Logistics và Chuỗi cung ứng - Cấu trúc và thành phần



  • Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó là chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ và đúng đắn bản chất của Logistics. Vì vậy cách tốt nhất là giữ nguyên thuật ngữ Logistics và chỉ nên tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó.

    Định nghĩa của ủy ban logistics quốc tế: Logistics là các hoạt động để di chuyển hàng hóa (product-bao hàm cả hàng hóa vật chất và dịch vụ) từ supplier đến customer một cách trơn tru hiệu quả (đúng số lượng, đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng). Ví dụ như
    supplier: kho thành phẩm, distribution center -> customer: đại lý, nhà bán lẻ
    supplier: kho nguyên vật liệu -> customer: sản xuất, kho thành phẩm
    supplier: nhà thu mua nguyên vật liệu-> customer: kho nguyên vật liệu

    1.1. Logistis – Các giai đoạn phát triển
    Ban đầu logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh tế chủ yếu, mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ.
    Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) đánh giá Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn:
    1- Phân phối vật chất (Distribution)
    2- Hệ thống Logistics
    3- Quản trị dây chuyển cung ứng (Supply Change Management)

    a. Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
    Quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả. Bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:

    Vận tải
    Phân phối
    Bảo quản hàng hoá
    Quản lý kho bãi
    Bao bì, nhãn mác, đóng gói
    b. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
    Kết hợp quản lý 2 mặt trên một hệ thống: Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm.
    c. Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyển cung ứng (SCM)
    Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ người cung cấp nguyên liệu – đến người sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin.

    1.2. Logistis – Mục tiêu và vai trò
    Mục tiêu của logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
    Đối với các doanh nghiệp, Logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ,… logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
    Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thất bại do có các quyết định sai lầm như: chọn nguồn cung cấp tài nguyên sai, chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả.
    Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P: Right Product, Right Price, Proper Promotion, Right Place). Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, đúng thời điểm thích hợp.
    Với các ERP, để hỗ trợ cho việc quản lý 1 phần của Logistics - bao gồm các chức năng của các module sau:

    Inventory: dùng để quản lý các thông tin về tồn kho của các Item trong kho
    Purchases: quản lý các thông tin về việc mua của cty
    Sale Order: quản lý việc bán hàng của cty
    Warehouse: sử dung công nghệ barcode, RFID để quản lý tất cả các hoạt động của kho.
    Thông thường người ta nhắn đến logistic là quan tâm đến:Purchase Order, Inventory và Sales Order. Tức là quan tâm đến các thủ tục của việc quản lý, luân chuyển của hàng hoá, vật tư từ khi mua vào đến lúc bán ra cho khách hàng. Còn tuỳ từng qui mô, qui trình xử lý của khách hàng sẽ được xử lý trên các chức năng của ERP tương ứng.

    1.3. Cấu trúc module của SAP B1's Logistics Logistis
    Sales
    Quotations (S170)
    Orders (S170)
    Pick Lists (S170)
    Deliveries (S170)
    Invoices (S170)
    Pro Forma Invoices (S170)
    Returns (S170)
    Credit Memos (S170)
    Auto Summary (S170)
    Drafts (S170)
    Point of Sale (P311, P312, P307)
    Quotation/Order
    Calculation (P318)
    Gross Profit Calculation (S170)
    Price List (S170)

    Internet Sales
    Business to Business (S170, S321)
    Business to Consumer (S170, S321)

    Procurement
    Purchase Orders (S170)
    Purchase Order Splitting (S170)
    Repairs Processing & Management (S170)
    Drop Shipment (S170)
    Pick & Pack Forms (S170)
    Goods Receipts (S170)
    Goods Returns (S170)
    Invoices (S170)
    Credit Memos (S170)
    Warehouse Segregation (S170)
    Multiple Shipping Addresses (S170)
    Sales Order Conversion (S170)
    Customs Bill (S170)
    Purchase Accounting (S170)
    Vendor Invoice for Assets (S170)

    Warehouse Management
    Batch Management (S170)
    ****** Numbers (S170)
    Purchase Proposals (S170)
    Quantity Conversions (S170)
    Discounts (S170)
    Stock Postings (S170)
    Transfers (S170)
    Extraordinary Goods
    Receipts/Goods Issues (S170)
    Customer/Vendor Catalogs (S170)
    Continuous Stock Management (S170)
    Alternative Items (S170)
    Planning (P321)

    Manufacturing
    Bill of Material (S170)
    Work Orders (S170)
    Production Proposals (S170)
    Capacity Planning (P320)
    Activity/Time Recording (P306, P317)
    Controlling (P306)
    Shop Floor Control (P322)
    Production Planning/Scheduling (P308, P302)
    MRP (S170)

    Project Management
    Project Recording (P309)

    1.4. Dây chuyền cung ứng
    Dây chuyền cung ứng được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau, nằm trong dây chuyền cung ứng.

    Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
    Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)
    Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ ?)
    Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
    Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
    Sản xuất:
    Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản lý thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và hiệu quả sản xuẩt.
    Vận chuyển
    Thành phần đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa sự đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển.
    Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản
    Bằng tàu thuỷ: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài, bị giới hạn về địa điểm vận chuyển
    Bằng tàu hoả: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm vận chuyển
    Bằng ô tô: Phương thức này đáp ứng nhanh, thuận tiện
    Bằng máy bay: Vận chuyển nhanh, giá thành cao
    Bằng điện tử: giá thành rẻ, thời gian nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (dữ liệu, âm thanh, hình ảnh,…)
    Bằng đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (chất lỏng, chất khí,..)