Sự thành công của 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới



  • Những công ty tốt nhất mà chúng tôi gọi là “những công ty luôn hướng về sự xuất sắc” có cách tiếp cận rất khác biệt về hệ thống đo lường. Nhân sự trong những tổ chức như thế này hiểu rằng giá trị tổng thể sẽ lớn hơn tổng của từng thành phần, và thực ra đó chính là hệ thống và mục đích của những thước đo này là để khiến toàn bộ hệ thống vận hành tốt hơn. Khi những cá nhân trong những công ty này cùng thảo luận và giải nghĩa các số liệu, buổi thảo luận sẽ không xoay quanh việc xem xét sai sót thuộc về ai, thay vào đó là xem xét hệ thống đang bị sai sót ở điểm nào, làm sao có thể sửa chữa và sau đó là làm sao để nâng cấp nó lên một mức độ cao hơn. Họ rất khắt khe trong việc liên tục xem xét những quy trình của mình để đẩy mức độ hiệu quả lên mức cao hơn. PepsiCo là ví dụ tuyệt vời của nội dung này. Tích hợp vào trong tế bào của tổ chức là văn hóa thách thức và đặt câu hỏi đối với tình trạng hiện tại: liên tục cải tiến, và sau đó tiếp tục cải thiện hơn nữa. Khi bạn đã giảm thời gian và chi phí và tăng dịch vụ ở mức cao nhất có thể, khi bạn đã đạt đến “giá trị tuyệt đối về mặt lý thuyết” và đã chạm đến giới hạn vật lý của quy trình hiện tại, bạn vẫn không ngừng. Bạn sẽ tiếp tục hỏi: chúng ta có thể làm gì khác hơn? Ví dụ, trong ngành kinh doanh thức uống, việc khử trùng chai nước là việc cực kỳ quan trọng và chiếm chi phí rất lớn và có những ảnh hưởng đến môi trường nước. Sau những vòng cải tiến liên tục, Pepsi đã tự hỏi mình, tại sao lại phải sử dụng nước. Kết quả là họ đổi sang việc ion hóa để khử trùng chai, điều này giúp việc khử trùng diễn ra nhanh hơn, rẻ hơn và có tác động đến môi trường ít hơn. Còn nhiều những ví dụ khác ví dụ như Intel, P&G và Cisco. Tất cả đều nhận thấy rằng sử dụng những thước đo với thái độ tò mò thay vì sợ hãi sẽ đem lại những kết quả tốt hơn. Họ cũng nhận ra tầm quan trọng của cái được gọi là sự hoàn hảo cân bằng. Thay vì tập trung không suy nghĩ vào những gì tốt nhất trong ngành tại từng bộ phận riêng lẻ, họ hiểu rằng mình cần đưa ra một hệ thống những mục tiêu đúng, tập trung vào mức độ hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng, và sau đó chủ động thiết kế, quản lý những quyết định những sự đánh đổi cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Cơ hội phát triển cho tất cả tại mức độ cao nhất, mục tiêu của cuộc nghiên cứu Top 25 chuỗi cung ứng luôn là nâng cao mức độ nhận thức về những nguyên tắc chuỗi cung ứng và cách nó ảnh hưởng đến kinh doanh. Thông qua việc xác định những công ty dẫn đầu–những công ty đang đưa ra những cải tiến về chuỗi cung ứng–chúng tôi mong muốn làm nổi bật những thực hành tốt nhất mà các công ty khác có thể học tập, sau đó nâng chuẩn cho toàn bộ ngành quản lý chuỗi cung ứng. Cuộc thảo luận và tranh luận tiếp tục diễn ra về ý nghĩa củasự hoàn hảo và làm cách nào mà chúng ta, một cộng đồng chuỗi cung ứng, có thể đo lường và nhận ra cần phải làm gì để phát triển lên mức độ cao hơn. Phương pháp của Gartner dựa vào một số điểm tổng hợp cho mỗi doanh nghiệp bao gồm các chỉ số về tài chính và các chỉ số định lượng khác. 3 thước đo tài chính:tỉ số hoàn vốn trên tài sản, vòng quay hàng tồn kho và sự tăng trưởng doanh thu–chiếm 50% của số điểm mỗi doanh nghiệp. 50% còn lại được xác định bằng nhóm các chuyên gia chuỗi cung ứng (156 cá nhân) và 32 nhà phân tích của Gartner [Xem lại phần thông tin ở trên].
    Về tác giả Debra Hofman,
    Phó giám đốc nghiên cứu, Garner, Inc. Debra Hofman với hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn doanh nghiệp giữ vị trí Phó giám đốc tại Gartner. Bài nghiên cứu của bà tập trung vào cách xác định sự hoàn hảo của chuỗi cung ứng. Bà quản lý bảng xếp hạng hàng năm Top 25 chuỗi cung ứng và tư vấn cho khách hàng cách sử dụng những thước đo hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng. Trước đây, bà điều hành và dẫn dắt dịch vụ AMR Benchmark Analytix, hỗ trợ đánh giá những chuỗi cung ứng của từng doanh nghiệp cụ thể với tác động của công nghệ và những thực hành tốt nhất.


Hãy đăng nhập để trả lời