NHỮNG ĐỘI TÀU NÀO ‘QUYỀN LỰC’ NHẤT THẾ GIỚI?



  • Các dịch vụ vận chuyển hàng hải toàn cầu có giá trị nhất trên thế giới đã được tiết lộ trị giá hơn 516 tỷ đô la, theo xếp hạng của VesselsValue

    Bạn có đoán được 3 quốc gia nào đang dẫn đầu thế giới về giá trị vận chuyển bằng tàu không?

    1. Hy Lạp – 99.58 tỷ đô la
    Trái ngược với tình hình tài chính ảm đạm khi trở thành “con nợ lớn nhất châu Âu” trong gần một thập kỉ suy thoái kinh tế, các chủ thuyền người Hy Lạp vẫn là lực lượng thống trị trong vận chuyển toàn cầu. Giá trị hiện tại đội tàu của họ là gần 100 tỷ đô la, đưa đất nước này lên vị trí đầu bảng. Tập trung vào giá trị của các loại tàu chở dầu (36 tỷ đô la), tàu chở hàng rời (Bulker) (35.75 tỷ đô la), và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) (13.5 tỷ đô la). Hiện nay, tại các thị trường này, Hy Lạp chiếm khoảng 19% tổng giá trị của đội tàu.

    Sự cam kết chặt chẽ của các chủ sở hữu Hy Lạp đối với các thị trường vận tải toàn cầu dường như không thay đổi như những quốc gia khác: ví dụ như Đức, đang có xu hướng thanh lý tài sản, hay xu hướng sở hữu đang gia tăng – khi các công ty nhà nước đang hợp nhất và đặt hàng mới tại Trung Quốc. Đây là một lời nhắc nhở rằng, luôn có những thách thức mới cho người dẫn đầu thị trường. Chủ sở hữu Hy Lạp, với trọng tâm tập trung vào các kết quả thương mại, có thể tiếp tục dẫn đầu các ngành dịch vụ vận tải toàn cầu trong tương lai gần.

    2. Nhật Bản – 89,1 tỷ đô la
    Các chủ tàu của công ty Nhật Bản nắm giữ thị phần lớn thứ hai chỉ sau Hy Lạp. Là một trong những quốc gia dẫn đầu về phân đoạn hàng khô rời (Dry Bulk) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), nhưng với các thị trường chở dầu, xu hướng tăng trưởng trong những năm qua đã có những bước ‘thụt lùi’. Cụ thể, năng suất của nhà máy tinh chế của Nhật Bản đã giảm từ cuối năm 2000, xu hướng này sẽ tiếp tục khi mà quốc gia này phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà tinh chế châu Á khác. Trong những năm tiếp theo, các chủ tàu chở dầu Nhật tiếp tục buôn bán trên thị trường toàn cầu, tuy nhiên, sự tăng trưởng này sẽ không đến từ nhu cầu trong nước.

    Nhật Bản dẫn đầu trong việc sở hữu tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) theo giá trị, là một chiến lược mạnh mẽ phù hợp với nhu cầu năng lượng của nó. Năng lượng hạt nhân vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ, và các nhà máy khác có thể bị chao đảo trong những năm tới. Điều này làm cho khí tự nhiên và than đá trở thành các giải pháp thay thế hàng đầu cho phát điện. Khả năng sở hữu cao của các tàu hàng khô rời (Dry Bulk) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) làm cho các chủ tàu nội địa cung cấp những dịch vụ kinh doanh phù hợp với nhu cầu trong nước.

    3. Trung Quốc – 83,5 tỷ đô la
    Trung Quốc đang theo sát Hy Lạp, Nhật Bản và tạm giữ vị trí thứ 3 về tổng giá trị sở hữu. Sự tăng lên của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2000 đã tác động đến tất cả các thị trường vận chuyển và hàng hóa. Đường cong tăng trưởng đã chậm lại gần đây nhưng Trung Quốc được xem như là một trong những lực lượng tích cực với nhu cầu tương đối cao trên tất cả các loại tàu.

    Tỷ lệ sở hữu toàn cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên trong thập kỷ tới trên tất cả các thị trường. Lượng dầu thô nhập khẩu vào nước này đang gia tăng dẫn đến sự gia tăng số lượng tàu. Xu hướng này, cùng với sự gia tăng với xuất khẩu sản phẩm, đã làm tăng số lượng tàu chở dầu dưới hình thức chủ sở hữu riêng.

    Những quốc gia còn lại nằm trong top 10 về tỉ trọng vận chuyển hàng hóa bằng tàu.

    1. Hoa Kỳ – 46,9 tỷ đô la
    2. Na Uy – 44,9 tỷ đô la
    3. Singapore – 42,8 tỷ đô la
    4. Đức – 33,28 tỷ đô la
    5. Vương quốc Anh – 28,1 tỷ đô la
    6. Hàn Quốc – 24,4 tỷ đô la
      10 .Đan Mạch – 23,7 tỷ đô la
      Mong rằng trong năm 2018, những quốc gia này sẽ có những biến đổi tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đầy tiềm năng này nhé!

    Nguồn: supplychaindigital.com