HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TỪ NƯỚC NGOÀI



  • Điện thoại di động đang là phương tiện liên lạc không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người trên toàn thế giới. Sự thay đổi thay hướng hiện đại có chiều sâu của dòng phương tiện này, cùng với các ứng dụng siêu việt được tích hợp trên thiết bị điện thoại đi động thông minh đã làm thay đổi thực sự đời sống của mỗi người. Chính vì vậy, hoạt động mua bán điện thoại diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn cầu. Nhu cầu nhập khẩu cũng từ đó mà diễn ra liên tục theo xu hướng càng ngày càng tăng.
    Vậy thủ tục nhập khẩu điện thoại di động cần lưu ý những điểm gì? Quy trình xử lý ra sao? Quang Anh Logistics trân trọng gửi tới Quý bạn đọc về trường hợp này.
    alt text
    1. Về cơ sở pháp lý:

    Mặt hàng điện thoại di động di động mới 100% không thuộc diện cấm nhập khẩu và theo phụ lục I thông tư Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 danh mục các thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép nhập khẩu. Do đó, Công ty khi nhập khẩu mặt hàng trên phải xin giấy phép nhập khẩu, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    • Mặt hàng điện thoại di động đã qua sử dụng dưới 01 năm: căn cứ Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 thì mặt hàng Điện thoại di động đã qua sử dụng chỉ được phép nhập khẩu với điều kiện điện thoại di động thông minh (smart phone) có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở Tờ khai Hải quan không quá 01 năm.

    • Mặt hàng điện thoại di động đã qua sử dụng từ 01 năm trở lên: thuộc diện cấm nhập khẩu.
      Tại Mục V Phụ lục III Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (bãi bỏ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện) không quy định Danh mục hàng hóa này.

    Tại Điều 4 Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu của Nghị định 69/2018/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương nêu rõ:

    Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, cơ quan ngang bộ liên quan; Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật;

    Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;

    Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan Hải quan”.

    Như vậy, các doanh nghiệp khẩu mặt hàng điện thoại di động không cần phải xin giấy phép và không phải đáp ứng các điều kiện nhập khẩu nào, doanh nghiệp chỉ cần giải quyết thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.

    2. Mã HS của mặt hàng điện thoại di động

    Căn cứ vào:

    • Thông tư số 14/2015/TB-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
    • Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
    • Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành theo Thông tư số 182/2015/TB-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016, thì mặt hàng:

    Mặt hàng Điện thoại di động như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS 8517.12.00

    Lưu ý: Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

    3. Thành phần hồ sơ nhập khẩu điện thoại di động:

    Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT- BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

    Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

    a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

    Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

    b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

    Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

    c) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

    d) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số Thông tư 39/2018/TT- BTC.

    e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

    f) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

    4. Trình tự thực hiện – Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động

    Doanh nghiệp khai báo và Cơ quan Hải quan tiếp nhận trên hệ thống khai báo điện tử.

    5. Cách thức thực hiện – Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động

    Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan làm thủ tục.

    6. Thuế – Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động

    Thuế nhập khẩu theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành.
    Thuế GTGT theo Luật Thuế GTGT.

    7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động

    • Đo kiểm sản phẩm (đo kiểm các tần số thu phát sóng); hồ sơ gồm:

    – Phiếu yêu cầu đo kiểm
    – Mẫu sản phẩm (mỗi loại điện thoại 1 mẫu)
    – Tài liệu kỹ thuật: thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn (bản sao)
    Thời gian trả kết quả: 7 ngày làm việc đối với điện thoại dạng thanh bàn phím, khoảng 30 ngày làm việc đối với điện thoại màn hình cảm ứng.

    • Làm giấy chứng nhận hợp quy; hồ sơ gồm:

    – Mẫu đơn đề nghị hợp quy
    – Kết quả đo kiểm (bản sao)
    – Tài liệu kỹ thuật: thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn (bản sao)
    – Chứng nhận xuất xứ của nhà sản xuất (bản sao)
    – Giấy Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao)
    Thời gian trả kết quả: 10 ngày làm việc

    • Công bố hợp quy; hồ sơ gồm:

    – Mẫu công bố hợp quy (bản sao)
    – Giấy chứng nhận hợp quy (bản sao)
    – Tài liệu kỹ thuật: thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn (bản sao)
    – Giấy Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao)
    Thời gian trả kết quả: 7 ngày làm việc

    Sau khi nhập hàng về, công ty phải dán nhãn phụ, và nhãn hợp quy “CR” mới được lưu thông hàng hóa ra thị trường. Hai nhãn này có thể tách độc lập hoặc kết hợp chung; công ty đặt in hoặc tự in decal dán lên võ hộp điện thoại ở vị trí không trùng với thông tin chính đã thể hiện trên hộp.

    • Đăng ký tờ khai nhập khẩu; hồ sơ gồm:

    – Form tờ khai hàng hóa nhập khẩu (in trên phần mềm VNACCS)
    – Giấy giới thiệu (bản chính)
    – Hợp đồng (bản sao)
    – Invoice (bản sao)
    – Packing list (bản sao)
    – Bill of lading (bản sao)
    – Giấy chứng nhận hợp quy (bản sao)
    – Giấy phép (Bản sao kèm chính để trừ lùi)
    – List số imei điện thoại

    Khi làm thủ tục đăng ký, cán bộ đăng ký sẽ trừ lùi số lượng trên giấy phép nhập khẩu. Khi kiểm tra hàng thực tế, cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm tra đối chiếu số imei trên điện thoại và hồ sơ khai báo. Hàng nhập khẩu phải mới 100%, và kiểm tra toàn bộ lô hàng khi nhập khẩu.
    ..................................................................................................

    Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
    QALogistics JSC.,
    Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh
    --- Chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
    alt text
    Add: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
    Website: www.qalogistics.vn
    Email: saleslog@qalogistics.vn
    Tel/Zalo:
    Mr. Tuấn 0945 211 058
    Mr. Hoàng 0962970866


Hãy đăng nhập để trả lời