Sự khác nhau giữa quản lý cung ứng và logistics



  • Phân biệt quản trị hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng
    Quản trị hậu cần chỉ là một phần của quản trị chuỗi cung ứng.
    Quản trị logistics bao gồm việc hoạch định và kiểm soát vận chuyển, giao nhận, phân phối hàng hóa cũng như quản lý về mặt kho bãi, dự trữ hàng hóa.
    Quản trị chuỗi cung ứng chính là quản lý cả một hệ thống gồm quản lý nguồn cung cấp, mua hàng, phát triển sản phẩm, sản xuất, tồn kho và các hoạt động logistics.
    Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí vận hành nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận.

    Vậy chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng là làm gì
    Nhà quản lý cung ứng là một trong những người bận rộn nhất trong DN. Họ phải đảm đương rất nhiều nhiệm vụ, từ quan sát, phân tích, đánh giá để dự báo, lên kế hoạch nhu cầu vật tư, nguyên liệu cho hoạt động sản xuất và nhu cầu sản xuất; mua hàng, quản lý vận tải, phân phối; quản lý hậu cân, quản lý rủi ro tới theo dõi, lựa chọn và thương thảo với nhà cung cấp, điếu phối hoạt động các bộ phận,…
    Ta có thể thấy, công tác quản lý hậu cần không phải là một công việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu có thể quản lý một cách hiệu quả, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế cạnh tranh, lợi thế về chi phí, doanh thu và khả năng đáp ứng khách hàng.
    Chính vì vậy, việc ứng dụng phần mềm vào quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng cần thiết giúp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý một cách hiệu quả.

    **Quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì?

    Khái niệm chuỗi cung ứng (supply chain):**
    Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng.

    Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) là nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên gồm khả năng phân phối, dự trữ, và lao động. Trên lý thuyết, một chuỗi cung ứng hướng đến mục tiêu đáp để cho cung gặp cầu và để cho hàng tồn kho là tối thiểu. Nhiều khía cạnh của việc tối ưu hóa chuỗi giá trị bao gồm liên lạc với nhà cung cấp để loại bỏ các cản trở, chiến lược nguồn cung ứng để đối phó với việc cân bằng chi phí nguyên liệu thấp nhất và sự vận chuyển, thực hiện kỹ thuật đúng thời gian để tối ưu hóa dòng sản xuất, duy trì sự kết hợp chính xác và địa điểm của nhà máy và kho lưu trữ để phục vụ thị trường khách hàng và sử dụng sự phân bổ vị trí, phân tích tuyến phương tiện, thiết lập chương trình năng động và sự tối ưu hóa công việc hậu cần truyền thống để tối đa hóa hiệu quả của sự phân bổ.

    Quản trị chuỗi cung ứng là làm những công việc gì?

    Nhà quản trị chuỗi cung ứng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình, từ việc nhận nguồn nguyên liệu cho đến khi tạo ra được sản phẩm hoàn hảo đến tay khách hàng nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, địa điểm và thời gian được yêu cầu.

    1. Lên Kế hoạch
    Hoạch định nhu cầu, dự báo nhu cầu, bán hàng, lên kế hoạch vật tư và sản xuất
    Thiết lập và điều chỉnh quy trình, kế hoạch cung ứng để đáp ứng kế hoạch sản xuất
    Thu thập, phân tích và đánh giá các xu hướng và nhu cầu sản xuất ...

    2. Tìm Nguồn cung ứng
    Tìm và mua vật liệu và hàng hóa với giá cả cạnh tranh thông qua xây dựng quan hệ đối tác với các nhà cung cấp để đảm bảo khả năng cạnh tranh đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường
    Phối hợp với các bộ phận phòng ban liên quan cho các hoạt động giảm thiểu chi phí.

    3. Hỗ trợ đảm bảo hoạt động sản xuất
    Đảm bảo cho các sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá cạnh tranh, đảm bảo điều kiện an toàn, giảm thiểu tác động môi trường mỗi ngày.

    4. Cung cấp (Logistics và dịch vụ khách hàng)
    Đảm bảo tất cả các sản phẩm có trên kệ hàng của các nhà bán lẻ, đảm bảo được tính sẵn sàng của hàng hóa, quản lý đơn hàng hiệu quả.
    Nhà quản trị chuỗi cung ứng cần là người có tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược. Đồng thời có kiến thức tổng quan về SCM, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng như cách thức hoạt động của các bộ phận chính trong ngành Supply Chain: Purchasing, Operations, Distribution, Inventory, Transportation…

    #qalogistics #supplychain #logistics