS lại được trả đầu Japan và Korea.

    Nói tóm lại nếu trong hợp đồng không ghi cụ thể bên nào trả phí EBS thì thu EBS ở đâu là do hãng tàu qui định. Cứ căng theo luật hãng tàu mà thu.


Hãy đăng nhập để trả lời