Sự thành công của 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới



  • Debra Hofman
    Phó Giám đốc Nghiên Cứu, Gartner, Inc.
    Bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu năm 2011 của Gartner bao gồm cả những người đạt giải trước đây và những gương mặt mới. Có lẽ quan trọng hơn bảng xếp hạng thực tế, là những bài học có thể rút ra được từ việc tìm hiểu điều gì đã khiến họ nổi trội như vậy. Năm nay, sáu chiến thuật cụ thể mà họ triển khai cho thấy cách thức các công ty này hướng đến sự hoàn hảo của chuỗi cung ứng.

    Gần đây, Gartner đã xuất bản bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới lần thứ 7 của mình. Như những năm trước, bảng xếp hạng năm 2011 xác định rõ những công ty có quy mô lớn với chuỗi cung ứng gần sát với khái niệm tối ưu do Garner đặt ra là “Hệ thống giá trị định hướng nhu cầu”. Và trong khi luôn luôn có những cái tên mới nằm trong danh sách, những nguyên tắc này nhằm phân biệt những công ty đứng đầu với công ty còn lại khá là phù hợp.
    Định nghĩa của sự hoàn hảo
    Phương pháp của Gartner dựa trên điểm tổng hợp của từng công ty được xây dựng từ những chỉ số tài chính cùng với đánh giá riêng. Ba chỉ số tài chính chiếm 50% số điểm là
    – Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, Vòng quay tồn kho, Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. 50% số điểm còn lại có được từ ý kiến đánh giá của một nhóm các chuyên gia chuỗi cung ứng (156 chuyên gia) và 32 nhà phân tích của Gartner. Chi tiết về định nghĩa, nguồn số liệu và chuẩn hóa số liệu có thể được tìm thấy trong bản báo cáo đầy đủ hoặc trên website của Gartner. Nhưng điều quan trọng nhất trong bài viết này là định nghĩa về sự hoàn hảo mà Gartner đã hỏi các chuyên gia.
    Hình 1: Những nguyên tắc định hướng nhu cầu áp dụng vào chuỗi cung ứng toàn cầu (xem hình bên)

    Mô hình này có ba phạm vi trùng lắp nhau:

    • Quản trị cung cấp – Hoạt động sản xuất, logistics và tìm nguồn cung

    • Quản trị nhu cầu – Hoạt động marketing, kinh doanh và dịch vụ

    • Quản trị sản phẩm – R&D, kỹ thuật và phát triển sản phẩm
      Sự hoàn hảo liên quan đến khả năng nhìn thấy, truyền thông và các quy trình đáng tin cậy kết nối tất cả ba phạm vi hoạt động này với nhau. Khi những quy trình này kết hợp với nhau, hoạt động kinh doanh có thể đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với những cơ hội xuất hiện từ thị trường hay nhu cầu khách hàng. Xác định đặc điểm của những chuỗi cung ứng xây dựng theo thiết kế này, bao gồm khả năng quản lý nhu cầu thay vì chỉ phản ứng theo nó, một hệ thống thay vì chỉ cách tiếp cận một chiều với nguồn cung toàn cầu và khả năng tích hợp các cải tiến vào vận hành, thay vì để chúng nằm yên trong phòng thí nghiệm. Mô hình định hướng nhu cầu mang tính chất xoay vòng và tự động cập nhật, chứ không giống như những chuỗi cung ứng đẩy với trung tâm là nhà máy sản xuất như trước đây
      Sự hoàn hảo về vận hành và sáng kiến
      Hai yếu tố đo lường cơ bản thể hiện sự đánh giá hoàn chỉnh tốt nhất về các chuỗi cung ứng định hướng nhu cầu là sự hoàn hảo về vận hành và sáng tạo. Vận hành, bao gồm việc bảo đảm mang đến những gì đã cam kết với khách hàng và đảm bảo chi phí trong tầm kiểm soát, điều này khá đơn giản và rõ ràng để đo lường như những thước đo giá trị doanh nghiệp. Chúng tôi đề xuất một hệ thống thước đo để kiểm soát yếu tố này, với thước đo ở đỉnh là mức độ các đơn hàng hoàn hảo và chi phí chuỗi cung ứng. (Hình 2)
      Dĩ nhiên, sự hoàn hảo về vận hành chỉ có giá trị khi khách hàng muốn những sản phẩm đang được sản xuất và vận chuyển. Để trình bày khía cạnh này, chúng ta sẽ nhìn vào sự hoàn hảo về sáng tạo. Mặc dù để đo lường chính xác số liệu này sẽ khó khăn hơn rất nhiều, yếu tố này có thể được quản lý với những thước đo dưới đây. Trong trường hợp này, đứng đầu sẽ là thước đo về thời gian/giá trị và lợi nhuận/chi phí phát triển và tung sản phẩm mới (NPDL). (Hình 3)

    Những công ty quản lý sự cân bằng trong sự dẫn đầu trên cả hai khía cạnh này theo thời gian không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng của họ mà còn tạo được lợi nhuận nhiều hơn trên vốn đầu tư, bất kể về tài sản hoặc nghiên cứu và phát triển. Những chuyên gia và các nhà phân tích của Gartner được hướng dẫn để sử dụng những định nghĩa về sự hoàn hảo khi đánh giá. Các điểm tham chiếu điển hình đã được sử dụng sau đó thể hiện sự xuất sắc thông qua vận hành và/hoặc sự đổi mới theo kinh nghiệm của các đối tượng đánh giá như là một khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hoặc chuyên gia của các công ty được đề cử.
    6 CHIẾN THUẬT CỦA NGƯỜI DẪN ĐẦU
    Điều gì đã tạo ra sự khác biệt của những công ty hàng đầu? Mỗi năm, những nhà phân tích chuỗi cung ứng của Gartner nghiên cứu những chuỗi cung ứng của hàng trăm doanh nghiệp. Hai vấn đề được đề cập trong nghiên cứu này như sau:
    Đầu tiên là sự gia tăng tầm quan trọng của khả năng phục hồi: khả năng đem đến kết quả dự đoán trước mặc dù có nhiều bất ổn. Tốc độ, sự nhanh nhạy, hiệu quả, khả năng đáp ứng và sáng tạo– tất cả đều rất quan trọng và cũng quan trọng tương tự chính là một chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi nhanh. Những doanh nghiệp như Cisco, Dow Chemical, RIM, Unilever và những doanh nghiệp khác đang chủ động thiết kế cấu trúc, quy trình và những phương pháp để tạo và mở rộng khả năng phục hồi này không chỉ trong chuỗi cung ứng của riêng họ mà còn của cả những đối tác kinh doanh của mình. Điều thứ hai là khái niệm sự phối hợp: Doanh nghiệp đang tiến lên đều đặn trên đường cong ổn định định hướng nhu cầu trong nhiều năm qua. Điều khác biệt của những doanh nghiệp đứng đầu là họ vượt ra khỏi cách làm thông thường khi vay mượn và ứng dụng những thực hành tốt nhất của những doanh nghiệp khác. Họ tạo ra những quy trình mới, thường không tuân theo những suy nghĩ thông thường để viết lại những luật lệ và tăng khoảng cách giữa họ và những người khác. Câu hỏi là, làm cách nào các doanh nghiệp này đạt được kết quả? Với bảy năm thu thập dữ liệu và thảo luận liên quan, bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu đưa ra những bài học quan trọng về vai trò lãnh đạo và sự hoàn hảo. Điều quan trọng nhất, trong khi những thực hành tốt nhất là rất quan trọng thì năng lực chức năng không đủ để xác lập người dẫn đầu. Những doanh nghiệp đứng đầu trong định hướng nhu cầu phải vượt ra ngoài để xây dựng nền tảng cho sự phát triển và sự học hỏi liên tục cho cuộc cạnh tranh ngôi vị dẫn đầu.

    #qalogistics #supplychain